Để nhận được một hợp đồng thiết kế, giao tiếp tốt là một lợi thế, tuy nhiên không phải ai sinh ra đều có khả năng dùng lời nói để làm siêu lòng người khác. Nhưng nếu nắm được những lưu ý nhỏ và có một tuyệt chiêu riêng, thì bạn hoàn toàn có thể thành công khi làm việc với đối tác.
Bất kể bạn làm việc cho một tổ chức hay làm công việc tự do của riêng mình thì việc bạn gặp phải những khách hàng khó nhằn vẫn là điều không thể tránh khỏi.
Dưới đây là 4 cách mà bạn có thể “đối phó” với khách hàng của mình. Những lời khuyên này được dựa trên những tình huống có thực được website The Clients from the hell tổng kết lại và đưa ra lời khuyên. Hãy cùng xem các khách hàng khó nhằn như thế nào và cách “giải quyết” họ ra sao nhé!
Các khách hàng của bạn không giao tiếp tốt. Họ hoặc là lờ đi những thông điệp của bạn hoặc là họ sẽ spam hòm thư của bạn.
Những khách hàng không giao tiếp giỏi thường được chia ra làm 2 kiểu.
Kiểu thứ nhất, họ ban đầu có vẻ như rất tốt bụng, nhưng khi hòm thư của bạn bắt đầu bị bỏ bom với cả tá yêu cầu cập nhật, và điều duy nhất bạn biết khi họ chuẩn bị kết thúc bức thư là câu “Một điều nữa đó là….”. Kiểu thứ hai, những khách hàng này hoàn toàn trái ngược lại với kiểu khách hàng thứ nhất. Nếu như kiểu khách hàng thứ nhất thường xuyên “thả bom” hòm thư của bạn, thì kiểu khách hàng thứ hai lại “lặn không sủi tăm” với những tin nhắn của bạn.
Hãy thỏa thuận bạn sẽ giao tiếp với khách hàng như thế nào
Trước khi ký bất kỳ thứ gì, hãy thảo luận về việc bạn và khách hàng của bạn sẽ giao tiếp như thế nào – bao gồm việc thường xuyên cập nhật ở mức độ nào, cam kết của khách hàng về việc sẽ trả lời những bình luận của bạn và những cách chính bạn sẽ dùng để giao tiếp với khách hàng.
Chi tiết
Hãy sử dụng bản tóm tắt và hợp đồng một cách chi tiết nhất có thể về việc bạn sẽ gửi cái gì đến khách hàng và khi nào. Và đừng quên cả những trách nhiệm của khách hàng nữa nhé. Nếu bạn cảm thấy không rõ ràng ở điểm nào đó, hãy hỏi lại. Nếu họ không trả lời bạn, hãy làm việc trên một khía cạnh khác của dự án.
Thử cách thức giao tiếp khác
Nếu một khách hàng không trả lời những tin nhắn của bạn, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ gửi cho họ một email có gạch dưới nội dung tin nhắn của bạn – giống như nó là một vấn đề cần được quan tâm, nhưng cũng hãy thử những cách khác để bắt liên lạc với họ, trong trường hợp những tin nhắn của bạn vô tình bị đẩy tới mục spam.
Nhận một email biên nhận
Bất kể điều gì xảy ra, điều quan trọng nhất đó là hãy làm rõ việc bạn đang thực hiện những trách nhiệm của mình và khách hàng chưa đáp ứng được mong đợi của bạn theo như thỏa thuận đã đưa ra. Một email biên nhận là một mẫu đảm bảo trong những trường hợp này. Một khách hàng không thể đổ lỗi cho bạn nếu như bạn đã nỗ lực hết mình để giữ dự án theo đúng tiến độ.
Chúc bạn có thể đối phó với những vị khách hàng khó nhằn này nhé!
Nguồn: designs.vn
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Học thiết kế: Top 10 lý do chọn nghề thiết kế đồ họa Học thiết kế không chỉ làm thiết kế Phim của thầy Đỗ Quốc Trung nổi bật tại LHP Busan Thầy Trần Quốc Lợi – Người thầy “bảo hành trọn đời” Arena Multimedia: Thông báo tuyển sinh tháng 02/2015 Arena Multimedia chào đón thành viên mới tràn đầy năng lượng và đam mê Tìm hiểu về hội họa Sắp diễn ra hội nghị Aptech Việt Nam năm 2015 Đồ án cuối Kỳ: Sản phẩm được đầu tư kỹ lưỡng, tính ứng dụng cao Cuộc thi Doodle 4 Google: Cơ hội sáng tạo cho các bạn nhỏ