Bạn có thấy cứ mỗi năm, các thương hiệu liên tục phải tìm kiếm những cách sáng tạo mới mẻ không? Đó là bởi việc bắt kịp xu hướng branding sẽ giúp thương hiệu dễ dàng thu hút khách hàng cũng và cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường. Hãy cùng Arena xem xu hướng xây dựng thương hiệu của năm 2024 có gì thú vị, bạn nhé.
Trong một thế giới mà khoảng chú ý (attention span) của người tiêu dùng bị rút ngắn còn sự cạnh tranh lại ngày càng khốc liệt, việc thiết kế bộ nhận diện thương hiệu một cách hiệu quả trở thành mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp. Bởi lẽ, hầu hết ấn tượng đầu tiên của khách hàng về thương hiệu nằm ở mặt hình ảnh, chiếm đến 55%.
Trong bài viết này, Arena Multimedia sẽ giới thiệu tới các bạn 10 xu hướng thiết kế bộ nhận diện thương hiệu dự là sẽ “làm mưa làm gió” trong năm 2024. Hãy cùng chúng mình khám phá ngay bây giờ nhé!
Logo tối giản nhưng truyền đạt đủ giá trị cốt lõi
Trong những năm gần đây, chủ nghĩa tối giản đã trở nên phổ biến rộng rãi. Bằng cách đơn giản hóa hình ảnh, loại bỏ các yếu tố không cần thiết và tập trung vào kiểu chữ rõ ràng, phong cách này tạo cảm giác sang trọng, tinh tế và hiện đại.
Không chỉ dừng lại ở tính thẩm mỹ, thiết kế logo theo phong cách minimalism còn giúp việc truyền đạt giá trị cốt lõi của nhãn hàng trở nên hiệu quả hơn. Việc kết hợp biểu tượng cùng các yếu tố mục đích, sứ mệnh và giá trị của công ty tạo sự kết nối sâu sắc với khách hàng, từ đó nâng cao khả năng gợi nhớ thương hiệu.
Nguồn: Shakuro
Các công ty như Apple, Nike và Airbnb đã áp dụng thành công xu hướng minimalism vào quá trình thiết kế logo để khắc họa bản sắc thương hiệu. Với những đường nét rõ ràng cùng sự đơn giản mang tính biểu tượng, logo của các thương hiệu này dễ dàng “ăn sâu” vào tiềm thức của người tiêu dùng. Chỉ cần nhắc đến Apple, hình ảnh quả táo cắn dở sẽ tự động hiện lên trong đầu của mỗi người hay nhìn thấy dấu tick, người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay tới Nike.
Sử dụng bảng màu trẻ trung, năng động
Màu sắc đóng vai trò chủ đạo trong thiết kế thương hiệu, giúp tăng khả năng nhận diện thương hiệu lên gần 80%. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi những màu sắc rực rỡ và nổi bật trở thành xu hướng chủ đạo của năm 2024. Chúng gợi cảm xúc, thu hút sự chú ý và tạo sự khác biệt cho các doanh nghiệp giữa hàng ngàn đối thủ trên thị trường. Hơn nữa, tone màu sáng còn mang đến năng lượng tích cực, để lại ấn tượng lâu dài cho người dùng.
Nguồn: Shakuro
Xu hướng tiếp cận này dựa trên hiệu ứng tâm lý và nhận thức của chúng ta. Ví dụ, màu xanh lam thường gắn liền với sự tin cậy, màu đỏ tượng trưng cho niềm đam mê và hứng thú, còn màu cam truyền tải năng lượng và sức sống. Đó là lý do vì sao bạn cần lựa chọn màu sắc phù hợp với mục đích và cá tính của thương hiệu. Tuy nhiên, hãy cố gắng cân bằng những màu sắc rực rỡ trên thiết kế nếu không muốn người tiêu dùng cảm thấy “hoa mắt”, bạn nhé.
Cá nhân hóa trải nghiệm thương hiệu
Những năm gần đây, “cá nhân hóa” đang là một trong những xu hướng được nhiều thương hiệu theo đuổi bởi nó không chỉ thu hút sự chú ý của khách hàng mà còn vô cùng hiệu quả trong việc “giữ chân” họ. Xu hướng này tập trung triển khai nội dung do người dùng tự tạo, giao diện tương thích và hệ thống đề xuất thông minh để mang lại trải nghiệm sử dụng “độc quyền” cho họ.
Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, quá trình cá nhân hóa trải nghiệm sử dụng của khách hàng bao gồm các nội dung được tùy chỉnh, đề xuất dựa vào nhu cầu và sở thích riêng của mỗi người, từ đó tạo sự kết nối với khách hàng. Để tiếp cận xu hướng này, các thương hiệu có thể tận dụng các thông tin sẵn có hoặc dựa vào dữ liệu sử dụng của người dùng.
Nguồn: Techcrunch
Lấy các thương hiệu như Netflix, Spotify và Amazon làm ví dụ. Thông qua các thuật toán tiên tiến, các công ty này tuyển chọn nội dung và đưa ra những đề xuất phù hợp với sở thích cá nhân, củng cố lòng trung thành với thương hiệu và nâng cao sự hài lòng của người dùng.
Xây dựng câu chuyện thương hiệu
Vào năm 2024, kể chuyện đã vượt qua hoạt động tiếp thị truyền thống và trở thành một phần không thể thiếu trong việc tạo dựng bản sắc thương hiệu vững chắc. Nhờ xu hướng này, các công ty có thể kết nối với khách hàng của mình ở mức độ cảm xúc, tạo ra những câu chuyện gây được tiếng vang và truyền cảm hứng cho việc mua hàng. Những câu chuyện có tính xác thực cao cùng mục đích và tính liên quan sẽ tạo cảm giác gắn kết giữa khách hàng với sứ mệnh của nhãn hàng.
Để truyền tải một câu chuyện đến khách hàng, bạn có thể tận dụng nhiều yếu tố thiết kế khác nhau. Hình ảnh và sự tương tác sẽ giúp tạo nên những câu chuyện hấp dẫn. Bằng cách sử dụng một câu chuyện để tiếp cận khách hàng, bạn có thể thu hút người dùng và khơi gợi cảm xúc, làm sâu sắc thêm mối liên hệ của họ với thương hiệu.
Nguồn: Shakuro
Hãy tập trung vào cách kể chuyện chân thực, nhấn mạnh những phẩm chất độc đáo và tạo ra một câu chuyện nhất quán trên các điểm tiếp xúc khác nhau. Tuy nhiên, các thương hiệu cũng nên cẩn trọng trong việc áp dụng xu hướng này bởi không phải lúc nào chúng cũng phù hợp với tính chất của công ty bạn.
Tương tác vi mô và xây dựng thương hiệu cảm xúc
Tương tác vi mô (Micro-interaction) là tất cả những thứ liên quan đến quá trình tương tác và chi tiết của một sản phẩm. Chúng nâng cao khả năng sử dụng, hướng dẫn mọi người thông qua các tương tác và đưa cá tính thương hiệu vào trải nghiệm kỹ thuật số. Bằng cách chú ý đến những chi tiết nhỏ, thương hiệu có thể tạo ra nhiều khoảnh khắc thú vị khiến người dùng bất ngờ và bị thu hút, từ đó gợi lên những cảm xúc nhất định.
Các thương hiệu lớn như Slack, Google và Mailchimp được biết đến với khả năng ứng dụng một cách tuyệt vời các micro-interaction này. Từ những hình ảnh động vui nhộn cho đến những thông báo lỗi dí dỏm, các công ty này hiểu được sức mạnh của việc tạo ra trải nghiệm thương hiệu thú vị và đáng nhớ.
Tương tác vi mô có thể được sử dụng trong xây dựng thương hiệu cảm xúc (Emotional Branding), đề cập đến việc tạo ra kết nối cảm xúc sâu sắc giữa thương hiệu và đối tượng mục tiêu. Nó liên quan đến việc sử dụng những cảm xúc như vui, buồn, giận dữ, sợ hãi hoặc đồng cảm để gợi lên phản ứng và thiết lập mối liên kết lâu dài với khách hàng. Xây dựng thương hiệu cảm xúc nhằm mục đích khai thác các khía cạnh cảm xúc của tâm lý con người để xây dựng lòng trung thành với thương hiệu, tăng mức độ tương tác và thúc đẩy sự hài lòng của khách hàng.
Nguồn: Nike
Hãy thử nhìn vào các ví dụ sau đây. Chiến dịch “Just Do It” của Nike có sự góp mặt của các vận động viên đã vượt qua thử thách sẽ truyền cảm hứng cho người xem và khơi dậy khát vọng cũng như mong muốn hoàn thiện bản thân của họ. Cách kể chuyện đầy cảm xúc tạo ra sự kết nối mạnh mẽ với thương hiệu. Chiến dịch “Just Do It” thậm chí còn tạo ra một meme nổi tiếng, lan truyền rộng rãi hơn cả bản gốc.
Hay như chiến dịch “Choose Happiness” của Coca-Cola gợi lên những cảm xúc tích cực và khuyến khích người tiêu dùng chia sẻ những trải nghiệm hạnh phúc của họ, kết nối hiệu quả với khán giả ở mức độ cảm xúc.
Nguồn: Shakuro
Kem Kem
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. – Kỳ 1: Graphic Design – Thiết kế đồ họa – Kỳ 2: Digital Product Design – Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số – Kỳ 3: Digital Filmmaking – Làm phim kỹ thuật số – Kỳ 4: 3D Game Design – Thiết kế Game 3D – Kỳ 5: 3D Animation – Hoạt hình 3D Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học: https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |