Thiết kế đồ họa là học gì? Để trở thành Graphic Designer cần học những gì? Đây là băn khoăn của nhiều phụ huynh, học sinh khi tìm hiểu về ngành Thiết kế đồ họa. Để có câu trả lời chính xác cho câu hỏi trên, mời bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây!
1. Thiết kế đồ họa cần học những gì?
Để trở thành Graphic Designer, học viên cần hiểu rõ lý thuyết chuyên môn, luyện tập sử dụng thuần thục các công cụ thiết kế và trau dồi bộ kỹ năng mềm bổ trợ.
1.1. Kiến thức chuyên môn của ngành Thiết kế đồ họa
Trước tiên, để có thể trở thành một nhà thiết kế đồ họa bạn cần học những kiến thức chuyên môn. Kiến thức chuyên môn của ngành Thiết kế đồ họa bao gồm những lý thuyết Thiết kế nền tảng và các phương thức sử dụng công cụ thiết kế. Trong đó:
- Lý thuyết thiết kế nền tảng: Những kiến thức chuyên ngành Mỹ thuật đóng vai trò quan trọng giúp học viên xây dựng tư duy nghệ thuật sáng tạo, thành lập ý tưởng thiết kế. Nội dung cơ bản mà bạn cần học có thể kể đến như: Nguyên tắc thiết kế, Nguyên lý thị giác, Quy trình thiết kế, Xây dựng bố cục, Phối màu và Chất liệu thiết kế,…
- Phương thức sử dụng công cụ thiết kế: Bước tiếp theo sau khi hình thành tư duy thiết kế chính là hiện thực hóa thành sản phẩm kỹ thuật số. Điều này đòi hỏi nhà thiết kế đồ họa phải am hiểu và sử dụng thành thục những phần mềm thiết kế như: Illustrator, Indesign, Lightroom, Photoshop, …
Thông tin chi tiết bạn có thể tham khảo thông qua chương trình đào tạo Chuyên gia Thiết kế đồ họa của Arena Multimedia với 20 môn học kéo dài trong thời gian 15 tháng.
STT | LỘ TRÌNH HỌC KỲ I |
01 | Basic Art – Mỹ học cơ bản |
02 | Design and Visualization Fundamentals – Quy tắc thiết kế và Nguyên lý thị giác |
03 | Digital Illustrations – Minh họa kỹ thuật số |
04 | Photography Basic – Nhiếp ảnh cơ bản |
05 | Image Magick – Xử lý ảnh kỹ thuật số |
06 | Post processing using Lightroom – Chỉnh ảnh với phần mềm Lightroom |
07 | Typography – Nghệ thuật chữ |
08 | Media Publishing – Thiết kế dàn trang sách, báo |
09 | Design for Print and Advertising – Thiết kế cho in ấn và quảng cáo |
10 | Print Portfolio – Đồ án kỳ 1 (Bộ nhận diện thương hiệu & thiết kế in ấn) |
– | LỘ TRÌNH HỌC KỲ II |
11 | Design Concept for Web – Cơ bản về thiết kế Web |
12 | Digital Marketing and Media Concepts – Tiếp thị số và các khái niệm truyền thông |
13 | Interface Design – Thực hành thiết kế trang Web |
14 | Building Next Generation Websites – Xây dựng trang Web |
15 | Web Animation & Interactivity – Sử dụng hình ảnh động cho web bằng Animate CC |
16 | UI Design – Thiết kế giao diện người dùng |
17 | UX Design – Thiết kế trải nghiệm người dùng |
18 | Web App Design – Website và Mobile App |
19 | Responsive Design – Thiết kế Website trên nhiều nền tảng khác nhau |
20 | Web Portfolio – Đồ án kỳ 2 (Thiết kế website hoàn chỉnh) |
Xem thêm: Hỏi – Đáp chi tiết: Học thiết kế đồ hoạ thi môn gì?
1.2. Kỹ năng mềm cần thiết khác
Bên cạnh những kiến thức mang tính lý thuyết như trên, để trở thành một nhà thiết kế đồ họa bạn còn cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm. Trong quá trình làm việc thực tế, bộ 3 kỹ năng dưới đây là kim chỉ nam cho sự phát triển của một Graphic Designer:
1.2.1. Kỹ năng làm việc nhóm
Quá trình để hoàn thiện một dự án lớn đòi hỏi sự phối hợp ăn ý của một tập thể. Do đó, làm việc ở vị trí thiết kế nào, Designer đều cần trang bị kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả: Chủ động đóng góp ý kiến, hỗ trợ các thành viên trong nhóm, hoàn thành đúng công việc được giao,…
1.2.2. Kỹ năng lắng nghe và phân tích
Việc tiếp nhận ý tưởng, yêu cầu từ đội nhóm, quản lý và khách hàng còn phải đi kèm với khả năng phân tích thông tin. Đôi khi, bởi sự không am hiểu về chuyên môn, khách hàng có thể hiểu nhầm trong quá trình người thiết kế trình bày ý tưởng. Một nhà thiết kế đồ họa tinh tế sẽ đọc hiểu được mong muốn và cung cấp tới khách hàng sản phẩm với chất lượng vượt mong đợi.
1.2.3. Kỹ năng phác thảo
Nếu nhà thiết kế đồ họa có thể phác thảo được sơ bộ quy trình thiết kế dựa trên những yêu cầu được chuyển giao, thì khách hàng hay quản lý có thể dựa vào đó để đưa ra những chỉnh sửa hay cải thiện phù hợp. Sau khi các bên cùng thống nhất về bản phác thảo, nhà thiết kế sẽ tập trung hoàn thiện sản phẩm thiết kế đồ họa mà không tốn thời gian thay đổi hay chỉnh sửa, tối ưu được quá trình làm việc.
2. Học Thiết kế đồ họa ra trường làm gì?
Bên cạnh câu hỏi Ngành thiết kế đồ họa cần học những gì thì Học thiết kế đồ họa ra làm gì cũng là một trong những băn khoăn của không ít bậc phụ huynh học sinh.
Trong thời đại ngày nay, học viên tốt nghiệp Thiết kế đồ họa có rất nhiều lựa chọn chuyên ngành khác nhau để gắn bó lâu dài, phổ biến trong số đó bao gồm:
1 – Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu: Mọi doanh nghiệp đều cần xây dựng bộ nhận diện thương hiệu riêng để truyền tải đến khách hàng tính chất sản phẩm – dịch vụ kinh doanh. Nhận nhiệm vụ thiết kế nhận diện thương hiệu, nhà thiết kế có thể làm việc tại mọi thể loại doanh nghiệp.
2 – Thiết kế ấn phẩm quảng cáo Marketing: Yếu tố then chốt mang lại hiệu ứng nổi bật của một chiến dịch Marketing chính là nội dung trực quan (visual content) được đảm nhiệm bởi những chuyên gia thiết kế đồ họa. Bộ phận Marketing trong một công ty hay một đơn vị chuyên truyền thông và quảng cáo sẽ là địa điểm làm việc phổ biến của nhà thiết kế.
3 – Thiết kế giao diện người dùng: Giao diện người dùng chính là những hình ảnh hiển thị trên một trang web hay một ứng dụng kỹ thuật số (app). Công việc của Designer là đảm bảo giao diện này hiển thị tối ưu và thân thiện nhất với người sử dụng.
4 – Thiết kế ấn phẩm xuất bản: Nhà thiết kế đồ họa sẽ làm việc với những biên tập viên và nhà xuất bản để tạo nên những hình ảnh phù hợp với nội dung bài viết. Những sản phẩm này được in ra và xuất hiện những mặt phẳng 2D với chất liệu là giấy – tạp chí, báo, sách truyện,…
5 – Thiết kế đồ họa chuyển động: Nhờ sự phát triển của công nghệ, hình ảnh tĩnh giờ đây được nâng cấp với những chuyển động từ 1 giây ngắn – Gif, đến vài chục phút – Video và hàng giờ – Phim ảnh. Đây là những sản phẩm mà công ty sản xuất phim, truyền hình, truyền thông, quảng cáo yêu cầu từ nhà thiết kế.
7 – Thiết kế đồ họa Art & Vẽ minh họa: Trải dài từ hội họa, nghệ thuật trang trí đến minh họa kể chuyện, nhà thiết kế đồ họa Art và vẽ minh họa sẽ làm việc tại những công ty truyền thông, quảng cáo, nhà xuất bản truyện tranh, sản xuất game, công ty in ấn,…
Bạn có thể tìm hiểu thêm về công việc của nhà Thiết kế đồ họa tại bài viết: Công việc của thiết kế đồ họa là gì?
3. Mức lương cho ngành Thiết kế đồ họa
Trong lĩnh vực Thiết kế đồ họa, mức thu nhập của Designer tỷ lệ thuận với kinh nghiệm làm việc. Lương nhân viên thiết kế đồ họa cho sinh viên mới ra trường và người có dưới 4 năm kinh nghiệm thường từ 7 – 14 triệu đồng/tháng. Với chuyên viên hoặc quản lý 25 triệu đồng/tháng khi có từ 4 – 7 năm kinh nghiệm. Khi lựa chọn làm việc theo hợp đồng dự án hoặc làm tự do (freelancer), thu nhập của Designer có thể lên đến 70 triệu đồng/ tháng.
Xem thêm: Trở thành nhà thiết kế đồ họa có cần bằng cấp hay không?
4. Địa chỉ học Thiết kế đồ họa chất lượng nhất hiện nay
Là thương hiệu đào tạo Thiết kế đồ họa số 1 Châu Á – Arena Multimedia đã có mặt tại Việt Nam được 17 năm, trở thành “ốc đảo sáng tạo” của hàng ngàn bạn trẻ Việt Nam đam mê cái đẹp. 10 lý do sau đây sẽ lý giải độ HOT của Arena Multimedia:
Như vậy, đáp án cho câu hỏi Thiết kế đồ họa cần học gì chính là: ngoài việc học những kiến thức chuyên môn, người muốn theo đuổi ngành Thiết kế đồ họa còn cần học những kỹ năng mềm khác để có thể làm tốt công việc.
Nếu bạn đang tìm hiểu về ngành Thiết kế đồ họa, băn khoăn không biết mình có nên theo học ngành này hay không, thì hãy liên hệ đội ngũ tư vấn của Arena Multimedia về chương trình học cũng như thông tin về học phí thiết kế đồ họa Arena. Với kinh nghiệm hơn 17 năm đào tạo Thiết kế đồ họa chuẩn quốc tế tại Việt Nam, Arena Multimedia sẽ giúp bạn trả lời băn khoăn trên 1 cách nhanh chóng, chính xác nhất!
Tại thành phố Hồ Chí Minh:
- 212-214 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 1800 1525
Email: [email protected]
- 778/10 Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 1800 6325
Email: [email protected]
- 06 Tân Kỳ, Tân Quý, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 1800 2074
Email: [email protected]
Tại thành phố Hà Nội:
- 80 Trúc Khê, phường Láng Hạ. quận Đống Đa, TP Hà Nội
Số điện thoại: 1800 1542
Email: [email protected]
- D29 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Số điện thoại: 1800 1542
Email: [email protected]
- 110 Trần Phú, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Số điện thoại: 1800 1542
Email: [email protected]