Thông tin về triển lãm ảnh “Autopsy of Days”
Khai mạc: 18:30, thứ tư 26/06
Triển lãm: 09:00 – 19:00, 27/06 – 21/07/2013 tại Viện Goethe
Thông tin từ Viện Goethe:
Từ “autopsy” có nguồn gốc từ “autoysia” trong tiếng Hy Lạp , có nghĩa là “nhìn vào chính mình”.
15 nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam có tác phẩm trưng bày ở đây cho chúng ta thấy một cách tường tận những điều mà họ đã tự nhận thức cho riêng mình thông qua những mảng nhỏ rất riêng tư trong cuộc sống và những mối quan tâm của chính họ. Đó là những nghiên cứu bản thân, quan sát thế giới riêng tư từ bên trong. Nếu xem xét về khía cạnh khoa học thì như vậy là thiếu chính xác, tuy nhiên, qua đó lại có thể nhận thấy nhiều điều và có nhiều thứ để học hỏi.
Triển lãm ảnh của: Nguyễn Lan Anh / Khổng Việt Bách / Trương Quế Chi / Nông Mạnh Cường / Bình Đặng / Tạ Minh Đức / Nguyễn Hoàng Giang / Trương Minh Giang / Đỗ Tường Linh/ Nguyễn Hoàng Nam / Nguyễn Thanh Nga / Nguyễn Hồng Ngọc / Phạm Mai Phương / Nguyễn Thủy Tiên / Chu Hà Thanh
Giám tuyển: Jamie Maxtone-Graham
Tháng 3 năm 2013, DocLab bắt đầu một workshop nhiếp ảnh kéo dài 3 tháng với trọng tâm là cách cá nhân tiếp cận để chụp ảnh và cách cá nhân nhìn nhận bản thân. Các nghệ sỹ nhiếp ảnh gặp nhau hai lần một tuần, tập trung vào nghiên cứu, làm các bài tập thị giác và trình bày tác phẩm trên hai khía cạnh công việc của cũng như nghiên cứu. Các bài tập được thiết kế nhằm khuyến khích thành viên nhìn nhận lại quan hệ cá nhân của họ với nhiếp ảnh và nhìn thẳng vào tất cả những sự giản đơn và phức hợp của hành động đó.
Sẽ là sai lầm nếu nghĩ các tác phẩm nhiếp ảnh này là của sinh viên. Thực tế hầu hết các thành viên đều là những nghệ sỹ nghiệp dư, họ hoạt động trong các lĩnh vực khác nhưng chụp ảnh vì tình yêu và đam mê. Các tác phẩm được giới thiệu ở đây thực ra là tác phẩm nhiếp ảnh của những nghệ sỹ mới khởi nghiệp, được sáng tạo bởi nhiệt huyết và sự tỉ mỉ, bằng trí thông minh và tưởng tượng, bằng sự thấu hiểu về lịch sử xã hội cũng như nghệ thuật.
Đây là công việc của người nghệ sỹ muốn cho xã hội chứng kiến những điều mà có thể không phải lúc nào họ cũng thấy thoải mái khi quan sát. Nhưng xã hội phải theo chân nghệ sỹ và như nghệ sỹ, phải nhìn vào chính mình. Trong hành động đơn giản là nhìn vào cái mà người khác đã nhìn được giúp chúng ta nhận thức được căn bệnh và hiểu biết của chính mình.
Vào cửa tự do.
Jamie Maxtone-Graham có hơn 20 năm hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực nhiếp ảnh thương mại và phóng sự. Lý lịch nghệ thuật làm phim của anh bao gồm các phim độc lập, chủ yếu là phim truyện, phim truyền hình nhiều tập và quảng cáo. Anh từng là đạo diễn nhiếp ảnh, đã làm việc ở New York và Los Angeles trước khi đến Việt Nam năm 2007-2008 với học bổng nghiên cứu Fulbright của Hoa Kỳ.
Hiện đang sống tại Hà Nội, anh tiếp tục bấm máy cho những dự án phim cũng như sản xuất phim, trong đó có phim tài liệu đoạt giải. Bên cạnh đó, anh giám tuyển các triển lãm và dẫn chương trình trong các workshop cho các nghệ sỹ trẻ Việt Nam. Các tác phẩm nhiếp ảnh của anh từng được trưng bày tại châu Á (Hà Nội – Việt Nam; Băng-Cốc – Thái Lan) cũng như ở châu Âu (Luân Đôn – Anh, Hà Lan và Arles – Pháp) và từng được xuất bản trong rất nhiều tạp chí như Tạp chí burn, Trans Asia Photography Review, Culture Hall, Invisible Photographer Asia, Photography And Culture và tiny vices.
Xem một số ảnh trong triển lãm dưới đây:
Ảnh của Bình Đặng
Ảnh của Nguyễn Hoàng Giang
Ảnh của Nguyễn Hồng Ngọc
Ảnh của Nguyễn Thủy Tiên
Workshop thuộc dự án đào tạo mang tên ‘Phòng lab hình ảnh’ của Hanoi DocLab, được hỗ trợ bởi Quỹ Phát triển và Trao đổi Văn hóa Đan Mạch – Việt Nam (CDEF). Triển lãm được hỗ trợ bởi Viện Goethe Việt Nam.
Tìm hiểu thêm về các tin tức khác về Multimedia truy cập tại đây!
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY!