Nền tảng Thiết kế đồ họa cơ bản có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình học nghề này. Tổng hợp những kiến thức phải biết trong nghề dưới đây sẽ là cẩm nang hữu ích cho việc học tập và định hình những cột mốc phải biết trong nghề.
1. Tổng quan cơ bản về Thiết kế đồ họa
Nắm được khái niệm về nghề cũng như sản phẩm của Thiết kế đồ họa là bước đầu tiên người học cần định hình được về mục đích học, có cho mình một tầm nhìn cụ thể về triển vọng với nghề.
1.1. Thiết kế đồ họa là gì?
Về khái niệm, bạn có thể hiểu đơn giản rằng: Thiết kế đồ họa là ngành học làm đẹp cho các phát minh của thế giới. Đằng sau mỗi tác phẩm thiết kế đồ họa luôn ẩn chứa một ý nghĩa cụ thể và có giá trị.
Người trong nghề Thiết kế đồ họa sẽ sản xuất ra các ý tưởng thiết kế bằng khả năng thẩm mỹ và sự am hiểu kiến thức xã hội, đối tượng thiết kế; vận dụng khả năng thẩm mỹ vào thực hiện trên các công cụ đồ họa; tạo ra hình ảnh ấn tượng, cảm xúc, chạm đến người xem.
Xem thêm: Đồ họa và Thiết kế đồ họa KHÁC nhau hoàn toàn, đừng nhầm lẫn!
1.2. Sản phẩm của thiết kế đồ họa
Một số sản phẩm của thiết kế đồ họa như:
1.3. Cơ hội nghề nghiệp
Học Thiết kế đồ họa mở ra cơ hội nghề nghiệp rộng lớn cho các bạn trẻ có niềm say mê thiết kế. Với sự lên ngôi của văn hóa thị giác, việc đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, trước hết để sản phẩm của bất kỳ doanh nghiệp nào trở nên thu hút, cần có bàn tay của những người thiết kế.
Về cơ bản sau khi học Thiết kế đồ họa bạn có thể đảm nhận các vị trí như:
- Nhà thiết kế nhận diện thương hiệu
- Nhà thiết kế đồ họa quảng cáo & Tiếp thị
- Nhà thiết kế đồ họa giao diện người dùng
Điểm danh các cơ hội nghề nghiệp Ngành thiết kế đồ họa tại đây.
2. Kiến thức thiết kế đồ họa cơ bản trọng tâm
7 yếu tố chi phối thị giác cùng 3 nguyên tắc cơ bản chính là những kiến thức thiết kế đồ họa cơ bản cần nắm được!
2.1. 7 Yếu tố chi phối thị giác trong thiết kế
Nguyên lý thị giác đi vào làm rõ các yếu tố cùng với các nguyên tắc chi phối thị giác của con người. Vì thế, người học Thiết kế đồ họa cơ bản cần nắm chắc kiến thức về môn học này để có được sự nâng cao thẩm mỹ trong mỗi tác phẩm.
- Line – đường nét
- Light/Color – ánh sáng/màu sắc: Yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc thu hút sự chú ý bởi chúng mang những cảm xúc khác nhau đằng sau mỗi sắc tố.
- Shape – hình khối: Quan trọng như màu sắc, mỗi hình thù lại đem tới những sắc thái cảm xúc riêng.
- Space – không gian: khoảng trống đề cập đến các vùng thiết kế trống – tạo điểm nhấn trong thiết kế
- Texture – chất liệu: Yếu tố này đề cập đến cảm giác của mọi thứ khi chạm vào (thô, mìn, bóng, mềm, cứng… sử dụng để thu hút, với sự bổ trợ thêm từ yếu tố khác như hình dạng, màu sắc, hình ảnh…
- Typography – kiểu chữ: Nghệ thuật sắp xếp loại hình; thể hiện thông điệp của thiết kế
- Size/Scale – kích thước: dấu hiệu về tầm quan trọng của hình ảnh bố cục trong 1 thiết kế, tạo ra sự quan tâm trực quan khác nhau
2.2. 3 Nguyên tắc cơ bản trong thiết kế đồ họa
Bên cạnh 7 yếu tố trên, người mới bắt đầu học Thiết kế đồ họa cũng cần nắm rõ 3 nguyên tắc quan trọng sau để đảm bảo chất lượng tác phẩm:
- Dominance & Emphasis – điểm nhấn: giảm thiểu sự lộn xộn, người xem dễ hiểu
- Balance – cân bằng: sử dụng đối xứng và bất đối xứng. Đạt được bằng cách cân bằng thiết kế về hình dạng, đường nét và các yếu tố phân bố đồng đều.
- Harmony – hài hòa: Toàn bộ thiết kế không chỉ là sự hợp lại các bộ phận của nó mà cần có một sự thống nhất, thể hiện tính giao tiếp qua đó. Sự lặp lại, tương đồng và gần gũi có thể tạo thêm cảm giác hoàn chỉnh trực quan cho thiết kế của bạn
3. Công cụ cần có để bắt đầu học thiết kế đồ họa cơ bản
Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, những chuẩn bị sau đây đóng vai trò quan trọng trong việc học Thiết kế đồ họa từ căn bản cho đến nâng cao:
3.1. Dụng cụ học tập
- Sổ tay & bút: Việc phác thảo một ý tưởng sẽ khiến bạn không chỉ bắt được ngay ý tưởng lóe lên mà còn có hình dung rõ nét hơn về điều đó.
- Wacom: Một thiết bị vẽ điện tử, có 4 loại: từ Intuos, Intuos Pro, CintiQ đến Companion. Người mới bắt đầu có thể sử dụng loại Intuos – cơ bản nhất, có khoảng giá 2 – 3 triệu đồng.
- Máy tính: Là công cụ thực hành chính của người làm thiết kế đồ họa, chứa các phần mềm thao tác. Do vậy, khi đầu tư một chiếc máy tính, bạn rất cần quan tâm đến cấu hình máy. Các dòng máy có Intel Core i7, 500GB trở lên là một gợi ý tốt để chạy các phần mềm thiết kế hiện nay.
Xem thêm: Học thiết kế đồ họa cần những gì? Bật mí cho người mới bắt đầu
3.2. Phần mềm
Với mỗi mục đích thiết kế đồ họa, bạn cần sử dụng những phần mềm khác nhau:
Mục đích thiết kế | Phần mềm sử dụng |
Thiết kế in ấn, xuất bản | Photoshop, Illustrator, InDesign, Corel |
Thiết kế giao diện web & app | Photoshop, Flash, Dreamweaver, Adobe Xd |
Thiết kế quảng cáo trực tuyến | Photoshop, Illustrator, Indesign, Powerpoint |
Thiết kế minh họa | Photoshop, Illustrator |
Thiết kế bao bì | Illustrator, Indesign, 3Dmax, Cinema4d |
3.3. Một số kênh học tập
Ngày nay, với sự thay đổi của công nghệ số, nguồn tài nguyên học tập Thiết kế đồ họa cơ bản cho người mới bắt đầu cũng trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Dưới đây, Arena Multimedia gợi ý cho bạn một số kênh thiết kế sáng tạo thú vị:
Bên cạnh những nguồn tài liệu tự học trên, nếu bạn là người mới bắt đầu, muốn học Thiết kế đồ họa từ căn bản thì cách hiệu quả nhất là tìm đến các đơn vị đào tạo uy tín, chất lượng. Arena Multimedia hiện cung cấp chương trình đào tạo Thiết kế đồ họa chuẩn quốc tế với phương pháp giảng dạy mới lạ giúp khơi nguồn sáng tạo và xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc cho các Graphic Designer tương lai. Tham khảo chương trình và mức học phí thiết kế đồ họa Arena cho từng học kỳ để bắt đầu ước mơ của mình nhé!
Học Thiết kế đồ họa cơ bản không phải điều quá khó khăn nhưng luôn cần đến sự nỗ lực và cố gắng không ngừng. Hãy để Arena Multimedia đồng hành cùng bạn trên con đường đó và chắp cánh cho ước mơ sáng tạo của bạn bay xa.