Bạn đã bao giờ thử thiết kế Brand Guideline online? Nếu chưa, chắc chắn bạn nên thử một lần đấy. Và trước khi thử, bạn cần xem ngay 5 lợi ích trong bài viết này.
Brand Guideline là gì?
Dù là người mới tập thành học thiết kế, designer “mới nhú” hay là những người đã và đang mài mòn đũng quần trước màn hình máy tính mỗi ngày, Brand Guideline hẳn chẳng còn là điều gì quá xa lạ. Bởi vì phải có Brand Guideline, khách hàng mới biết vì sao chúng ta – các designer lại chọn màu sắc này, phông chữ đó hay hình ảnh nọ làm đại diện cho thương hiệu của họ.
Nói tóm lại, Brand Guideline là bộ quy chuẩn thương hiệu, bao gồm các hướng dẫn, hệ thống các dấu hiệu, hình tượng, thông tin liên quan đến mặt hình ảnh của một thương hiệu. Có Brand Guideline, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc phát triển hình ảnh, định hướng truyền thông cho sản phẩm một cách đúng đắn mà không sợ đi lệch với nhận diện thương hiệu.
Brand Guideline của Nasa. Nguồn ảnh: Dribble
=> Xem thêm: 14 font chữ thiết kế đáp ứng mọi “jobs” của Designer
Một Brand Guideline sang, xịn, mịn, hiệu quả là như thế nào?
Brand Guideline một đằng nhưng khách hàng lại dùng một nẻo là điều vô cùng tối kỵ, và bản thân Designer chúng ta chắc cũng sẽ ôm mặt mà khóc khi thấy “chất xám” của mình bị sử dụng không đúng như mục đích ban đầu. Vậy đâu là những yếu tố giúp cho Brand Guideline của bạn không chỉ “ngon mắt” mà còn hiệu quả và có giá trị sử dụng lâu dài? Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Ai cũng truy cập được: Brand Guideline phải là một file hoặc một đường link mà ai cũng sẽ truy cập được. Từ người trong team đến người ngoài team, từ khách hàng cho đến khách của khách hàng, chỉ khi một lần xem được Brand Guideline, ít nhiều họ sẽ nhớ đến thương hiệu một cách cơ bản.
Dễ dàng follow: Brand Guideline của bạn phải thật sự dễ hiểu để khi gửi cho một người ngoài ngành, người ta cũng sẽ phần nào nắm bắt được tinh thần của thương hiệu. Bạn cần có hướng dẫn sử dụng rõ ràng về việc sử dụng các assets như thế nào hay quy cách đặt để logo. Cuối cùng, bạn cũng cần chắc chắn rằng các hướng dẫn của mình phải luôn đồng nhất từ đầu đến cuối nhé.
Luôn cập nhật: Theo thời gian, bạn có thể sẽ được khách hàng yêu cầu thay đổi chỗ này, chỗ kia một chút trong bộ nhận diện thương hiệu, nhưng nhớ rằng bạn phải luôn cập nhật chúng vào phiên bản chính của Brand Guideline. Điều này không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp của Designer mà giúp khách hàng hoặc team của họ dễ dàng làm việc theo một file gốc thống nhất.
Thiết kế vượt thời gian: Brand Guideline cần được thiết kế một cách phù hợp sao cho dù là 5 hay 10 năm tới, nhìn chúng vẫn không quá “outdate” so với xu hướng thiết kế chung ở thời điểm đó. Chính vì thế, đó là lí do mà đôi khi Designer vẫn nên là người đề xuất với khách hàng về việc cập nhật “visual” của thương hiệu theo thời gian, để không chỉ bộ nhận diện và cả Brand Guideline đều “sống sót” qua năm tháng.
Brand Guideline của IKEA. Nguồn ảnh: Dribble
=> Xem thêm: 18 thư viện nhạc mà dân làm video không thể bỏ qua
Xây dựng Brand Guideline bằng website, tại sao không?
Đã xa rồi cái thời còn làm Brand Guideline bằng file PDF hay Power Point. Hiện nay, đa số Portfolio cá nhân hay Brand Guideline đều được các nhà thiết kế ưu ái tạo riêng một website, hoặc thiết kế trực tiếp trên các nền tảng online dành riêng cho Portfolio hay Brand Guideline. Dưới đây là 5 nền tảng thiết kế Brand Guideline mà bạn có thể tham khảo:
Có không ít lợi ích mà việc xây dựng Brand Guideline đem lại cho cộng đồng thiết kế. Một trong những lợi ích lớn nhất đó là tiết kiệm thời gian cho cả bạn và khách hàng. Bên cạnh đó, với tính chất thay đổi xu hướng, bạn cũng có thể thay đổi Brand Guideline của mình theo yêu cầu của khách một cách nhanh nhất. Thêm vào đó, bạn và team của bạn, khách hàng và team của khách hàng cũng có thể truy cập dễ dàng, cũng như đóng góp ý kiến trực tiếp cho bạn ngay khi bạn đang thiết kế. Và dưới đây sẽ là 5 lý do cụ thể khiến cho việc xây dựng Brand Guideline trên các nền tảng online đang ngày càng phổ biến hơn cả.
1. Truy cập 24/7, “everything, everywhere, all at once”
Chỉ cần kết nối Internet, bạn đã có thể truy cập Brand Guideline mọi lúc mọi nơi và bất kỳ lúc nào. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dễ dàng chỉnh sửa các hạng mục mà cũng không cần mất quá nhiều thời gian như việc phải vào file thiết kế, edit rồi lại upload file offline lên drive, v.v… Chỉ với một đường link, bạn và cả khách hàng của mình đều có thể dễ dàng truy cập, cùng nhau chỉnh sửa và luôn khiến mọi thứ “up-to-date”.
2. Các assets luôn có thể download ngay lập tức
Trong Brand Guideline đều có các đường link download các assets (tài nguyên, hình ảnh, video) trực tiếp. Tuy nhiên, bạn hãy đảm bảo rằng các đường link này luôn trong tình trạng hoạt động. Đây cũng là điều giúp cho bạn và khách hàng của mình tiết kiệm được rất nhiều thời gian mỗi khi cần asset nào đó cho các thiết kế mà không phải đi kiếm ở chỗ này, chỗ kia.
Global Brand Guideline của Essence. Nguồn ảnh: Dribble
3. Linh hoạt thay đổi theo nhu cầu khách hàng
Một trong những lợi thế khi thiết kế Brand Guideline trên các nền tảng online chính là bạn có thể tùy chỉnh giao diện theo các template phù hợp với nhu cầu hiện tại của khách hàng. Từ font, hình ảnh, màu sắc cho đến cách sắp xếp, bạn hoàn toàn có thể chủ động chỉnh sửa Brand Guideline một cách nhanh chóng nếu như khách có bất kỳ mong muốn thay đổi nào.
4. Hợp tác cùng nhau phát triển
Một bộ Brand Guideline hoàn thiện không chỉ là kết quả của mỗi Designer. Đó còn là kết quả của một tập thể cùng nhau hoàn thiện. Khi thiết kế Brand Guideline trên nền tảng online, bạn có thể share file thiết kế để mọi người có thể xem và trực tiếp góp ý, chỉnh sửa ngay trong thời gian thực (real-time) sau mỗi phần được thiết kế xong. Điều này có thể giúp bạn tránh mất nhiều thời gian chỉnh sửa về sau khi đã hoàn thiện mọi thứ.
5. Luôn cập nhật và đồng bộ hóa
Như đã nói ở trên, hãy luôn cập nhật Brand Guideline dù là thay đổi nhỏ nhất trong bộ thiết kế nhận diện thương hiệu. Khi bạn thay đổi các asset hoặc bất kỳ phần nào đó trong Brand Guideline, bạn cũng có thể cập nhật ngay lập tức trong thời gian thực, giúp cho những người khác truy cập vào sau đó đều có thể làm việc trên một phiên bản mới nhất.
Global Brand Guideline của Sponda. Nguồn ảnh: Dribble
Tạm kết
Tất nhiên, không phải nhà thiết kế nào cũng ưa chuộng việc xây dựng Brand Guideline trên website. Tất cả tùy thuộc theo bạn ưa thích hình thức nào cho bộ quy chuẩn thương hiệu của mình. Và dù là bất kỳ format nào đi chăng nữa, hãy nhớ rằng Brand Guideline phải luôn rõ ràng, dễ hiểu và đầy đủ cách thức sử dụng cho khách hàng, bạn nhé.
Nguồn: Dribble
Win Win
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. – Kỳ 1: Graphic Design – Thiết kế đồ họa – Kỳ 2: Digital Product Design – Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số – Kỳ 3: Digital Filmmaking – Làm phim kỹ thuật số – Kỳ 4: 3D Game Design – Thiết kế Game 3D – Kỳ 5: 3D Animation – Hoạt hình 3D Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học tại : https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |