Ấp ủ niềm đam mê thiết kế từ những năm cấp 3 nhưng phải tới khi hoàn thành chương trình Đại học, bộ ba (Quốc Anh, Quỳnh Anh, Mộng Thu) mới chính thức gia nhập cộng đồng sáng tạo Arena Multimedia. Với ngọn lửa chờ sẵn bén cháy, Tam hợp kiếm “chào làng” bằng khởi đầu không thể ấn tượng hơn – đồ án Four Forces với 92/100 điểm, xác lập một kỷ lục mới trong kỳ Thiết kế Đồ họa tại Arena.
Hãy cùng Arena khám khá bộ ba “thiên tài nở muộn” này nhé!
Cả nhóm chụp cùng anh giáo Vũ Quang Chiến trong ngày bảo vệ đồ án
Những cộng sự ăn ý
Ghi dấu ấn với bộ nhận diện thương hiệu không những đẹp mà còn chất lừ, bộ ba (Quốc Anh, Quỳnh Anh, Mộng Thu) đã chính thức ghi tên mình vào “bảng vàng” của Arena Multimedia. Nhưng đẹp và chất nhất đồ án này lại là câu chuyện hậu trường.
Đội hình của nhóm ban đầu chỉ có hai chị em ruột là Quốc Anh và Quỳnh Anh. Cả Quốc Anh và Quỳnh Anh đều yêu mỹ thuật, thích thiết kế. Tuy mê lắm nhưng phải đến khi đi qua 4 năm sinh viên, mẹ mới hiểu cơ hội rộng lớn của ngành này mà ủng hộ hai đứa theo đuổi đam mê. Đặt bằng đại học sang một bên, cả hai mới quyết định gia nhập cộng đồng sáng tạo Arena Multimedia.
Nhờ cái sự đồng điệu trong máu, nên cả hai hiểu điểm mạnh và điểm yếu của nhau. Chuẩn bị cho đồ án kỳ I, nhóm đã quyết định “chiêu mộ” thêm một nhân tài Mộng Thu, cũng là một cựu sinh viên khác và tạo nên bộ ba hoàn hảo như bây giờ.
Học bổng xứng đáng cho nỗ lực của cả nhóm
Ba thành viên thì cũng ba tính cách luôn: người nhẹ nhàng, bay bổng; người thì thực tế, tập trung, người lại thích những thứ viễn tưởng siêu thực. Nhưng may mắn là cả ba bạn biết bí quyết để làm việc hiệu quả: “thay vì dung hòa thì để cho chính những cái tôi riêng biệt đứng cạnh nhau và bổ trợ cho nhau”. Dù cả nhóm cũng nhận thấy “phải nói là hơi mạo hiểm vì không phải lý thuyết này lúc nào cũng thành công”.
Vậy là đồ án kỳ I bắt đầu.
Ăn ý không có nghĩa là không có khó khăn
Không muốn đi theo lối mòn lựa chọn các đề tài phổ biến, quen thuộc (ở điểm này tất cả các Arenaites đều giống nhau thì phải), Tam hợp kiếm muốn chọn một đề tài mới lạ và thật độc đáo.
Hai ý tưởng trái ngược được đưa ra: thiết kế bộ nhận diện cho doanh nghiệp máy tính như Microsoft/Apple hoặc doanh nghiệp phân phối xe phân khối lớn. Và Quỳnh Anh – cô nàng trưởng nhóm khá nhút nhát và được nhận xét là “hiền như đất” lại chính là đầu sò bảo vệ đề xe phân khối lớn này. Quỳnh Anh tự thú: “Mình không mê tốc độ, mình sợ đi nhanh, đi ngoài đường còn đi chậm như rùa à. Nhưng mình mê vẻ đẹp của xe và sau bài giảng của em trai mình về tốc độ, động cơ, cách thiết kế xe thì còn mê hơn, cái này gọi là đẹp từ trong ra ngoài.”(Cười)
Sau hồi bàn tới bàn lui, cuối cùng, đề tài xe phân khối lớn được chọn lựa.
Suy lên tính xuống, nhóm quyết định chọn làm về Xe phân khối lớn
Nhưng không phải đề tài mà cá tính của sản phẩm mới là thứ đau đầu nhất. Do là đồ án đầu tay nên cả nhóm vẫn mơ hồ về cách để đưa ra một sản phẩm đẹp.
Bản nháp đầu tiên, tuy giành toàn thời gian có thể để thực hiện, nhưng cả nhóm vẫn thấy chưa ưng ý, vì “chưa nổi bật và “khá tầm thường”. Bộ nhận diện cho xe phân khối lớn mà không làm nổi bật tính mạnh mẽ thì đâu còn đẹp nữa! Không những thế, cả nhóm cũng bế tắc trong việc đưa ra ý tưởng cho poster quảng cáo sao cho đúng chất xe phân khối mà vẫn tạo được sự khác biệt với những quảng cáo nhan nhản hiện nay.
Cầu toàn thì tốt, nhưng cầu toàn quá cũng khổ, cả nhóm loay hoay tìm kiếm giải pháp để thoát khỏi hoàn cảnh “dở khóc dở cười” này.
Cú lội ngược dòng
Những tưởng bế tắc không lối thoát rồi, cả nhóm bỗng tìm thấy “chiếc phao cứu hộ” là góp ý hữu ích của thầy Chiến, cùng nhận xét của các bạn trong lớp. Nhờ góp ý của mọi người, Tam hợp kiến nhận thấy rằng thiết kế ban đầu chưa có sự tương phản mạnh về Typography, đồng thời, hình ảnh sử dụng thiếu chiều sâu và tính chuyên nghiệp. Sau khi thay đổi cách trình bày, thay Font và chọn ảnh kỹ càng thì sản phẩm của nhóm như được nâng tầm đẳng cấp mà trưởng nhóm Quỳnh Anh có ví von: “Như chiếc bánh ngon, bỏ vào cái túi nilong thì không thấy ngon nhưng khi đặt lên đĩa ngọc thì ai cũng muốn nếm thử vậy.”
Đó là “bước nhảy vọt trong tư duy cũng như phong cách thiết kế” mà theo Tam hợp kiếm là designer nào từng trải qua mới hiểu hạnh phúc lớn nhường nào.
Logo chính của thương hiệu
Kèm với việc thay đổi tư duy, ý tưởng cũng ào ào mà đến. Phần khó nhất của bộ nhận diện – poster của đồ án ra đời một cách ngẫu nhiên: “Vào một ngày đẹp trời, bọn mình chợt nghĩ: Poster của nhóm, sao chúng ta không kết hợp chính người sử dụng vào những chiếc xe. Bọn mình đã rất tâm đắc với ý tưởng này, sau đó các ý tưởng quảng cáo cứ lần lượt hiện ra.” – Quốc Anh chia sẻ.
Thế là poster độc đáo và “khác thường” khiến ai cũng phải nhìn đi nhìn lại này ra đời.
Ý tưởng quảng cáo “độc” và “lạ” của nhóm
Hình ảnh chi tiết về mẫu xe phân khối mới
Catalogue
Mọi chi tiết đều được đầu tư chỉnh chu và ngầu đúng như thương hiệu các bạn chọn
Bộ nhận diện thương hiệu Four Forces mới chỉ là bước thành công đầu tiên trong hành trình theo đuổi nghề thiết kế của cả nhóm. Không muốn mình sẽ ngủ quên trên chiến thắng, các thành viên của Tam hợp kiếm đang tích trữ năng lượng, trau dồi kiến thức để tiếp tục “chiến đấu” với những khó khăn trong học kì II sắp tới cũng như các kì học còn lại tại Arena Multimedia. Hãy cùng Arena dõi theo và chờ đón những sản phẩm tiếp theo của bộ ba tài năng này nhé!
Mời bạn xem chi tiết đồ án Bộ nhận diện thương hiệu Four Forces tại đây.
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
"Arena – Nơi tôi có những người bạn mà sau này trở thành cộng sự của mình" Nghịch lý về lựa chọn Đại học và trường Thiết kế Yêu thiết kế – Tại sao chọn Arena? Cú lội ngược dòng ngoạn mục của nhóm Tam hợp kiếm Trà My Wushu và cái nhân duyên Arena Multimedia Có gì ở tập thể lớp được nhận việc ngay trong buổi bảo vệ? Arena Multimedia: Tuyển sinh khóa Thiết kế Đồ hoạ & Mỹ thuật Đa phương tiện tháng 05/2016 Xúc động tâm sự của “500 ae“ khối H, V "Dồn nén" (Jam) cùng Orizon Pictures "Nỗi buồn vô tận" đã thống lĩnh kỳ 3D Animation như thế nào?