Thế giới hiện đang ngày càng phải đối mặt nhiều hơn với những tai họa lớn như ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái và nghiêm trọng nhất là biến đổi khí hậu toàn cầu đã và đang diễn ra trầm trọng. Vậy bằng cách nào mà các nhà kiến trúc sư có thể cải thiện chất lượng cuộc sống cho tương lai và đối phó với sự tăng trưởng nhanh của đô thị, sự phát triển của các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ?
Penda là một đội các chuyên sáng tạo trong nhiều lĩnh vực do kiến trúc sư Chris Precht ở Vienna (thủ đô của Áo) và kiến trúc sư Dayong ở Bắc Kinh thành lập. Thôi thúc bởi tình yêu dành cho thiên nhiên cũng như chất liệu của nó, bộ đôi kiến trúc sư đã thành lập công ty vào năm 2013 với niềm tin rằng kiến trúc sẽ trở thành một chiếc cầu nối nhằm liên kết thiên nhiên, văn hoá và con người với nhau. “Bằng việc rút ra các quan điểm khác nhau từ lịch sử phương Tây và phương Đông, Penda luôn nỗ lực tìm kiếm các nguyên tắc cơ bản trong kiến trúc để làm sáng tỏ và tích hợp chúng vào một ngôn ngữ thiết kế chung mà trong đó chứa đựng sự giao thoa văn hóa. Vì vậy, chúng tôi quan tâm đến những câu hỏi về sự sống tiến triển như thế nào trong suốt lịch sử, cái gì đã ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của nó cho đến hiện tại, cũng như kiến trúc nào có thể làm tăng chất lượng cuộc sống cho tương lai.”
Designboom đã tham dự tại INTER_ACCION 2017 – hội nghị kiến trúc quốc tế lần thứ 14 của thành phố Panama, nơi chúng tôi đã nói chuyện với Chris Precht về cái đã thúc đẩy sự ra đời của Penda, cũng như bằng cách nào kiến trúc sư có thể đối phó với các chủ đề như sự tăng trưởng nhanh của đô thị và lời khuyên của ông đối với sinh viên và nhà thiết kế trẻ hiện nay. Tất cả sẽ có trong cuộc trò chuyện đầy thú vị dưới đây.
Mô đun nghìn mét để giới thiệu triển lãm Bắc Kinh năm 2019
Designboom (DB): Liệu ông có thích làm một kiến trúc sư – một công việc bao gồm việc đi du lịch khắp thế giới và học hỏi cách tiếp cận của các nền văn hoá khác nhau?
Chris Precht (CP): Nếu bạn có trụ sở quốc tế thì việc đi vòng quanh thế giới sẽ rất thú vị, nhưng lý do không phải là vì tôi là một kiến trúc sư mà do tôi là một chuyên gia trẻ tuổi. Tôi cho rằng thế hệ trẻ đã và đang trở nên linh hoạt hơn rất nhiều. Chúng ta lúc nào cũng linh động hơn so với cha mẹ mình, và thế hệ kế tiếp sẽ nhiều hơn như vậy nữa. thế giới ngày càng trở nên gắn kết hơn với mỗi ngày trôi qua. Tôi tin rằng điều quan trọng là một kiến trúc sư thực sự hưởng ứng với điều này như thế nào. Mọi thứ bây giờ đã dễ dàng để thích nghi hơn – các thành phố của chúng ta đã linh hoạt hơn, tuy nhiên sẽ phức tạp hơn. Mọi thứ đang thay đổi liên tục như thế đó, nhưng nghề kiến trúc vẫn là một ngành nghề phát triển theo tiến độ chậm.
Ví dụ như khi một cặp vợ chồng mua một căn nhà mới, bằng cách nào đó họ phải hoạch định cách họ sẽ sinh sống trong 20 năm – họ sẽ sinh bao nhiêu người con? Họ sẽ nuôi chó hay không? Người mẹ chồng hay mẹ vợ có vào ở chung nhà không? Bạn phải suy nghĩ thật xa và sau đó việc mua một ngôi nhà sẽ đáp ứng tất cả các khả năng này trong tương lai. Điều này lại không phù hợp với sự linh hoạt mà thế hệ của chúng ta muốn sở hữu. Vì vậy, kiến trúc sẽ mang lại một cách thức nào đó để giúp chúng ta có thể xây nên các tòa nhà để thích nghi với một mức sống nhất định. Khi bạn có con cái, rồi khi chúng lớn lên thì chúng sẽ dọn ra ở riêng vì mục đích học đại học, do đó bạn sẽ bán đi các phần nào đó của căn nhà, hoặc bất cứ khi nào bạn nhận được một công việc ở nơi khác, nơi mà ngôi nhà có thể đi cùng với bạn đến nơi đó. Kiến trúc phải thực sự thích nghi với phong cách sống linh hoạt của thế hệ mới. Có rất nhiều khả năng phù hợp theo hướng phát triển này.
MINI LIVING + penda trưng bày ‘tổ ấm đô thị’ ở Thượng Hải : các giàn giáo kết nối mạng lưới sinh sống của hộ gia đình
DB: Điều gì xảy ra khi một ‘thiết kế tốt’ không phù hợp với thị hiếu của người dân địa phương?
CP: Định hướng của kiến trúc sư là luôn tuyệt vời, cho đến khi nó va phải lối sống của người dân địa phương. có một tòa nhà đa chức năng ở Bắc Kinh, được thiết kế như một dự án mở rộng với một quảng trường trung tâm công cộng, nhưng được đặt trong một khu dân cư có lực lượng bảo vệ riêng. Bên trong cánh cổng, đó là một cộng đồng rất sống động và làm việc rất tốt. Mặc dù ý định này tuyệt vời, sẽ thật là thích thú khi thấy tòa nhà này làm trọn tiềm năng của nó như là một dự án không thể tách rời. Nhưng không gian công cộng ở Trung Quốc rất khác với ở châu Âu hoặc Mỹ. Ý tưởng đó sẽ thật sự tuyệt vời nếu nó phù hợp với quan niệm của người dân địa phương, nhưng chính trị và phương tiện truyền thông làm cho mọi người lo sợ về người tị nạn và sự di cư, điều này gây nên ý nghĩ tiêu cực. Bằng cách nào đó, quan niệm của công chúng đang bị chuyển sang bằng ý nghĩ sợ hãi con người, văn hoá của họ, sự hội nhập của họ,… Là những kiến trúc sư, chúng tôi đề cao tính tư duy thoáng và phá vỡ rào cản văn hóa trong các dự án của mình, chúng tôi muốn tạo ra sự hòa nhập tốt giữa những người đang sống trong các tòa nhà của chúng tôi. Tôi hy vọng chúng tôi sẽ phát triển theo hướng này và với tư cách là kiến trúc sư, chúng tôi mang trọng trách lớn để điều này trở thành sự thật.
Penda + Tmber đề xuất một tòa tháp bằng gỗ nối liền khoảng cách giữa thiên nhiên và văn hóa
DB: Làm thế nào để kiến trúc phù hợp với hành vi của con người và sức khỏe? Kiến trúc sư chịu trách nhiệm như thế nào về thiết kế không gian nơi cho mọi người sống hằng ngày và đêm – cho dù nơi đó là nơi làm việc, nhà, hoặc không gian công cộng?
CP: Sức sống là một chủ đề rất lớn trong kiến trúc. chúng tôi muốn có thêm nhiều tòa nhà “đầy sức sống” trong các thành phố “đầy sức sống”. Tất cả chúng ta đều thấy những gì đang xảy ra ở Trung Quốc và Ấn Độ và các khu vực kế tiếp trên thế giới – có nhiều tiến bộ về tăng trưởng, nhưng đồng thời cũng xảy ra nhiều ô nhiễm, các vụ bê bố,… Các kiến trúc sư như chúng tôi cũng chịu một phần nguyên nhân gây ô nhiễm. Tuy nhiên, luôn có những lựa chọn khác. Các vật liệu mới đang được sử dụng để xây dựng vì chúng có lượng carbon thấp hơn, xây dựng ít làm ồn hơn, cũng như tạo ít chất thải hơn,.. Chúng ta cũng có nhiều cách để áp dụng xây dựng bằng các vật liệu mới, chẳng hạn như gỗ dán ghép vào hệ thống xây dựng của chúng ta để thật sự thực hiện sự chuyển đổi này trở thành một tương lai đậm chất sinh thái hơn.
Cây cầu penda cho thế vận hội olympic mùa đông 2022 thiết kế với vòm xoắn ốc kép
DB: Ông thấy sự phát triển và tương lai của ngành kiến trúc ở Áo có tiềm năng như thế nào?
CP: Áo xuất phát từ nền xây dựng bằng gỗ. Văn hoá gỗ ở Áo thực sự to lớn và toàn bộ lịch sử kiến trúc của chúng tôi đều dựa trên gỗ để làm vật liệu xây dựng. không phải ngẫu nhiên mà gỗ dán ghép CLT – được phát minh ra ở Áo. Khi đề cập đến tương lai của vật liệu xây dựng này trong các dự án quy mô lớn, tôi cho là chúng ta chỉ mới ở điểm khởi đầu. Ở Áo, CLT đã được sử dụng trên 30-40 năm và chủ yếu là trong xây dựng dân dụng bởi tính dễ xây dựng của nó. Nhưng bây giờ, bởi vì nó là gỗ ghép, nó không co lại hoặc phình lên – đó là vấn đề rắc rối trong việc xây dựng bằng gỗ. Các kiến trúc sư hiện đang nhận thấy nó có thể được sử dụng trong các tòa nhà cao tầng. Khi xem xét các bối cảnh đa dạng trên khắp thế giới, ví dụ như ở Panama, sẽ có sự khác biệt và hạn chế. Chủ yếu là do việc vận chuyển gỗ đến. Có những dự án CLT lớn ở Úc và ở Canada. Nó cũng liên quan đến các loại khí hậu khác nhau. Khi nó được xây dựng trong điều kiện ẩm thì sẽ khó khăn một chút, nhưng nó sẽ rất chắc chắn.
Penda đề xuất khu nhà ở chọc trời được tô điểm màu xanh lá ở Ấn Độ
DB: Điều gì thúc đẩy ông theo đuổi sự nghiệp kiến trúc?
CP: Tôi cho rằng việc đó có chút liên hệ với cách mà bạn lớn lên. Tôi thực sự là một nhà vô địch trượt tuyết trước đây. Tôi đã trượt tuyết cho đến khi tôi 19 tuổi ở trình độ chuyên nghiệp. Những điều giống trong mối liên hệ với kiến trúc chính là khi không am hiểu về các công cụ và những điều cơ bản, bạn không thể làm bất cứ điều gì trong trượt tuyết. Đó là một cuộc thi trên mặt đất rất cao. Về cơ bản tất cả mọi người đều có tài năng, nhưng sau đó nó phụ thuộc vào mức độ chăm chỉ mà bạn tập luyện để tiến xa hơn. Tôi nghĩ rằng niềm đam mê mà bạn cần cho thể thao cũng giống như cái bạn cần để tạo ra kiến trúc. Nếu bạn không 100{2fbbcdce6fba7ceca857f06e76ee977e945822970f76c6e598e150c203d39bd9} tận tụy với nó thì sẽ có thể có các ngành nghề khác phù hợp với bạn hơn. Sau đó, tôi muốn làm một cái gì đó hoàn toàn khác biệt và đó là khi kiến trúc lóe sáng lên. Nhưng tôi nghĩ rằng cái duyên nghề này cũng liên hệ với việc theo chân cha tôi như một thợ mộc – ông làm việc rất nhiều với gỗ và cho tôi “bén duyên” với nó trong những năm đầu đời.
Penda hình tượng hóa cảnh quan khu vườn liên quan đến cầu thang + những mê cung nước Ấn Độ
DB: Liệu Penda có sở hữu cho mình kiểu thiết kế hay triết lý nào riêng không?
CP: Tôi không nghĩ điều đó là cần thiết, và chính bản thân tôi cũng không muốn có một phong cách riêng biệt nào. Tôi tin rằng nếu bạn chỉ tập trung vào một số hình thức nhất định hoặc tập trung vào nguyên tắc của bạn, điều này sẽ làm giới hạn lựa chọn của bạn đối với dự án. Kiến trúc thì khá rộng lớn nên bạn không nên hạn chế bản thân mình phải tạo ra một “phong cách” duy nhất nào đó. Tôi cho rằng chúng ta luôn có một số hạn định mà chúng ta muốn theo đuổi, ví dụ như am hiểu các vật liệu và hình thức truyền thống, và làm sáng tỏ chúng một cách mới mẻ hơn, và nếu nó phù hợp với ngữ cảnh thì khi đó chúng tôi sẽ không chỉ xây dựng cho con người, mà còn cho thiên nhiên nữa. Chúng tôi đều “nhường lại” một phần không gian để cây trồng phát triển trên các tòa nhà và tạo cơ hội cho người dân để phát triển vườn của mình, ngay cả ở cao tầng và nhiều điều khác nữa.
Mỗi dự án đều có các giới hạn khác nhau mà người ta phải thích ứng với vai trò là kiến trúc sư. Tôi nghĩ rằng điều này là tốt khi chúng tôi có một đối tác từ Áo – phương Tây – và một người từ Trung Quốc – phương Đông – vì lý do giáo dục, truyền thống và lịch sử trong kiến trúc rất khác nhau. Các dự án không nhất thiết là sản phẩm cuối cùng của sự giao thoa hai nền văn hoá, mặc dù một số vấn đề nhất định có thể được nhìn nhận từ các quan điểm khác nhau. Nếu cây búa là tất cả cái bạn có, thì tất cả những gì xung quanh bạn sẽ trông giống như một cây đinh. Các vấn đề trong kiến trúc thì phức tạp hơn, vì vậy, khi bạn càng có nhiều công cụ thì bạn sẽ có nhiều tự do hơn.
Penda phát triển nội thất bằng gỗ có ảnh điểm cho kho công nghệ cao của Trung Quốc
DB: Ông có theo dõi tác phẩm của kiến trúc sư nào nhất định không?
CP: Tôi thực sự say mê và được truyền cảm hứng bởi kiến trúc. Tôi thường theo dõi nhiều kiến trúc sư khác cũng như tác phẩm của họ. Một trong những kiến trúc sư yêu thích của tôi là Louis Kahn, và từ những kiến trúc sư gần đây thì tôi bị cuốn hút bởi cách mà những kiến trúc sư của Vo Trong Nghia đang thực hiện trong các dự án của mình. Tôi có khuynh hướng làm theo những cách mà Bjarke Ingels – BIG – có thể truyền tải thông điệp của các dự án của mình đến số lượng khán giả rộng hơn, bởi vì tôi nghĩ đó là một trong những vấn đề lớn nhất khi làm kiến trúc sư. Có rất nhiều niềm đam mê liên quan đến kiến trúc rằng, trong trường kiến trúc, bạn giao du với với các sinh viên kiến trúc khác và bạn sẽ học cách “trò chuyện” thông qua dự án cũng như truyền tải suy nghĩ của bạn đến các bạn khác. nhưng rất tiếc họ sẽ không trở thành khách hàng của bạn hoặc công chúng – khán giả mà bạn đang nhắm tới. Truyền tải thông điệp của một dự án với công chúng sẽ cần một cách kể, cách nói khác biệt và tôi cho rằng ông ấy đã làm điều đó một cách hoàn hảo.
Hộp đồng của penda mở ra để phục vụ như không gian lưu trữ nghệ thuật ở Hồng Kông
DB: Hiện tại thì Penda đang thực hiện những dự án nào thưa ông?
CP: Chúng tôi liên tục thực hiện nhiều dự án. Có những dự án của khách hàng và bạn phải thích ứng với các giới hạn khác nhau để đi đến sự thỏa hiệp với những người có liên quan. Tuy nhiên, trong văn phòng của chúng tôi cũng có những dự án mà chúng tôi bắt đầu thực hiện mà không có khách hàng nào, bởi vì chúng tôi cho rằng trong tương lai những dự án đó sẽ có nhu cầu được sử dụng. Ví dụ như cấu trúc cho dự án “One with the birds” được thực hiện khi không có khách hàng và bây giờ khách hàng đã tìm đến với chúng tôi vì họ đã nhìn thấy dự án đó và nghĩ rằng đó là cái họ muốn xây dựng cho mình. Việc thiết kế các dự án không có khách hàng này sẽ giúp thúc đẩy sức làm việc cho cả đội và giữ vững một niềm đam mê mãnh liệt. Những khoảnh khắc tuyệt vời nhất trong kiến trúc có lẽ là khi bạn đang học vì bạn không phải quyết định cho các thỏa hiệp. Niềm đam mê này chính là điều làm cho kiến trúc trở nên tuyệt vời. nếu bạn không có khách hàng, bạn có thể tập trung vào một số khía cạnh hoặc chủ đề nào đó quan trọng đối với bạn và hãy làm sáng tỏ khái niệm đó thông qua sản phẩm.
Penda giới thiệu gian hàng trang trí sân khấu nhấp nhô cho triển lãm vườn của Trung Quốc
CP: Tại thời điểm này, chúng tôi đang suy nghĩ và làm việc rất nhiều về việc làm sao để kết hợp kiến trúc và thực phẩm. Tôi nghĩ rằng tương lai của việc sản xuất lương thực là một chủ đề rất quan trọng. Trong 50 năm tới chúng ta sẽ tiêu thụ nhiều thức ăn hơn trong 10.000 năm vừa qua. Dân số thế giới sẽ ngày càng tăng, cụ thể là ở các thành phố đô thị. Tôi cho rằng các thành phố trong tương lai sẽ cần phải có một vai trò quan trọng trong việc phát triển lương thực của riêng họ – ăn uống tại địa phương cũng như thực phẩm đang phát triển tại chính địa phương đó là một cái gì đó rất quan trọng. Tôi nghĩ con người chúng ta đã mất đi quyền sở hữu thực phẩm của mình cho một vài công ty lớn. Bằng cách nào đó, chúng ta cần lấy lại quyền sở hữu thực phẩm này để chúng ta có thể tiêu thụ thực phẩm, đảm bảo sức khỏe hơn. Những người có thể trồng trọt và tiêu thụ thực phẩm của riêng mình thì thật may mắn. Chúng ta có thể xem xét đến việc đạt được kiểu tự chủ này thông qua các khái niệm kiến trúc mà tại đó có thể tích hợp điều này. Bạn có thể sống trong một tòa nhà chọc trời trong thành phố, nhưng bạn vẫn có quyền sử dụng khu vườn theo ý bạn. Chúng tôi cũng đang suy nghĩ rất nhiều về những chiến lược như thế này và cũng như cách thức để làm cho kiến trúc trở nên quan trọng và đầy sức sống hơn.
Penda phát triển nhà “rising canes” được làm hoàn toàn bằng tre và dây thừng
DB: Những kiến trúc sư có thể làm gì để đáp ứng với sự tăng trưởng đô thị không ngừng?
CP: Đến năm 2050, khoảng 70{2fbbcdce6fba7ceca857f06e76ee977e945822970f76c6e598e150c203d39bd9} dân số thế giới sẽ sống ở các khu vực thành thị. Trên toàn thế giới, thành phố sẽ trải qua đợt tăng trưởng hết sức to lớn. Nếu điều này phát triển quá nhanh, thì các hạn chế của các thành phố như ô nhiễm và lãng phí sẽ dễ dàng nhìn thấy được. Tôi cho rằng ngành công nghiệp xây dựng có thể giúp ích được rất nhiều, bằng cách quảng bá hoặc thiết kế với vật liệu tái tạo – ví dụ như tre và gỗ. Sau đó, tất nhiên, các bộ luật phải được thực hiện để hỗ trợ sự phát triển. Điều này cần đòi hỏi có những kiến trúc sư đầy lòng tận tụy và mặt khác, cũng cần có những chính trị gia để có thể nhanh chóng thích ứng với việc xây dựng một bộ luật mới. Và cũng đòi hỏi các công ty công nghệ cao đi đầu trong việc đổi mới vật liệu và cách xây dựng. Theo tôi, các hệ thống mô đun nếu tạo nên sự đa dạng thì sẽ mang lại một công cụ mang tính chất thích ứng cân đối và hiệu quả.
Đề xuất bảo tàng Bauhaus có tầng trệt có thể xoay được của Penda
DB: Ông có dự án mơ ước nào mà bản thân mong được thực hiện hay không ?
CP: Tôi muốn thiết kế cho các đồi trượt tuyết ở Bắc Kinh thế vận hội Olympic – đây sẽ là dự án ước mơ của tôi! Và nếu tôi xây dựng nó, tôi chắc chắn sẽ muốn trở thành người đầu tiên nhảy xuống đồi đó. Dự án mang tính biểu trưng nhất của chúng tôi cũng sẽ đến thôi. Phòng thu vẫn còn còn non trẻ và chúng tôi cũng đã có một số dự án tạm thời.
DB: Phòng làm việc của ông liệu có dụng ý tập trung vào việc “đánh thức” các cảm xúc của người dùng khi họ bước vào hay không?
CP: Tôi hy vọng rằng kiến trúc mình thiết kế sẽ thu hút mọi người. Tôi hy vọng nó sẽ tạo ra sức sống hơn cho những người đang sống trong đó. Tôi hy vọng nó động viên mọi người tự trồng thực phẩm của mình, hoặc thông qua cách thiết kế, sẽ thu hút mọi người bằng các vật thể hoặc không gian.
Những sóng âm thanh của Penda trong một vườn cây mía ở Trung Quốc với 500 vây thép
DB: Có lời khuyên nào mà ông nhớ đã được khuyên về việc trở thành một kiến trúc sư giỏi không?
CP: “Có khi thắng, có khi thua”. Điều này rất quan trọng với tôi như một vận động viên thể thao. có vài ngày mà bạn không đủ sức để giành chiến thắng, và tôi nghĩ điều này cũng áp dụng được cho kiến trúc. Nếu bạn mang tư tưởng quá nghiêm túc về mọi thứ và bạn có quá nhiều cái tôi, cái tôi ấy thúc ép bạn cần giành chiến thắng trong mỗi cuộc thi hoặc hợp đồng, do đó công việc trở nên tồi tệ và làm bạn khủng hoảng. Hãy đo lường khoảng cách cho khối lượng công việc từ những gì bạn đang làm theo thời gian. niềm đam mê mà chúng ta đưa vào công việc của chúng ta thì tuyệt vời đến nỗi chúng ta đặt hết tâm trí, mọi sức sống giành cho nó và đó không phải là lối sống lành mạnh. Nó sẽ thực sự là một điều đáng tiếc nếu bạn thổi tắt hết tất cả niềm đam mê của bạn trong mười năm đầu tiên thực hành. Sau đó, khi bạn lớn tuổi, bạn đã cạn hết niềm đam mê. Cho nên điều đầu tiên là bạn chỉ tập tành làm một kiến trúc sư và bạn cần phải “tiết kiệm” niềm đam mê cho mai sau – “Hãy hợp lý hóa niềm đam mê của bạn”.
DB: Ông có lời khuyên nào cho các kiến trúc sư trẻ tuổi không?
CP: Chắc có lẽ cũng sẽ giống như thế. Khám phá bản thân một cái gì đó bên ngoài kiến trúc, cái sẽ chiếm chỗ tâm trí của bạn dù bạn không luyện tập. Bạn không thể nào biến kiến trúc thành hơi thở của mình trong 24 giờ một ngày được. Kiến trúc chính là một điều tuyệt vời để bắt tay vào làm, nhưng bạn lại đang tự thu mình vào một cái hố mương và điều đó không tốt cho bất cứ ai. Động lực chính của bạn phải là sử dụng kiến trúc , sử dụng niềm đam mê của bản thân một cách có trách nhiệm.
Theo designboom
Bài dịch được Việt hóa bởi Arena Multimedia