Các thương hiệu nổi tiếng ngày nay đã rất thành công trong việc dẫn dắt khách hàng chỉ với những thiết kế logo có biểu tượng vô cùng thân thuộc trong cuộc sống. Chẳng hạn như khi nhìn trái táo chúng ta sẽ lập tức nhớ đến nhãn hàng Apple, hay hình ảnh con ngựa khiến ta liên tưởng đến hãng xe Ferrari. Trong bài viết này, Arena sẽ giới thiệu với bạn những loại biểu tượng cơ bản nhất để bạn có thể tận dụng vào các thiết kế mới của mình. Những thứ tưởng chừng rất gần gũi vẫn có thể tạo nên sức hút tuyệt vời!
Biểu tượng (hay ký hiệu) là một công cụ đắc lực hỗ trợ hoạt động giao tiếp giữa người với người. Chúng ta thường sử dụng chúng để truyền đạt những ý tưởng quá phức tạp mà đôi khi đến ngôn từ cũng bất lực. Khi đó, biểu tượng sẽ giúp chúng ta phá bỏ rào cản của ngôn ngữ. Chẳng hạn như những sản phẩm thiết kế đồ họa thường giao tiếp với người xem thông qua những hình ảnh cụ thể, phụ thuộc phần lớn vào biểu tượng.
Có những biểu tượng ăn sâu vào nhận thức văn hóa của con người đến nỗi chúng ta thường xuyên sử dụng nó mà không cần suy nghĩ. Tuy nhiên vẫn có đôi lúc chúng quá cũ hoặc tối nghĩa đến mức không ai nhớ hoặc biết được ý nghĩa của nó. Việc này vô hình gây ra vấn đề đối với việc thiết kế đồ họa: người thiết kế phải hiểu rõ ý tưởng đằng sau các biểu tượng hơn ai hết để sử dụng chúng một cách hiệu quả. Nếu không, sản phẩm của họ sẽ truyền tải những thông điệp không như mong muốn.
Để chắc chắn rằng điều xui xẻo ấy không xảy ra và bạn có đủ khả năng để khai thác toàn bộ sức mạnh của các biểu tượng, Arena sẽ cung cấp những thông tin tổng quan nhất về lịch sử hình thành và phát triển của những biểu tượng phổ biến, ý nghĩa của chúng, và tính ứng dụng trong thiết kế hiện đại.
Thế nào là biểu tượng?
Sử dụng biểu tượng là khuynh hướng dùng các dấu chữ cái, hình dạng, hình ảnh hoặc những đối tượng vật lý mang một ý nghĩa nào đó. Những vật thể ấy luôn ở xung quanh chúng ta. Thậm chí các chữ cái tạo nên từ ngữ mà bạn đang đọc ở đây cũng đều là các ký hiệu.
Biểu tượng rất hữu ích vì chúng cung cấp một biểu hiện trực quan về ý nghĩa. Điển hình là chẳng ai trên thế giới không hiểu một hình bát giác màu đỏ mang ý nghĩa “dừng lại”. Biểu tượng đó có thể cứu mạng ta trên đường phố, nơi mà việc đọc những câu từ dài dòng là điều không hề khả thi với những quái xế.
Rất khó để truyền tải hết thông điệp mình mong muốn chỉ trong một từ, nhưng việc biểu đạt bằng các các ký hiệu xuất hiện sẽ khiến việc đó trở nên đơn giản hơn,g vì người xem nhanh chóng hiểu ý nghĩa được ý nghĩa chỉ bằng một hình ảnh… Đó cũng chính là lý do tại sao các Designer thường xuyên dùng biểu tượng để trong các thiết kế của mình .
Các Designer có xu hướng sử dụng những biểu tượng phổ biến hoặc những biểu tượng mới do họ tự sáng tạo nên trong các sản phẩm kỹ thuật số. Cụ thể hơn, khi nói đến việc thiết kế logo, mục tiêu là phải tạo ra những hình tượng độc nhất bao hàm mọi thông tin của thương hiệu. Và để thực hiện được điều đó một cách hiệu quả nhất, quan trọng nhất là phải hiểu những biểu tượng phổ biến đến từ đâu và chúng tác động lịch sử nào đến ngôn ngữ hình ảnh.
Về việc áp dụng biểu tượng vào việc thiết kế logo, thầy Phan Nhật Trung (Giảng viên Giảng viên Học kỳ 2 về Web Design tại Arena Multimedia) chia sẻ rằng:
“Biểu tượng đóng vai trò rất quan trọng trong thiết kế logo nói riêng và bộ nhận thương hiệu nói chung. Một biểu tượng được đem vào thiết kế trước tiên phải mang tính đặc trưng, đại diện cho công ty hay doanh nghiệp nào đó. Chính vì thế, biểu tượng phải sử dụng các hình ảnh dễ nhận biết, dễ nhớ và gây ấn tượng với người xem.
Do đó, nếu những biểu tượng đơn giản dễ nhớ mà chứa được những ý nghĩa sâu sắc và kết hợp chúng hiệu quả với màu sắc và typography, chúng ta có thể thiết kế logo một cách đẹp mắt, tinh tế, đơn giản mà còn có thể truyền tải nhiều thông điệp đến người sử dụng.”
Như đã nói, một số lượng lớn biểu tượng đã xuất hiện trong lịch sử loài người.Trong phạm vi bài viết này, Arena sẽ tổng hợp các biểu tượng theo ba nhóm cơ bản nhất, đi sâu vào từng ví dụ cụ thể, cũng như thảo luận về những cách mà các Designer hiện đại tái vận dụng chúng.
1. BIỂU TƯỢNG TỰ NHIÊN
Khi những bức tranh hang động đầu tiên trong lịch sử nghệ thuật được thế giới hiện đại tìm thấy, chúng đều là những hình vẽ về các loài động vật Lúc đó, bạn sẽ hiểu rằng loài người từ thời nguyên thủy đã biết cuộc sống của họ luôn gắn liền với thiên nhiên. Thế giới tự nhiên vẫn tiếp tục tồn tại với chúng ta vượt qua mọi sự tiến bộ của văn minh và công nghệ. Hầu hết các biểu tượng dạng này đều mang ý nghĩa tôn kính thế giới tự nhiên. Hãy cùng điểm qua một số danh mục để xem cách những biểu tượng này được triển khai.
Biểu tượng động vật và huy hiệu thời trung cổ
Sử dụng các biểu tượng động vật thường đi kèm thể hiện những phẩm chất đặc biệt, nhân cách hóa các loài vật. Những phẩm chất này được gán cho các loài động vật từ hơn hàng thiên niên kỷ thông qua thần thoại và những mẩu chuyện kể: Con rắn trong Sách Sáng Thế, con thiên nga trong Truyện cổ Grimm và con rùa chậm chạp trong Truyện ngụ ngôn Aesop. Dưới đây là một số ví dụ về ý nghĩa của biểu tượng động vật trong văn hóa phương Tây:
– Sư tử tượng trưng cho sự thống trị
– Chim bồ câu tượng trưng cho hòa bình
– Bò đực tượng trưng cho cơn thịnh nộ
– Cú tượng trưng cho trí tuệ
– Chó tượng trưng cho lòng trung thành
Các biểu tượng động vật được phổ biến rộng rãi qua các huy hiệu từ thời Trung cổ, trong đó tấm khiên và cột cờ sẽ được bao bọc bởi “chiếc áo khoác” thể hiện sự liên kết, phổ biến nhất phải kể đến sư tử, đại bàng, chó sói, gấu, và cả những sinh vật huyền thoại như Griffins, rồng – Tất cả chúng đều được làm nổi bật với những mảng hoa trang trí xung quanh. Truyền thống này tiếp tục phát triển trong những thiết kế quốc kỳ ngày nay, nhiều quốc gia vẫn sử dụng các loài động vật đặc biệt làm linh vật đại diện mình như Mexico, Wales…
Nhiều Designer ngày nay thường sử dụng lại những huy hiệu thời trung cổ khi thiết kế cho các thương hiệu. Những chiếc áo khoác vốn được xem là biểu tượng cổ xưa nên chúng vẫn rất hữu ích với những thương hiệu có định hướng gìn giữ giá trị truyền thống của nhân loại,ví dụ như các doanh nghiệp gia đình hoặc các nhà máy sản xuất rượu. Ngay cả khi khách hàng ưa thích kiểu thiết kế vẽ minh họa, các Designer cũng có thể áp dụng những kỹ thuật sáng tạo hiện đại để tái hiện các biểu tượng ngày xưa, chẳng hạn như cách thiết kế của Skilline bên dưới.
Điều quan trọng là những biểu tượng sẽ phát huy tốt nhất tính cách độc đáo dựa theo khả năng sử dụng biểu tượng trong thiết kế. Không riêng gì con vật mà các bộ phận của chúng cũng có thể được tách rời với những ý nghĩa biểu tượng riêng. Đôi cánh thường được sử dụng để tượng trưng cho sự tự do, hươu tượng trưng cho quyền uy (tương tự với tính biểu tượng của vương miện), và chân, móng vuốt tượng trưng cho sức mạnh.
Biểu tượng hoa lá
Biểu tượng hoa thường truyền tải những hình ảnh thực vật với ý nghĩa sinh sôi nảy nở, đổi mới, thanh thản, khát vọng. Rất nhiều người có quan điểm tôn giáo thờ cúng tự nhiên, tin rằng cội nguồn của mình là từ đất mẹ, chẳng hạn như biểu tượng cái cây gốc rễ Celtic. Nhưng cũng giống với các biểu tượng động vật, trong lịch sử, nhiều thực vật được gắn liền với những phẩm chất cụ thể như:
– Cành ô liu tượng trưng cho hòa bình
– Cỏ ba lá tượng trưng cho sự may mắn
– Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu
– Hoa ly tượng trưng cho tang tóc
– Vòng nguyệt quế tượng trưng cho chiến thắng
Nguồn: 99design.com
Trong các huy hiệu, cây cối thường dùng để trang trí để tạo nên sự tinh tế, tương tự thế, các Designer ngày nay có xu hướng tận dụng những dây leo và rễ để làm khung ảnh. Nhưng vẫn có một số loài cây được sử dụng phổ biến và là “nhân vật chính” biểu hiện giá trị cốt lõi trong huy hiệu của một tổ chức. Chẳng hạn như hoa hồng ở nước Anh và “Fleur-de-lis” ở Pháp đều là biểu tượng cho chế độ quân chủ ở mỗi quốc gia.
Một trong những biểu tượng hoa nổi tiếng hiện nay là hoa sen. Trong truyền thống Phật giáo, tòa hoa sen mà các vị thần thánh thường ngồi hoặc đứng bên trên tượng trưng cho sự thuần khiết linh thiêng. Nó cũng thường được mô tả với những cánh hoa nở rộ đối xứng nhau tượng trưng cho sự luân xa, năng lượng của con người. Điều đó đã khiến cho loài hoa sen được sử dụng phổ biến trong nghệ thuật với những thiết kế gắn liền với sức khỏe và sự an lành.
Biểu tượng về bốn nguyên tố và cung hoàng đạo
Các biểu tượng tự nhiên trong thiết kế thường tìm cách khắc họa sự hài hòa và cân bằng – nói cách khác, tự nhiên như một hệ sinh thái phụ thuộc lẫn nhau. Trái đất được tạo nên bởi bốn nguyên tố: đất, nước, lửa, khí, cùng nhau tạo nên vũ trụ toàn vẹn. Dù là thế thế, chúng vẫn sở hữu những phẩm chất riêng biệt: đất rắn và ổn định, nước dịu mát, ánh sáng không khí chuyển động, còn lửa thì mạnh mẽ. Các Designer khi hiểu được đó sẽ thường tập trung khắc họa các nguyên tố thông qua màu sắc hoặc các đường nét trừu tượng.
Bốn nguyên tố trên cùng với đặc điểm riêng biệt sẽ tạo ra thêm các cung hoàng đạo. Mỗi cung hoàng đạo đại diện cho các loài động vật các nhau và được phân loại theo bốn nguyên tố:
– Nguyên tố đất: Kim Ngưu, Xử Nữ, Ma Kết
– Nguyên tố nước: Cự Giải, Bọ Cạp, Song Ngư
– Nguyên tố khí: Bảo Bình, Song Tử, Thiên Bình
– Nguyên tố lửa: Bạch Dương, Nhân Mã, Sư Tử
– Các phẩm chất của mỗi cung hoàng đạo sẽ liên kết với nguyên tố chứa đựng nó.
Biểu tượng thần linh
Thực vật và động vật là những đối tượng khá quen thuộc khi nhắc đến các biểu tượng về tự nhiên, nhưng trong một thời gian dài trước, con người – cụ thể hơn là những vị thần trong hình dáng con người – mới là đại diện thực thụ của thế giới tự nhiên. Những vị thần Hy Lạp nổi tiếng như Artemis, Pan, Gaia là những ví dụ tiêu biểu.
Thông thường, bạn sẽ nhìn thấy các vị thần hợp nhất lại thành một vị nữ thần đứng đầu, thường được gọi là Mẹ Thiên Nhiên. Các nhà thiết kế ngày nay sử dụng những biểu tượng thần linh để mô tả thiên nhiên như một đấng ban phước lành, biểu tượng của trí tuệ và sức mạnh của giới tự nhiên.
2. BIỂU TƯỢNG THIÊN THỂ
Như chúng ta đã biết, bầu trời đêm là một phần của tự nhiên, nhưng phần lớn, con người không thể hiểu được điều đó. Thế giới thiên thể là nơi xa xôi, không thể khám phá được, và vào ban đêm, nó đầy rẫy những biểu hiện kỳ bí. Điều này thường dẫn đến chủ nghĩa biểu tượng thiên thể trong thiết kế để đại diện cho sự bí ẩn và linh động siêu nhiên. Hãy cùng điểm qua một số mẫu phổ biến nhất.
Biểu tượng mặt trời
Là nguồn sáng quan trọng và là thực thể mạnh mẽ nhất bầu trời, mặt trời là một trong những biểu tượng thiên thể nổi bật nhất, thường gắn liền với sự trang trọng. Trong lịch sử, phần lớn mặt trời được miêu tả như một vật thể hoàn hảo với dấu chấm ở chính giữa, vòng tròn của mặt trời tượng trưng cho sự phát triển và tuần hoàn. Sau này, nó được biến đổi thành một hình cầu với dấu thập giá bên trong để biểu trưng cho bốn mùa. Chữ Vạn trong Hindu giáo cũng xuất phát từ biểu tượng này.
Sau cùng, người Hy Lạp đem đến hình tượng Mặt trời Vergina, tiền thân của biểu tượng mặt trời mà chúng ta thường thấy ngày nay: một vòng tròn rực lửa với những vòng tia lửa hình tam giác trải dài. Rất lâu sau đó, những hiệp sĩ thời trung cổ mới thêm vào khuôn mặt cho mặt trời một cách huy hoàng và tráng lệ với những đường thẳng và những lượn sóng xen kẽ để tô điểm cho chiếc khiên.
Trong những thiết kế hiện đại, biểu tượng mặt trời thường xuất hiện với ý nghĩa về sức mạnh và niềm vui. Mặc dù mặt trời rất phổ biến với những biểu tượng cảm xúc, nhưng vẫn mang đến sự tinh tế, lộng lẫy cho các thiết kế.
Biểu tượng mặt trăng
Mặt trăng vừa là sự tương phản vừa là một sự ca tụng dành cho mặt trời. Trong khi mặt trời có màu vàng chói lóa và thường được thần thoại hóa như một đấng nam nhi mạnh mẽ thì mặt trăng là một nàng thơ trắng toát dịu dàng. Cả mặt trăng và mặt trời đều đại diện cho những chu kỳ khép kín, nhưng mặt trăng trải qua những thay đổi kịch liệt theo từng tháng được dự báo trước. Với lý do này, mặt trăng tượng trưng cho sự biến đổi. Một trong những hình dáng phổ biến nhất của mặt trăng là hình lưỡi liềm, tượng trưng cho sự vĩnh cửu và sự huyền bí.
Một trong những hình dáng phổ biến nhất của mặt trăng là hình lưỡi liềm, tượng trưng cho sự vĩnh cửu và sự huyền bí.
Biểu tượng chòm sao và các hành tinh
Các chòm sao có thể liên quan đến cung hoàng đạo, nhưng chúng cũng có ý nghĩa gắn liền với những câu chuyện thần thoại thông qua các nhân vật như Orion và Ursa Major. Được “bất tử hóa” thành một chòm sao là một phần thưởng vinh quang dành cho những người hy sinh anh dũng hay những tấm thân dành cho buổi hiến tế.
Mỗi hành tinh đều có những biểu tượng riêng, phần lớn dựa trên các vị thần La Mã. Biểu tượng Sao Kim và Sao Hỏa cũng là nơi xuất phát ra biểu tượng giới tính – mỗi hành tinh được gắn kết với một hợp chất, cả hai đều được các Designer sử dụng một cách có chủ đích trong thiết kế của mình.
Biểu tượng chòm sao hoạt động nổi bật nhất với vai trò phông nền hoặc khung cho các tác phẩm thiết kế đồ họa, tương tự như những biểu tượng hoa được đề cập bên trên. Ngươc lại, bằng cách phác thảo các chủ thể trong những đường nét đầy sao, các nhà thiết kế có thể mang lại cho sản phẩm của mình sức mạnh thần thoại như những người kể chuyện xưa đã thấm nhuần những tư tưởng về các chòm sao.
3. BIỂU TƯỢNG KÝ HIỆU HÌNH HỌC
Bên cạnh tự nhiên và vũ trụ, trong lịch sử, con người đã tìm ra những giả thuyết về thế giới thông qua những hình dáng được lặp lại thường xuyên. Và một trong những yếu tố lặp lại nhiều nhất chính là các hình học cơ bản.
Hình tam giác, kim tự tháp và mắt “có thể nhìn thấy tất cả”
Những hình học đơn giản có xu hướng biển hiện tính thuần khiết và cân bằng, nó vừa đủ để chứa đựng những ý nghĩa biểu tượng. Phần lớn các hình học đều trừu tượng được lý giải thông qua cấu trúc. Ví dụ, những hình trong biểu thị chu kỳ tuần hoàn và hình vuông biểu thị cho sự ổn định.
Một trong những hình học cơ bản có ý nghĩa là hình tam giác, hay cụ thể hơn là hình dạng ba chiều của nó, kim tự tháp.
Hình tam giác đều về bản chất là một mũi tên hướng lên và có xu hướng gắn liền với thần thánh. Hãy xem xét việc thờ cúng các ngọn núi thiêng, bao gồm cả núi Olympus, núi Sinai và núi Phú Sĩ. Người Ai Cập cổ đại tin rằng trên bầu trời đêm là vương quốc của các vị thần, và các kim tự tháp được xây dựng nhằm mục đích hướng tới điểm này có lẽ là để cho người đã khuất có đường lên thiên đường.
Sự liên tưởng thần thánh cũng là lý do tại sao “Con mắt của Providence” thường được mô tả trong một hình tam giác hoặc trên đỉnh của một kim tự tháp. Nó đại diện cho ý tưởng về một vị thần nhìn thấy tất cả và là kiến trúc sư của vũ trụ. Nó cũng có thể là họ hàng với “Con mắt của Horus”, được sử dụng ở Ai Cập cổ đại để biểu thị hoàng gia.
Hình học tâm linh
Trong khi các hình dạng đơn giản có thể chứa đựng ý nghĩa tinh tế, thì hình học phức tạp đưa ra độ chính xác toán học vào phương trình. Trong khi các hình dạng đơn giản có thể chứa đựng ý nghĩa tinh tế, thì hình học phức tạp đưa ra độ chính xác toán học vào phương trình. Theo nhiều cách, toán học có thể là biểu hiện cơ bản của các quy luật chi phối vũ trụ của chúng ta. Hình học tâm linh là một thuật ngữ cho các biểu tượng hình học mang ý nghĩa tâm linh, có thể được hiểu là một cách để người cổ đại hình dung và khai thác sức mạnh phổ quát của tỷ lệ toán học. Có rất nhiều biểu tượng hình học tâm linh trên nhiều nền văn hóa khác nhau, nhưng Arena sẽ nêu tên một số biểu tượng đáng chú ý ở đây.
- – Mandala có thể có nhiều hình dạng khác nhau, nhưng cấu trúc cơ bản nhất bao gồm một hình vuông chứa bốn cổng hình chữ T ở mỗi bên và một bindu điểm trung tâm). Các cấu hình hình học khác nhau, cánh hoa sen, màu sắc mô tả các vị thần phát ra từ bindu.
- – Âm Dương được sử dụng ở văn hóa Trung Quốc cổ đại để biểu thị sự liên kết giữa các lực lượng đối lập thông qua các đường cong cân đối hoàn hảo.
- – Ngôi sao Năm cánh ban đầu đại diện cho các hệ tư tưởng Công giáo khác nhau, chẳng hạn như năm mầu nhiệm vui vẻ của Đức Mẹ Maria. Sau đó, nó trở thành biểu tượng của cái ác và điều huyền bí, đặc biệt là khi quay mặt xuống dưới để hai điểm nằm ở trên cùng, hình ảnh này gợi con người nhớ đến sừng quỷ.
- – Khối lập phương Metatron được tạo thành từ một loạt các hình lục giác, tam giác và hình tròn lồng vào nhau tạo thành một khối ba chiều ở tâm. Giống như chiếc hộp Pandora thường được biểu tượng như một vật chứa tri thức thần thánh.
- – Tam giác Penrose được tạo ra vào những năm 1930 bởi Oscar Reutersvärd và đại diện cho sự bất khả thi ở dạng hình học.
- – Golden Spiral có thể là hình xoắn ốc nổi tiếng nhất đối với các nhà thiết kế đồ họa. Nó là một hình xoắn ốc được tạo ra bằng cách sử dụng tỷ lệ vàng, và nó thường được sử dụng trong thiết kế như một sự hỗ trợ về tỷ lệ và bố cục.
Vì có nhiều ý nghĩa khác nhau cho hình học tâm linh, các Designer phải nghiên cứu kỹ khi sử dụng biểu tượng nào đó. Người ta dễ nghĩ về hình học tâm linh đơn giản là đẹp và phức tạp — giống như một món đồ trang sức, nhưng hãy nhớ rằng nó được gọi là hình học tâm linh vì những lí do nhất định.
Những biểu tượng này thường gắn liền với các nền văn hóa và tôn giáo cụ thể, và bạn nên lưu ý đến lý do của mình cho việc sử dụng một biểu tượng như thế này trong dự án. Không chỉ coi trọng các biểu tượng tâm linh, người tiêu dùng có thể sẽ phản ứng tiêu cực với một thương hiệu chiếm đoạt các biểu tượng văn hóa để thu lợi thương mại.
Hãy sáng tạo ngay một thiết kế có sử dụng biểu tượng!
Cũng như các kiểu giao tiếp khác, thiết kế đồ họa dựa vào phần lớn các biểu tượng. Dù rằng đã có một lịch sử khá dài về các biểu tượng nổi tiếng và ý nghĩa sâu sắc của chúng, các Designer vẫn tìm tòi nhiều hơn việc chỉ tái sử dụng các thiết kế cũ. Một Designer thực thụ phải nghĩ ra một ngôn ngữ biểu tượng độc đáo cho khách hàng, doanh nghiệp để người dùng có thể thấy được giá trị khác biệt của nhãn hàng so với các đối thủ cạnh tranh.
Để sử dụng công cụ này một cách hiệu quả, điều quan trọng là bạn phải học hỏi các biểu tượng trước đó. Nếu bạn muốn đưa biểu tượng vào trong các thiết kế thương hiệu của riêng mình, hãy đảm bảo rằng bạn đang làm việc với một Designer tài năng không chỉ tinh tường những biểu tượng mà còn am hiểu những ý nghĩa đằng sau chúng.
Để kết lại bài viết này, cùng điểm qua các quy tắc cơ bản mà thầy Phan Nhật Trung gửi đến học viên Arena trước khi bắt tay vào việc thiết kế logo bằng biểu tượng nhé!
Lan Hương
Nguồn tham khảo: 99designs
Dịch và biên soạn tiếng Việt bởi Arena Multimedia