Để trở thành nhà thiết kế đồ họa có cần bằng cấp không? Câu trả lời phụ thuộc vào mục tiêu sự nghiệp của mỗi cá nhân. Nếu bạn chỉ hướng đến những vị trí hỗ trợ hoặc học Thiết kế đồ họa như một kỹ năng bổ trợ cho công việc chính thì bằng cấp Không quan trọng. Tuy nhiên cần lưu ý những vị trí hay kỹ năng càng dễ có được thì cũng dễ bị thay thế, đặc biệt đối với ngành công nghiệp sáng tạo.
Vậy, để việc quyết định trở nên dễ dàng hơn, hãy tham khảo ngay 5 công dụng của bằng cấp Arena Multimedia tổng hợp dưới đây nhé!
1. Bằng cấp không chỉ là bằng cấp!
Không giống như nhiều người vẫn quan niệm, để đạt được tấm bằng chứng chỉ Thiết kế đồ họa thực chất không hề đơn giản. Học viên không chỉ đầu tư thời gian, tài chính mà cũng cần nỗ lực học tập rèn luyện, vượt qua nhiều thử thách, cải thiện bản thân đổi lại tấm bằng danh giá.
Sau khi tốt nghiệp, tấm bằng là minh chứng thể hiện trình độ cũng như khả năng chuyên môn của người sở hữu. Chỉ cần đính kèm bằng cấp trong portfolio hoặc CV thì các graphic designer không mất quá nhiều thời gian để thử việc hay thuyết phục nhà tuyển dụng mà có thể tiếp nhận dự án luôn.
2. Giá trị của đào tạo bài bản
Sở hữu tấm bằng thiết kế đồ họa đồng nghĩa với việc các designer đã trải qua quá trình đào tạo tại môi trường chuyên nghiệp và bài bản. Quá trình này mang lại cho các designer nhiều lợi thế như:
- Mạng lưới mối quan hệ (network) với nhiều chuyên gia nổi tiếng trong nghề, mở rộng cơ hội nghề nghiệp mà không cần trải qua quá trình tuyển dụng;
- Kiến thức nền vững chắc để xây dựng tư duy nghệ thuật, tự phát triển sáng tạo và áp dụng vào công việc sau này;
- Cơ hội thực nghiệm nhiều ý tưởng cá nhân dưới sự hướng dẫn và góp ý tận tình của giảng viên đầu ngành;
- Một portfolio nổi bật với đa dạng các sản phẩm đồ án, dự án thực hành trong quá trình học tập;
- Hình thành phong cách thiết kế cũng như mục tiêu chuyên sâu phù hợp với năng lực và sở thích cá nhân;
- Xây dựng bộ kỹ năng mềm mà nhiều designer thường bỏ qua hoặc không có cơ hội rèn luyện như thuyết phục khách hàng, phân tích thông tin, làm việc nhóm,…
3. Lợi thế cạnh tranh của bằng cấp khi ứng tuyển việc làm
Khi cân nhắc giữa các ứng viên có cùng năng lực, kinh nghiệm, thái độ, nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những ứng viên sở hữu bằng cấp. Mức thu nhập trên thế giới dành cho các graphic designer được ghi nhận đều dành cho các ứng viên đã có bằng cấp về Thiết kế đồ họa. Cụ thể mức lương graphic designer tại 3 quốc gia Hoa Kỳ, Singapore và Úc năm 2023 là:
Tính chất công việc thiết kế đồ họa là trao đổi trực tuyến – mọi lúc mọi nơi nên những designer Việt Nam có bằng cấp hoàn toàn đủ khả năng trở thành đối tác của các doanh nghiệp quốc tế và kiếm được mức thu nhập “khủng” như trên. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam “săn đón” những designer với bằng cấp chuyên môn trên nền tảng tuyển dụng CareerBuilder như:
4. Mục tiêu trở thành nhà lãnh đạo
Với việc nắm trong tay quyền lực và sức ảnh hưởng lớn, những nhà lãnh đạo cần nhiều hơn là kỹ năng và kiến thức đơn thuần mà còn cần bằng chứng nhận khả năng và lợi thế vượt trội trong một tập thể. Vì thế, thông qua bằng cấp, các nhà thiết kế đồ họa được đánh giá cao hơn vào những vị trí quản lý hoặc điều hành như:
- Art Director – Giám đốc Nghệ thuật chịu trách nhiệm về phong cách hình ảnh và nội dung trên các tờ báo, tạp chí, bao bì sản phẩm và các sản phẩm điện ảnh và truyền hình.
- Creative Director – Giám đốc Sáng tạo xác định tầm nhìn sáng tạo của một dự án, đó có thể là một sản phẩm hữu hình như trò chơi điện tử, phim, tạp chí hay sản phẩm trừu tượng hơn như chiến dịch quảng cáo hoặc bộ nhận diện thương hiệu.
- Marketing Manager/ Specialist – Chuyên gia/ Quản lý Marketing thu thập và phân tích dữ liệu về khách hàng mục tiêu, khởi động, đo lường tính hiệu quả của các chiến dịch, và thiết lập các chiến lược quảng bá sản phẩm – dịch vụ của công ty hoặc toàn thương hiệu.
- Multimedia Artist/Animator – Nghệ sĩ đa phương tiện/ Nhà làm phim hoạt hình thực hiện các thiết kế đồ họa và hoạt hình phức tạp bằng cách sử dụng các chương trình máy tính mô phỏng hoạt họa.
- Web Designer & Developer – Nhà Thiết kế và Phát triển trang web không chỉ đảm bảo thiết kế giao diện của trang web và trải nghiệm của người dùng được tối ưu nhất, mà còn lập chiến lược quản lý trang web trong thời kỳ dài.
- Freelancer – Nhà thiết kế hoạt động độc lập không chịu quản lý của bất cứ agency nào và trực tiếp triển khai các dự án từ các doanh nghiệp lớn. Bên cạnh đó, họ có thể quản lý đội nhóm thiết kế riêng hoặc thành lập công ty riêng.
5. Mục tiêu chuyên sâu học thuật
Nếu những công việc ở trên chưa thỏa mãn mong muốn của bạn thì tại sao không cân nhắc đến mục tiêu học chuyên sâu để trở thành:
- Giảng viên đào tạo các Học viện, Trường Đại học, Trung tâm chuyên ngành Thiết kế sáng tạo, mỹ thuật đồ họa;
- Chuyên gia nghiên cứu và phát triển tại các Viện, Khoa chuyên ngành về Mỹ thuật, Nghệ thuật, Thiết kế,…
Bạn sẽ không biết mình sẽ bỏ lỡ điều gì nếu không tiếp tục học nâng cao và khai phá hết tiềm năng cá nhân.
Tóm lại, quá trình học tập và rèn luyện tại một môi trường đào tạo bài bản mang lại nhiều giá trị cho các nhà thiết kế đồ họa và bằng cấp chính là minh chứng ngắn gọn cho năng lực của designer. Vì vậy, hãy đầu tư và tận dụng những lợi ích mà bằng cấp mang lại để theo đuổi một sự nghiệp bền vững và lâu dài.
Hiện nay, Arena Multimedia là hệ thống đào tạo Chuyên gia Thiết kế đồ họa lớn nhất tại Việt Nam. Với chương trình đào tạo được xây dựng một cách khoa học và chuyên nghiệp. Học viên tốt nghiệp tại đây sẽ được cấp bằng có giá trị sử dụng trên 20 quốc gia và được các doanh nghiệp tuyển dụng đáng giá cao.
Đặc biệt, bằng Chuyên gia Thiết kế đồ họa của Arena Multimedia còn là “tấm vé thông hành” giúp các designer học chuyển tiếp lấy bằng Cử nhân tại 4 môi trường đào tạo quốc tế hàng đầu ngành công nghiệp sáng tạo như học viện SAE (Úc), đại học MiddleSex (Anh Quốc), đại học Cesine (Tây Ban Nha) và trường VCEA (Canada).
Như vậy, có thể nói rằng để trở thành nhà thiết kế đồ họa bạn không bắt buộc phải sở hữu bằng cấp. Tuy nhiên tấm bằng Thiết kế đồ họa sẽ là điểm tựa giúp bạn có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp.