Trên Facebook và một số diễn đàn vừa qua có nêu hiện tượng “nhờ vẽ miễn phí”, và các artist đã tỏ ra rất bức xúc với kiểu coi thường công sức sáng tạo như vậy. Nhưng ở quy mô lớn hơn, hiện nay đã và đang bắt đầu xuất hiện những hiện tượng lợi dụng danh nghĩa của những cuộc thi thiết kế để “đánh cắp” công sức sáng tạo của bạn.
Arena Multimedia xin trích một bài viết mới ra gần đây trên tạp chí DigitalArts của Anh Quốc về trò bỉ ổi này trong lĩnh vực sáng tạo và nghệ thuật. Arenaites chú ý nhé!
Hiện nay có rất nhiều “cuộc thi” thiết kế thực sự chỉ là một trong số những cách mà các thương hiệu lừa phỉnh bạn làm việc miễn phí cho họ – và chúng ta cần ngăn chặn điều này. Các ngành thiết kế và minh họa đang bị “lây nhiễm” những hành vi gian lận nhằm mục đích bóc lột và khai thác sáng tạo thông qua việc lừa phỉnh các nhà thiết kế phải làm việc “không công” cho các thương hiệu lớn.
Được mạo danh và khoác lên tấm bình phong mang tên “cuộc thi thiết kế”, các chiến dịch này sẽ đòi hỏi bạn phải sáng tạo ra các nội dung tiếp thị hoặc quảng cáo cho các thương hiệu lớn để đổi lại những lời hứa hẹn “trống rỗng” về những giải thưởng và khoản tiền thưởng hậu hĩnh kèm theo.
Sự dối lừa sau ánh hào quang sau cuộc thi thiết kế…
Trường hợp này đúng hoàn toàn với một trang “bẩn” như 99 designs, nơi thường chỉ có một giải thưởng duy nhất! Trong khi đó, những người khác vốn phải dành thời gian – công sức và kỹ năng cũng như sáng tạo của họ cho các tác phẩm để tham gia các cuộc thi của website này mà không nhận được bất kỳ một chút gì cả.
Tệ hơn nữa, thậm chí đôi khi 99 designs còn dùng các tác phẩm bạn gửi dự thi mà không đạt giải cho các thương hiệu hoặc các cơ quan sử dụng dưới dạng bán lại, trong khi bạn chẳng được một xu nào, thậm chí là cũng chẳng được biết tới hay được một lời cám ơn.
Những chiêu trò ‘bóc lột’ này không có gì mới: Họ vẫn dùng chúng trong nhiều năm qua. Nhưng về mặt số lượng mà chúng tôi biết được – và cả những liên hệ về chiêu trò hứa hẹn – đã tăng lên theo cấp số nhân trong thời gian gần đây, với sự tham gia tiếp tay của các thương hiệu lớn, và cảm giác của tôi ngày càng tăng khi nhứng thứ đó đang diễn ra ngay trên phương tiện truyền thông xã hội (social media) và đang bao trùm lên cả những hoạt động báo chí với thông điệp rằng việc bóc lột đó đang dần được nhìn nhận một cách bình thường, thực sự khá tích cực…
Trong suốt một tháng qua, tôi đã phải đối mặt với các yêu cầu thay mặt cho các tổ chức và các cơ quan từ hiệp hội nhằm cung cấp những thông tin thu thập được về nạn bóc lột này. Điều tồi tệ nhất đã xảy ra, tôi cũng đã gửi một thông cáo báo chí phát đi từ trường Writtle School of Art & Design để ‘lột tả sự thật trần trụi’ rằng một trong số các sinh viên của họ cũng đã bị bóc lột bởi Talenthouse (một tổ chức ươm tài năng).
Tôi dám cá là bất cứ ai biết viết đều không nhận thức được thông điệp thực sự mà họ phát đi được truyền đạt thực sự là “chúng tôi dạy các sinh viên sáng tạo là để phá giá các kỹ năng của họ” – nhưng đó thực sự là những gì họ đang làm. Chúng tôi cũng được liên hệ bởi một công ty mới có tên là Scoopshot, một trong những công ty đã có ý tiếp cận với mô hình 99 designs nhằm biến các nhiếp ảnh gia làm việc miễn phí cho họ.
Tôi đã chọn cách từ chối lịch sự hoặc bỏ qua tất cả những lời đề nghị đó thay vì tâng bốc hoặc tích cực tham gia vào mạng lưới của họ. Nhưng giờ thì những chiêu trò này ngày càng nhiều và quá thường xuyên, bất chấp những cảnh báo từ các tổ chức uy tín.
Vậy nên cũng chẳng lạ gì khi các thương hiệu và các cơ quan – kể từ bây giờ – vẫn thỉnh thoảng đề xuất chúng tôi hỏi độc giả của mình có sẵn sàng làm việc miễn phí cho họ hay không – với khả năng là họ có thể trả tiền và tự tạo ra một “người thắng cuộc” ảo – bạn có thể trông đợi gì ngoài việc ném vài từ tức tối vào mặt họ khi biết được sự thật? Nghiêm túc mà nói, lúc đó bạn chỉ muốn nhổ toẹt vào trang báo này mà thôi!
Hãy tôn trọng bản thân và những giá trị mà bạn có!
Tương tự với những chỉ trích đang chống lại sự bóc lột từng được áp dụng với 99 designs. Họ không tôn trọng tài năng và công sức của bạn – họ không thể có 3 anh thợ sửa một tá ống nước bị rò rỉ mà chỉ phải chi trả cho một anh thợ, họ cũng không thể có 3 kế toán ngồi xử lý đống sổ sách dày cộm miễn phí trong khi chỉ phải thanh toán lương cho một kế toán duy nhất!
Tuyên bố ‘bạn sẽ bị vắt chanh bỏ vỏ” đã và đang diễn ra, như những gì mà Jessica Hische nêu ra trong một infographic gần đây có tên là Should I work for free? (liệu tôi có nên làm việc không công?). Bạn đừng làm, bởi bạn sẽ không có được gì cả – ngoại trừ danh tiếng rẻ mạt của bạn, và chứng minh một điều là bạn sẵn sàng làm việc không công và rằng bạn dễ dàng bị lợi dụng và bóc lột.
Vì lợi ích của sự cân bằng, tôi phải nói rằng không phải tất cả mọi mô hình kiểu Talenthouse đều là những nơi “bóc lột”. Giống như mọi người khác trong ngành, chúng tôi tổ chức và chào đón những nỗ lực dành cho diến dịch “Secret 7” của Record Store Day và gây quỹ từ thiện Art Against Knives.
Đó chính xác là những gì mà các chiến dịch kêu gọi nguồn nhân lực sáng tạo nên hướng đến – mang các artist và các nhà thiết kế đến với nhau để cùng hỗ trợ và thúc đẩy những nỗ lực gây quỹ – chứ không phanh thây những ai đang cố gắng kiếm sống từ những tài năng của họ.
Tuy nhiên, tôi sẽ coi Talenthouse là một trong những mô hình tội phạm nguy hiểm nhất – và dưới dạng một công ty thương mại, giống như các mục tiêu hiển nhiên của 99 Designs, nhằm xây dựng doanh nghiệp của họ dựa trên sự bóc lột các sáng tạo tài năng nhằm giảm giá trị của các artist/designer. Vấn đề lớn hơn với việc tập trung chỉ trích vào một công ty cụ thể, đó là toàn ngành chúng ta phải tìm cách loại bỏ mô hình này lại, hoặc dừng phương thức lợi dụng danh nghĩa “tổ chức tài năng” này lại.
Gần đây sau nhiều sự việc liên quan tới “nhờ vả vẽ tranh chi-bi” và vô số kiểu lạm dụng sức lao động sáng tạo khác, trên cộng đồng mạng có lan truyền một thông điệp khá mạnh mẽ với nội dung “I am an artist, this does not mean I will work for free. I have bills just like you. Thank you for understanding”, tạm dịch là “Tôi là một nghệ sĩ, điều này không có nghĩa là tôi làm việc không công. Tôi cũng có những hóa đơn cần thanh toán giống như bạn. Cám ơn đã thấu hiểu”.
Nếu các thành phần sáng tạo tiếp tục tham gia vào những sự bóc lột này, và các thương hiệu cũng như cơ quan đứng sau họ nhìn nhận chúng như là một thành công thì mô hình “khai thác” này sẽ dần trở nên phổ biến hơn, và thậm chí sẽ được coi là bình thường. Chúng ta cần nói với các thương hiệu rằng việc chạy theo các cuộc thi tài đó không làm cho họ trở nên sáng tạo hay “sắc nét” hơn, mà giống như Gordon Gecko đang bóc lột tài năng của anh chàng bé nhỏ tội nghiệp.
Đã đến lúc chúng ta cần phải ngừng những nhà sáng tạo tài năng tham gia vào những vụ bóc lột này – cũng như các thương hiệu sẽ chẳng nhận được gì tốt đẹp từ chúng, chúng sẽ sớm phải dừng lại thôi.
Tiêu đề và nội dung bài viết không có hàm ý bảo bạn tránh xa các cuộc thi (compettion/contest/challenge), không phải cuộc thi nào cũng lợi dụng hoặc bóc lột bạn. Thậm chí bạn cần phải tích cực tham gia các cuộc thi để thử sức mình và tìm kiếm cơ hội tự giới thiệu bản thân với những nơi cần đến bạn, cũng như để khẳng định năng lực và tài năng của bản thân. Tuy nhiên, bạn hãy thận trọng khi gửi tác phẩm và công sức sáng tạo của bạn tham gia những cuộc thi thiếu uy tín.
Ngoài ra, để bảo vệ chính mình thì trước hết bạn cần tự trang bị cho bản thân những kỹ năng và kiến thức về bảo vệ sáng tạo trong các giao dịch và hoạt động trao đổi nghệ thuật. Và vì đây là một ngành liên quan tới nghệ thuật và sáng tạo, là một cộng đồng – hoặc chỉ đơn giản là một loạt những cá nhân có đầu óc và sáng tạo – nên chúng ta cần phải nói toẹt vào mặt những tổ chức như Talenthouse, 99 Designs hay Scoopshot một câu rằng: Biến đi cho rảnh nợ, chúng tôi không sáng tạo miễn phí!
Nguồn: cgexpress.net
Tìm hiểu thêm về các tin tức khác về Multimedia truy cập tại đây!
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY!