Sản phẩm thiết kế tuyệt vời luôn song hành cùng một phông chữ đẹp mắt. Đặc biệt, thiết kế phông chữ hiện đại không chỉ đáp ứng nhu cầu hiển thị văn bản mà còn góp phần truyền tải tinh thần của người sử dụng chúng. Dưới đây là danh sách Top 20 Google Fonts nổi bật nhất giúp bạn tha hồ lựa chọn và thể hiện cá tính trong các thiết kế của mình.
Ảnh: creativeboom.com
Ra mắt công chúng lần đầu tiên vào năm 2010, Google Fonts trở thành kho lưu trữ các dự án typography mã nguồn mở chất lượng cao. Hầu như tất cả đều miễn phí và không có ràng buộc về bản quyền. Hơn nữa, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng Google Fonts cho các dự án cá nhân và thương mại. Về mặt kỹ thuật, Google Fonts cũng rất thuận tiện đối với người dùng trực tuyến. Thay vì phải bối rối với vô số tệp phông chữ, bạn chỉ cần nhúng phông trực tiếp vào trang web mà bạn mong muốn sử dụng. Tất cả đều trở nên nhanh chóng và tiện lợi.
1. DM Sans của bởi Colophon
Ảnh: creativeboom.com
DM Sans được thiết kế theo phong cách kiểu chữ sans serif Geometric – dựa trên 2 hình khối cơ bản là tròn và vuông, sở hữu độ tương phản thấp nhằm mục đích ứng dụng trong các văn bản kích thước nhỏ. Đây là kiểu chữ được thiết kế bởi Colophon Foundry (Anh), phát triển từ phần Latin của bộ font ITF Poppins (Jonny Pinhorn). Đồng thời, DM Sans cũng hỗ trợ cho bộ ký tự chữ cái Latin mở rộng, cho phép sắp xếp chữ cái trong tiếng Anh và các ngôn ngữ Tây Âu khác.
2. Space Grotesk của Florian Karsten
Ảnh: creativeboom.com
Space Grotesk là phông sans serif với thiết kế chiều rộng cố định, dựa theo kiểu chữ Space Mono của Colophon (2016). Phông chữ này được thiết kế lần đầu tiên vào năm 2018, hỗ trợ tối ưu hóa khả năng đọc ở các dạng kích thước không hiển thị những vẫn giữ lại chi tiết đặc trưng của monospace (nổi tiếng bằng cách gợi cảm giác tròn, đều cho các con chữ).
3. Inter của Rasmus Andersson
Ảnh: creativeboom.com
Inter là phông chữ được phát triển bởi nhà thiết kế phần mềm người Thụy Điển – Rasmus Andersson. Đặc điểm nổi bật của Inter nằm ở khả năng tùy biến kích thước, dễ dàng tinh chỉnh dành cho màn hình máy tính, cũng như có thể hỗ trợ khả năng đọc văn bản viết hoa và viết thường. Bên cạnh đó, phông chữ này còn cung cấp một số tính năng OpenType bao gồm: thay đổi theo ngữ cảnh, điều chỉnh dấu chấm câu tùy thuộc vào hình dạng cụ thể của từng glyph xung quanh, chế độ hiển thị giúp phân biệt giữa số “0” và chữ “O”, v.v..
4. Eczar của Vaibhav Singh
Ảnh: creativeboom.com
Phông chữ Eczar ra đời nhằm mang lại hình ảnh sống động và mạnh mẽ cho cách sắp đặt chữ cái trong các ngôn ngữ sử dụng hệ Latin và Devanagari (tiếng Hindi tại Ấn Độ, tiếng Nepal v,v…). Eczar mang đến sự kết hợp mạnh mẽ giữa hình thức và cá tính ngôn ngữ, bao gồm cả kích thước văn bản và chế độ hiển thị, phông chữ này cung cấp một phạm vi biểu đạt rộng lớn. Ngoài ra, chất lượng của thiết kế cũng cao hơn khi gia tăng độ đậm tương ứng của phông chữ (phụ thuộc vào độ dày đường nét), tạo sự phù hợp cho nội dung và mục đích hiển thị văn bản.
5. Work Sans của Wei Huang
Ảnh: creativeboom.com
Work Sans được phát triển dựa trên các kiểu chữ Grotesques đời đầu của Stephenson Blake, Miller & Richard hay Bauerschen Giesserei. Đây là kiểu chữ không chân, đơn giản, đầy tính hiện đại và tối ưu hóa để phù hợp với độ phân giải màn hình. Độ đậm thông thường của phông chữ được tối ưu nhằm hiển thị trên các màn hình với kích thước font chữ trung bình là 14-48px. Trong khi đó, phông chữ với độ đậm cao hơn sẽ phù hợp cho những thiết kế hiển thị ở kích thước lớn, cho các tiêu đề. Work Sans cũng là phông chữ được ưa chuộng trong việc in ấn, xuất hiện nhiều ở các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật.
6. Manrope của Mikhail Sharanda và Mirko Velimirovic
Ảnh: creativeboom.com
Manrope do Mikhail Sharanda thiết kế vào năm 2018, đây là một phông chữ sans-serif hiện đại với mã nguồn mở, giao thoa nhiều yếu tố từ các kiểu chữ khác như: semi-condensed, semi-rounded, semi-geometric, semi-din và semi-grotesque. Manrope sử dụng việc thay đổi độ dày khuôn tối thiểu và khẩu độ vòng bán kín. Đến năm 2019, Mikhail hợp tác cùng Mirko Velimirovic để biến Marope trở thành loại phông chữ có thể biến đổi được (Variable font), cho phép một file phông chữ có thể trở thành nhiều phông khác nhau với vô số thuộc tính đa dạng.
7. Fira của Carrois
Ảnh: creativeboom.com
Fira được ra đời bởi xưởng sản xuất phông chữ của Carrois có trụ sở tại Berlin, đây là phông chữ với thiết kế để kết hợp đặc tính của FireFoxOS của Mozilla. Hiểu rộng hơn, typeface family này sẽ đáp ứng nhu cầu của người dùng trên nhiều thiết bị cầm tay khác nhau, bao gồm yếu tố về chất lượng màn hình và chế độ hiển thị. Phông chữ sở hữu 3 kích thước chiều rộng, đi kèm với kiểu chữ nghiêng và một biến thể của phông Mono Spaced.
8. PT Serif của Alexandra Korolkova, Olga Umpeleva và Vladimir Yefimov
Ảnh: creativeboom.com
Được phát hành bởi ParaType vào năm 2010, PT Serif thuộc kiểu chữ pan-Cyrillic. Một kiểu chữ phục vụ cho các dịch vụ công cộng của nước Nga và mang nét đặc trưng riêng biệt của những thiết kế mang tính nhân văn đương đại, được sử dụng cùng phông PT Sans và có sự hài hòa giữa các chỉ số, tỷ lệ, độ đậm và thiết kế. Chữ thường và chữ in đậm kết hợp cùng các chữ nghiêng tương ứng sẽ tạo ra một phông chữ tiêu chuẩn cho phần nội dung văn bản. Trong khi đó, hai kiểu phụ đề chữ thường và in nghiêng sẽ được ứng dụng cho các điểm có kích thước nhỏ.
9. Cardo của David Perry
Ảnh: creativeboom.com
Cardo là một phông chữ Unicode, được thiết kế đặc biệt dành cho nhu cầu của những người quan tâm đến chủ nghĩa cổ điển, nhà nghiên cứu về Kinh Thánh, nhà ngôn ngữ học hoặc các lĩnh vực nghiên cứu về thời Trung Cổ học. Cardo cũng hỗ trợ sắp đặt chữ cái phục vụ các mục đích hoặc dự án hướng góc nhìn về một thế giới xưa cũ. Ngoài ra, bộ ký tự của phông chữ này cũng hỗ trợ nhiều ngôn ngữ hiện đại và một số ngôn ngữ theo yêu cầu từ phía học giả hay nhà nghiên cứu. Bộ phông chữ bao gồm: chữ ghép, chữ số theo kiểu cũ, chữ hoa, dấu câu, dấu cách, v.v…
10. Libre Franklin của Pablo Impallari
Ảnh: creativeboom.com
Được ra đời bởi xưởng đúc chữ Argentina Impallari Type, Libre Franklin là sự mở rộng kiểu chữ Franklin Gothic cổ điển của Morris Fuller Benton. Thể loại sans-serif linh hoạt này rất phù hợp cho cả phần tiêu đề và thông tin nội dung văn bản, các ký tự của phông chữ sở hữu những góc tròn đặc biệt, khi kích thước chữ càng lớn thì chúng xuất hiện càng rõ nét.
Nguồn tham khảo: creativeboom.com
Dịch và biên soạn bởi đội ngũ Arena Multimedia
Có thể bạn quan tâm: