Sản phẩm của Thiết kế đồ họa 2D xuất hiện ở mọi nơi xung quanh chúng ta từ ngay chính trang web mà bạn đang lướt, cho đến hình ảnh quảng cáo bạn bắt gặp trên mạng xã hội,… Tuy nhiên, đây chỉ là những kết quả hiển thị của Thiết kế đồ họa 2D mà thôi, còn rất nhiều điều thú vị nằm sau những hình ảnh đó.
Hãy theo dõi bài viết để khám phá thêm những thông tin về lĩnh vực này bao gồm định nghĩa, phân loại, tố chất cần thiết để theo đuổi ngành, nhu cầu nhân lực và địa chỉ đào tạo Thiết kế đồ họa 2D uy tín nhé.
1. Kiến thức cơ bản về Thiết kế đồ họa 2D
Trước hết, cùng tìm hiểu sơ bộ về Thiết kế đồ họa 2D và sản phẩm thể hiện trên thị trường của nó.
1.1. Thiết kế đồ họa 2D là gì?
Thiết kế đồ họa 2D là hình thức đồ họa phổ biến nhất tại thị trường quảng cáo, truyền thông Việt Nam. Đây là một phương pháp thiết kế đồ họa cổ điển xuất hiện từ nhiều thập kỷ trước với tính chất đơn giản, hấp dẫn trực quan và người tiêu dùng dễ dàng tìm hiểu mà không quá choáng ngợp hoặc mất tập trung.
Hình ảnh trên diễn tả độ “phẳng” của các Thiết kế đồ họa 2D và chính sự tối giản này của đồ họa 2D tiết kiệm chi phí cho các doanh nghiệp muốn sáng tạo, đăng tải và duy trì chúng trên các nền tảng hiển thị.
1.2. Phân loại các hình thức Thiết kế đồ họa 2D
Thiết kế đồ họa 2D được phân thành 2 loại đồ họa – raster và vector với các tính chất xử lý khác nhau:
- Đồ họa Raster là phổ biến nhất và được sử dụng cho ảnh kỹ thuật số, đồ họa trang web, icon và các loại hình ảnh khác. Chúng bao gồm một mạng lưới pixel đơn giản, mỗi điểm ảnh có thể có một màu khác nhau.
- Đồ họa Vector được tạo thành từ các đường dẫn vector, có thể là đường thẳng, hình dạng, chữ cái hoặc các đối tượng có thể mở rộng khác. Chúng thường được sử dụng để tạo logo, bảng hiệu và các loại hình minh họa khác. Không giống như đồ họa raster, đồ họa vector có thể được phóng to thành kích thước siêu lớn mà không làm giảm chất lượng hiển thị.
1.3. Thiết kế đồ họa 2D và 3D khác gì nhau?
Không giống như đồ họa 2D, Thiết kế đồ họa 3D được tạo nên trên 3 trục X, Y và trục Z. Điều này có nghĩa là các đối tượng đồ họa, bên cạnh việc di chuyển theo chiều ngang và dọc, có thể di chuyển tiến và lùi. Do đó, thiết kế đồ họa 3D có thể thêm chiều sâu cho đối tượng để mọi thứ trong video trở nên gần gũi và sống động hơn với khán giả.
Thiết kế đồ họa 2D | Thiết kế đồ họa 3D |
– Hạn chế về không gian thiết kế, đối tượng ít sống động hơn đồ họa 3D; – Sản xuất ít tốn kém hơn nhiều so với đồ họa 3D; – Dễ dàng đăng tải và hiển thị trên bất kỳ nền tảng nào (bao gồm các trang web bán hàng sản phẩm và bài đăng trên blog); – Nhiều phần mềm công cụ hỗ trợ thiết kế với giao diện dễ sử dụng. | – Cung cấp khả năng thể hiện nhiều góc độ, chiều sâu của một đối tượng đồ họa; – Xu hướng đồ họa tân tiến, thu hút sự chú ý của cộng đồng; – Chi phí sản xuất cao hơn đáng kể so với bất kỳ hình thức thiết kế đồ họa khác; – Hạn chế truy cập được trên thiết bị (một số máy không có giao diện để hỗ trợ); |
2. Học Thiết kế đồ họa 2D là học những gì?
Để thực hiện các tác phẩm đồ họa 2D, các designer cần đảm bảo nắm vững kiến thức và rèn luyện những kỹ năng sau đây:
2.1. Lý thuyết mỹ thuật nền tảng
Bản chất của bất cứ lĩnh vực thiết kế nào cũng đều là một bộ môn nghệ thuật, vậy nên các môn học lý thuyết đào tạo Thiết kế đồ họa 2D cũng chủ yếu liên quan đến mỹ học và nghệ thuật như: Quy tắc thiết kế, Nguyên lý thị giác, Nghệ thuật chữ, Thiết kế dàn trang sách, báo; Thiết kế giao diện người dùng (UI); Thiết kế trải nghiệm người dùng (UX),…
Xem thêm: 6 Kiến thức cơ bản về Thiết kế đồ họa KHÔNG THỂ BỎ QUA
2.2. Kỹ năng Thiết kế đồ họa
Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, các designer cũng cần rèn luyện bộ kỹ năng sau đây để thành thục Thiết kế đồ họa 2D:
Kỹ năng chuyên môn | 1 – Thiết lập ý tưởng; 2 – Typography/ Typesetting – Thiết kế kiểu chữ; 3 – Xây dựng thương hiệu; 4 – Thiết kế cho in ấn; 5 – Sử dụng thành thạo Adobe Photoshop; 6 – Sử dụng thành thạo Adobe Illustrator; 7 – Sử dụng thành thạo Adobe Premiere Pro; 8 – Sử dụng thành thạo Adobe InDesign; 9 – Sử dụng thành thạo Digital (UI, UX, Sketch); |
Kỹ năng mềm bổ trợ | 1 – Kỹ năng quản lý thời gian; 2 – Kỹ năng giao tiếp; 3 – Kỹ năng phân tích thông tin; 4 – Kỹ năng phác thảo; 5 – Kỹ năng làm việc nhóm. |
Xem thêm: 15 Kỹ năng Thiết kế đồ họa giúp bạn nổi bật trước nhà tuyển dụng
3. Học thiết kế đồ họa 2D cần chuẩn bị những công cụ gì?
Công cụ quan trọng nhất trong quá trình Thiết kế đồ họa 2D mà mọi designer đều cần phải có chính là máy tính. Trên thị trường hiện có 2 loại máy tính là máy tính để bàn cố định và laptop, mỗi thiết bị phục vụ những yêu cầu riêng, tham khảo ngay gợi ý của chuyên gia Arena Multimedia để có hình dung rõ nhất:
Bên cạnh đó, đối với những designer lâu năm, họ cũng đầu tư bảng vẽ điện tử – một thiết bị liên kết với máy tính hoạt động như bàn vẽ ghi nhận mọi thao tác của designer và truyền dữ liệu trực tiếp lên máy tính. Thương hiệu bảng vẽ điện tử được biết nhiều nhất là Wacom với nhiều dòng máy khác nhau:
Máy tính thôi chưa đủ, các designer còn cần phần mềm thiết kế đồ họa 2D. Có nhiều phần mềm thiết kế được cung cấp miễn phí, tuy nhiên, để theo đuổi graphic design chuyên nghiệp các bạn nên đầu tư những phần mềm chất lượng cao mất phí như: Adobe Photoshop, Adobe Illustrator, Adobe Indesign,…
Xem thêm: 18 Phần mềm, ứng dụng của ngành Thiết kế đồ họa mà Designer phải biết
4. Tố chất cần có để trở thành nhà Thiết kế đồ họa 2D
Sở hữu 6 tố chất sau đây, bạn có nhiều tiềm năng để trở thành những graphic designer 2D tài năng trong tương lai:
- Đam mê cái đẹp: Sản phẩm đồ họa 2D được thiết kế với mục đích thu hút người xem, chính vì vậy mọi sản phẩm đều phải đẹp. Nếu bạn không đam mê và khao khát tạo ra các sản phẩm đẹp, hấp dẫn thì bạn sẽ không thể trở thành designer;
- Sở hữu óc sáng tạo: Bạn không thể thiết kế 2 sản phẩm đồ họa giống y nhau. Mỗi một dự án thiết kế bạn cần sáng tạo nên những ý tưởng mới, ngay cả từ cuộc sống đơn thuần;
- Nhạy cảm với hình ảnh và màu sắc: Điều này có nghĩa là bạn có thể để ý những chi tiết nhỏ trong màu sắc và hình ảnh như phân biệt sắc thái màu trên dải màu, cảm nhận những sắc thái khác nhau khi thay đổi màu sắc hoặc hình ảnh, kết nối các hình ảnh tưởng chừng như không liên quan,…
- Yêu thích công nghệ hiện đại: Như ban đã thấy, thiết bị công nghệ là công cụ bất ly thân của các designer. Hãy đảm bảo bạn có thể thích nghi với sự cập nhật liên tục của công nghệ để áp dụng vào graphic design;
- Học hỏi không ngừng: Mỗi ngày có hàng ngàn sản phẩm Thiết kế đồ họa 2D ra đời, hàng ngàn xu hướng mới được định hình bởi thị yếu của khán giả, chính vì vậy graphic design đòi hỏi bạn phải tìm hiểu và tiếp nhận những kiến thức mới.
- Khả năng chịu được áp lực công việc: Graphic designer yêu cầu bạn phải làm việc bằng bộ óc của mình, đương nhiên điều này gây ra nhiều áp lực tâm lý. Nhận thức được điều này giúp bạn chuẩn bị “tinh thần thép” để đương đầu với mọi thử thách.
5. Học Thiết kế đồ họa 2D ra làm gì?
Ứng dụng của thiết kế đồ họa 2D cực kỳ đa dạng, đây là lý do mà các designer có nhiều hơn 1 lựa chọn nghề nghiệp tương lai, có thể kể như:
- Chuyên viên tư vấn/ thực hành thiết kế tại các doanh nghiệp chuyên cung cấp sản phẩm đồ họa 2D như bộ nhận diện thương hiệu, logo, poster quảng cáo, bao bì, nhãn sản phẩm,…;
- Chuyên viên phụ trách thiết kế hình ảnh tại các công ty tổ chức sự kiện;
- Chuyên viên chỉnh sửa hình ảnh tại các studio nghệ thuật;
- Họa sĩ minh họa tại các xưởng xuất bản truyện tranh;
- Chuyên viên dàn trang sách, báo tại các nhà xuất bản, tòa soạn báo;
- Chuyên viên thiết kế các sản phẩm in ấn cho doanh nghiệp in ấn;
- Chuyên viên thiết kế đồ họa trong agency quảng cáo – truyền thông hoặc bộ phận Marketing trong các tập đoàn lớn;
- Freelancer làm việc tự do.
Payscale đã thống kế mức lương trung bình (bao gồm tiền boa, tiền thưởng và tiền làm thêm giờ) của graphic designer trên thế giới như sau:
- Graphic designer mới vào nghề với 1 – 4 năm kinh nghiệm kiếm được tổng mức thù lao trung bình là hơn 1 tỷ VNĐ/ năm;
- Graphic designer trung cấp với 5 – 9 năm kinh nghiệm kiếm được tổng mức lương thưởng trung bình là 1,1 tỷ VNĐ/ năm;
- Graphic designer có kinh nghiệm từ 10 năm trở lên kiếm được tổng mức lương thưởng trung bình 1,3 tỷ VNĐ/ năm.
Trong khi đó, graphic designer Việt Nam có mức thu nhập trung bình khoảng hơn 109 triệu VNĐ/ năm, theo thống kê của VietnamSalary. Nền tảng này cũng ghi nhận mức thu nhập cao nhất mà graphic designer kiếm được tại Việt Nam là 240 triệu VNĐ/ năm. Con số thực tế được các chuyên gia trong ngành chia sẻ là gia tăng không hạn định, phụ thuộc vào khả năng designer tiếp nhận và thực hiện các dự án lớn từ nhiều quốc gia trong mỗi tháng.
6. Nên theo học Thiết kế đồ họa 2D ở đâu uy tín?
Tự học Thiết kế đồ họa 2D là mong muốn của nhiều bạn trẻ, tuy nhiên đây là một con đường nhiều khó khăn và dễ “lạc lối”. Để tiến sâu hơn trong lĩnh vực Thiết kế đồ họa 2D, bạn nên lựa chọn tham gia đào tạo tại các cơ sở uy tín với chương trình đào tạo chuẩn quốc tế. Dẫn đầu Việt Nam hiện nay có Chương trình đào tạo Chuyên gia Thiết kế đồ họa, quảng cáo của Arena Multimedia.
Khóa học kéo dài 15 tháng mang mang tới cho học viên 10 giá trị trải nghiệm học tập chất lượng cao.
1 – Chương trình đào tạo cập nhật, toàn diện, tiên tiến 2 – Đào tạo kỹ năng chuyên nghiệp 3 – Bằng cấp Quốc tế 4 – Phương pháp đào tạo tiên tiến 5 – Cơ sở vật chất hiện đại | 6 – Đội ngũ giảng viên hàng đầu 7 – Hỗ trợ việc làm toàn diện 8 – Chính sách khuyến học đa dạng 9 – Chăm sóc học viên tận tình 10 – Hoạt động ngoại khóa sôi động, bổ ích |
Mọi băn khoăn của các bạn về Thiết kế đồ họa 2D sẽ được bộ phận tư vấn của Arena Multimedia giải đáp chi tiết, thông tin liên hệ:
Thông tin liên hệ:
Tại thành phố Hồ Chí Minh:
- 212-214 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 1800 1525
Email: [email protected]
- 778/10 Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 1800 6325
Email: [email protected]
- 06 Tân Kỳ, Tân Quý, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 1800 2074
Email: [email protected]
Tại thành phố Hà Nội:
- 80 Trúc Khê, phường Láng Hạ. quận Đống Đa, TP Hà Nội
Số điện thoại: 1800 1542
Email: [email protected]
- D29 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Số điện thoại: 1800 1542
Email: [email protected]
- 110 Trần Phú, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Số điện thoại: 1800 1542
Email: [email protected]