Chuyện sếp nói xong rồi quên không phải là hiếm gặp ở các công ty. Tuy nhiên, những cái quên do vô tình vì quá bận rộn nhiều khi còn thông cảm được. Nhưng lại có những cái quên hữu ý nhiều khi trở nên “bôi bác” và trong mắt nhân viên, thì ”Sếp”chẳng ra sao. Bất giác lúc đó sếp gia nhập gia đình nhà họ “Hứa”.
Các bạn học viên của Arena Multimedia đọc để sau này “đối phó” với sếp nhé!!!
Khởi đầu một năm khủng hoảng kinh tế, trong buổi họp đầu năm, “Sếp” hồ hởi tuyên bố: Nếu kết thúc năm lợi nhuận từ các công trình lớn nhiều, phòng thiết kế sẽ được đi du lịch nước ngoài, lương không bị cắt giảm và còn được thưởng thêm tiền công trình…
Nếu “Sếp” của các bạn là một người trọng chữ tín, nói ít làm nhiều thì coi như năm đó các bạn sẽ nắm chắc phần thưởng. Bởi lời sếp nói như ngàn vàng vậy. Đó cũng là một cách thức thúc đẩy sự cố gắng hết mình của nhân viên cho công ty. Cuối năm mọi người sẽ được phần thưởng xứng đáng với những gì mình bỏ ra. Công ty thì lợi nhuận tăng lên liên tục. Lúc đó lợi cả đôi đường, “Sếp” thì vui vẻ, còn nhân viên thì hài lòng.
Nhưng nếu “Sếp” lại “vô tình không muốn nhớ” thì câu chuyện đi theo một chiều hướng khác.
Tất nhiên khi nghe “Sếp” nói cả văn phòng thiết kế lúc đó nóng lên cùng cực, khuôn mặt mọi người ai cũng hồ hởi và rạng rỡ. Năm đó mọi người cày công trình cật lực, tăng ca làm liên tiếp, cả phòng thiết kế quên ăn, quên ngủ. Mắt ai cũng thâm quầng, quần áo thì lôi thôi, đầu tóc thì bù xù nhưng lúc nào cũng tập trung công lực một trăm phần trăm vào công việc. Tôi thì không còn nhận ra bản thân là một đứa con gái nữa. Lúc nào cũng mặc đồ con trai cho thoải mái cho công việc đi công trình và tóc thì cắt ngắn cho đỡ vướng víu, mắt thì đeo cặp đít chai dày cộm vì do dùng máy tính quá nhiều. Tay luôn luôn cũng ôm tập hồ sơ công trình, điện thoại gọi muốn cháy máy. Tôi cũng cố gắng làm thật tốt vì tin vào chế độ đãi ngộ của công ty. Nhưng đến khi kết thúc năm và tổng kết tài chính, lợi nhuận tăng gấp đôi, mọi thứ rất khả quan mà vẫn không thấy “Sếp” đả động gì cả.
Mọi người bắt đâu hoang mang và đoán già đoán non và bàn tán xôn xao: “ Bao giờ mới được đi du lịch, lịch nghỉ là khi nào, đi nghỉ được mấy ngày, được đi những nước nào?”, “Tiền thưởng sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản, hay nhận trực tiếp?” Mọi người lo lắng, nhấp nhổn không yên. Đối nghịch lại là “Sếp” vẫn cứ im lặng như điều nhiên cần phải làm như thế. Lúc này cái sự im lặng là vàng của “Sếp” không còn thích hợp chút nào nữa. Tôi chỉ muốn xông thẳng vào phòng “Sếp” hỏi thẳng thắn nhưng rồi đó chỉ là ý nghĩ không bao giờ thực hiện được. Rồi câu chuyện cứ từ từ chìm xuống. Mọi người gần như lãng quên nó. Tôi tự nhủ chắc do sếp bận công việc quá đó mà, rồi một ngày nào đó “Sếp” sẽ nhớ ra và thực hiện. Tôi cố gắng nhồi nhét vào đầu óc mình những ý nghĩ tươi đẹp để không phải nản với công việc yêu thích này.
Các cuộc họp cứ diễn ra đều đặn và lâu lâu “Sếp” lại tuôn ra những lời “hứa” chắc chắn như đinh đóng cột. Những lời có cánh, vàng ngọc về : “phúc lợi xã hội, mua thêm bảo hiểm cho phòng thiết kế, tăng thưởng cho từng công trình lớn xong nhanh, nâng cấp phòng làm việc, nâng cấp máy móc, tăng lương theo quý…”. Và tất nhiên là mọi thứ vẫn không hứa hẹn gì cho lắm, vẫn đang trong tình trạng gọi là “dự án đóng băng”. Những vấn đề như thế sếp cứ vô tư nói, và nhân viên khi đã quen với điều này thì sẽ vô tư đợi, bởi có những việc sếp chỉ “chậm” chứ không phải là “thất hứa”. Thế rồi mọi người cứ dần dần quen với bài hát “hứa thật nhiều, thất hứa thì cũng thật nhiều” của “Sếp”. Mọi người đều ý nhị cười mỉm chi khi nghe “Sếp” bắt đầu với ca khúc thường lệ. Giờ chúng tôi cũng quen dần với bản trường ca không tên này của “Sếp”. Tôi thấy rằng một năm có một ngày nói dối mà thôi, thế mà dường như tôi vẫn cứ phải bị leo cây dài dài. Không biết đến khi nào “dự án đóng băng” mới tan chảy. Và tất nhiên điều đó khiến chúng tôi không còn hứng thú với công việc như trước nữa. Không dễ nhận làm việc thêm như ở lại ngoài giờ để gặp khách hàng, hay làm việc vào cuối tuần, và không thỏa mãn với công việc nữa.
Vẫn biết, “vua chúa có lúc còn nhầm”, huống hồ sếp cũng là người bình thường như bao người khác, làm sao tránh khỏi những lúc quên. Thế nhưng, đừng cố tình tạo ra những lần quên vô lý vì như thế, “Sếp” đã đánh mất hình ảnh của mình và của công ty trong mắt các nhân viên. Người làm “Sếp” luôn muốn lợi nhuận tăng cao và năng suất làm việc lớn nên có thể nhiều khi không thể tránh khỏi những câu nói kiểu “cho yên lòng người”. Nhưng không phải cái gì cũng có thể hứa, cũng nói cho xong chuyện được. Tôi thấy rằng đó là một cách tệ, rất tệ khi các “Sếp” áp dụng, làm như thế chỉ khiến cho tinh thần lao động kém đi, năng suất thấp và tỉ lệ bỏ việc tăng cao. Dẫn đến những hậu quả xấu cho công ty sau này.
Cuối cùng cách giải quyết của chúng ta phải làm sao khi có những người “Sếp” mắc bệnh hay quên. Chúng ta hãy đòi hỏi, hãy yêu cầu, hãy nêu lên nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của mình, hãy biết lôi kéo đồng minh, tạo sức ép bền vững từ những nhân viên để bắt buộc “Sếp” phải thực hiện những lời hứa của mình. Bạn là một nhân viên chăm chỉ và cần mẫn, bạn xứng đáng được nhận những gì tương xứng với công sức của mình chứ không chỉ là những lời nói suông của “Sếp”. Còn nếu khi góp ý mà “Sếp” không có hành động gì thay đổi thì tôi khuyên bạn hãy kiếm một công việc tốt hơn. Người ta nói rằng các nhân viên không từ bỏ công việc của mình hay từ bỏ công ty của mình mà họ rời bỏ ông chủ của mình.
Nguồn: designs.vn
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Học thiết kế: Top 10 lý do chọn nghề thiết kế đồ họa Học thiết kế không chỉ làm thiết kế Phim của thầy Đỗ Quốc Trung nổi bật tại LHP Busan Thầy Trần Quốc Lợi – Người thầy “bảo hành trọn đời” Arena Multimedia: Thông báo tuyển sinh tháng 02/2015 Arena Multimedia chào đón thành viên mới tràn đầy năng lượng và đam mê Tìm hiểu về hội họa Sắp diễn ra hội nghị Aptech Việt Nam năm 2015 Đồ án cuối Kỳ: Sản phẩm được đầu tư kỹ lưỡng, tính ứng dụng cao AllGrow Labo tuyển Graphic Designer Part-time