Tiếp nối phần trước, trong bài viết này chúng ta hãy cùng điểm danh loạt cái tên còn lại trong danh sách Top 20 Google Fonts “sang xịn” nhất dành cho những ai yêu thích cái đẹp và con chữ.
11. Lora của Cyreal
Ảnh: creativeboom.com
Lora thuộc phong cách đương đại với nguồn gốc từ thư pháp, đây là kiểu chữ rất phù hợp để ứng dụng trong việc trình bày nội dung văn bản. Nét đặc trưng của Lora nằm ở độ tương phản vừa phải, các đường cong trau chuốt và những đoạn cắt ngắn hài hòa, tất cả tạo nên cảm quan về một câu chuyện hoặc văn bản nghệ thuật hiện đại. Phông chữ được tối ưu hóa cho chế độ hiển thị trên màn hình, đồng thời Lora cũng đã trở thành một phông chữ có thể biến đổi được (Variable font) vào năm 2019.
12. Playfair Display của Claus Eggers Sørensen
Ảnh: creativeboom.com
Playfair Display được lấy cảm hứng từ các ký tự của John Baskerville và thiết kế của Scotch Roman vào cuối thế kỷ 18. Đây là một phông chữ hiển thị chuyển tiếp với độ tương phản cao và đường viền tinh tế, thích hợp để sử dụng ở kích thước lớn và hoạt động tốt khi kết hợp cùng phông chữ Georgia khi thể hiện nội dung văn bản.
13. Roboto của Christian Robertson
Ảnh: creativeboom.com
Roboto là kiểu chữ sans-serif được Google phát triển ban đầu dành cho hệ thống hệ điều hành Android. Đây là một phông chữ hiện đại, dễ dàng tiếp cận với hình thức chủ yếu là các khung hình học, những đường cong mang đến cảm giác thân thiện và cởi mở. Cung cấp một nhịp điệu đọc tự nhiên thường thấy ở các kiểu chữ humanist (nhân văn) và serif. Thông thường, Roboto sẽ kết hợp cùng Roboto Condensed và Roboto Slab.
14. Syne của Bonjour Monde
Ảnh: creativeboom.com
Được lên ý tưởng bởi Bonjour Monde và thiết kế bởi Lucas Descroix với sự giúp đỡ của Arman Mohtadji. Ban đầu, Syne là phông chữ được thiết kế vào năm 2017 với mục đích phục vụ cho trung tâm nghệ thuật Synesthésies tại Paris, đại diện cho tinh thần khám phá và trở thành lựa chọn phù hợp cho bất cứ ai sẵn sàng đưa ra các lựa chọn đồ họa tiên tiến. Vào năm 2022, chữ viết Hy Lạp do George Triantafyllakos thiết kế cũng đã được bổ sung.
15. Libre Baskerville của Impallari Type
Ảnh: creativeboom.com
Libre Baskerville là phông chữ được tối ưu hóa dành cho việc hiển thị nội dung văn bản trên website, thường là 16px. Libre dựa trên Baskerville cổ điển năm 1941 của American Type Founders nhưng sở hữu chiều cao lớn hơn và độ tương phản ít hơn, cho phép phông chữ hoạt động hiệu quả trên nhiều chế độ màn hình.
16. Anek của Ek Type
Ảnh: creativeboom.com
Anek được xem như cách diễn dịch mới cho chữ cái truyền thống của Ấn Độ, với các dạng hoa văn giữ cho cấu trúc nhỏ gọn và tạo thành một kết cấu đồ họa. Mặt khác, khoảng trống cần thiết ở phần chân của mỗi chữ cái cho phép chúng dễ dàng truyền tải thông điệp. Anek hiện sở hữu 10 phông chữ: Bangla, Devanagari, Kannada, Latin, Gujarati, Gurmukhi, Malayalam, Odia, Tamil và Telugu.
17. Quicksand của Andrew Paglinawan
Ảnh: creativeboom.com
Quicksand được tạo ra bởi Andrew Paglinawan vào năm 2008 bằng cách sử dụng các hình dạng hình học làm nền tảng cốt lõi, đây là phông chữ loại sans serif chứa điểm đầu và điểm cuối theo dạng hình tròn. Quicksand thường được ứng dụng cho mục đích hiển thị tiêu đề hoặc văn bản có kích thước lớn, tuy nhiên đôi lúc vẫn có thể cho những nội dung với kích thước nhỏ hơn. Vào năm 2016, phông chữ được điều chỉnh bởi Thomas Jockin. Đến năm 2019, Mirko Velimirovic đã biến Quicksand trở thành thể loại phông chữ có thể biến đổi được (Variable font).
18. Cormorant của Christian Thalmann
Ảnh: creativeboom.com
Cormorant là phông chữ thuộc kiểu serif, được lấy cảm hứng từ những thiết kế của Claude Garamont vào thế kỷ 16, bao gồm tổng cộng 45 tệp phông chữ khác nhau với 9 kiểu mang phong cách trực quan và 5 kiểu in đậm. Cormorant là phiên bản tiêu chuẩn, ngoài ra còn có Cormorant Infant, Cormorant Garamond, Cormorant Unicase, v.v… Phông chữ này phù hợp nhất khi xuất hiện trên headline, kích cỡ lớn.
19. Alegreya của Juan Pablo del Peral, Huert Tipográfica
Ảnh: creativeboom.com
Alegreya là phông chữ được thiết kế dành cho lĩnh vực văn học, truyền tải nhịp điệu, sự năng động và đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đọc những văn bản với nội dung dài, cũng như góp phần truyền tải tinh thần của những nét chữ thư pháp sang ngôn ngữ máy tính hiện đại. Phông chữ này bao gồm cả kiểu chữ serif và sans-serif, cân bằng yếu tố mạnh mẽ và hài hòa cho nét chữ.
20. Poppins của Indian Type Foundry
Ảnh: creativeboom.com
Poppins là một sans-serif hình học hỗ trợ hệ thống chữ viết của những ngôn ngữ sử dụng hệ Latin và Devanagari (tiếng Hindi tại Ấn Độ, tiếng Nepal v,v…). Đối với chữ Latin, nhiều ký hiệu như “&” được xây dựng hợp lý hơn, hay trong thiết kế của hệ ngôn ngữ Devanagari, đây là lần đầu tiên kiểu chữ này được thể hiện đậm nét như vậy. Cả hai đều mô phỏng theo hình dạng hình học thuần túy, đặc biệt là hình tròn. Mỗi dạng chữ gồm các hiệu chỉnh quang học được áp dụng để duy trì sự đồng đều cho màu sắc chữ cái.
Nguồn tham khảo: creativeboom.com
Dịch và biên soạn bởi đội ngũ Arena Multimedia
Có thể bạn quan tâm: