Story là câu chuyện còn board là cái bảng. Storyboard là cái bảng vẽ lại câu chuyện bạn muốn kể, giúp bạn thấy một cách tổng quát câu chuyện đó sẽ được kể như thế nào. Storyboard được sử dụng rất nhiều trong quá trình sáng tác mọi thứ liên quan đến thị giác và chuyển động, từ điện ảnh, sân khấu đến truyện tranh.
Trước hết chúng ta cùng định nghĩa storyboard là gì? Story là câu chuyện còn board là cái bảng. Storyboard là cái bảng vẽ lại câu chuyện bạn muốn kể, giúp bạn thấy một cách tổng quát câu chuyện đó sẽ được kể như thế nào. Storyboard được sử dụng rất nhiều trong quá trình sáng tác mọi thứ liên quan đến thị giác và chuyển động, từ điện ảnh, sân khấu đến truyện tranh. Đặc điểm dễ thấy nhất của storyboard là trong khung chỉ có hình ảnh, những thứ không phải hình ảnh sẽ được miêu tả ở ngoài.
Trong điện ảnh, ngoài storyboard còn có floor plan, còn trong truyện tranh thì storyboard lại rất gần với name, hoặc phác thảo trang. Floor plan là “sơ đồ” chỉ đạo hướng chuyển động của cả diễn viễn lẫn máy quay, còn name thì thể hiện rõ hình ảnh xuất hiện trong trang, góc quay thế nào, khung tranh to nhỏ ra sao, thoại nội dung gì. Floor plan và name quá chi tiết rồi, thế là đủ để bạn biến nó thành phim hoặc truyện, thế thì còn cần storyboard làm gì?
Câu trả lời là storyboard cần thiết, vì nó sẽ giúp bạn kể chuyện tốt hơn. Chúng ta có thể hiểu: Name là bước giúp trang truyện của bạn có hình thức đẹp, với tương quan toàn trang ổn, góc quay đã được tính toán kỹ càng, các chi tiết nhỏ hơn như trang phục, biểu cảm của nhân vật cũng được quan tâm nghiên cứu trước khi đặt bút vẽ chính thức (ít nhất là nhờ name mà bạn không làm thủng cả giấy khi vẽ đi vẽ lại một bàn tay), còn storyboarding là bước giúp toàn bộ tập truyện, chương truyện của bạn có nội dung liền mạch, logic và hấp dẫn.
Câu-chuyện-bằng-hình-ảnh đã ở trước mắt bạn, bạn tha hồ sửa chữa thêm thắt, không phải lo là khi truyện vẽ xong hết mới thấy nhịp kể nhanh chậm không theo ý mình, thắt nút mở nút không hợp lý hay mở đầu thì hoành tráng như voi còn kết thúc thì tí hin như chuột. Vẽ lại tổng quátsẽ giúp bạn như thế.
Một tác dụng khác của storyboard là giúp làm việc tập thể tốt hơn, điều này thì thể hiện rõ ở những đoàn phim lớn hoặc nhóm sáng tác comics đông người. Mọi người đọc storyboard và hiểu sơ bộ câu chuyện sẽ diễn ra như thế nào, không cần tác giả kịch bản giải thích hết với người này lại đến người kia, rất mất thời gian mà lại không hiệu quả.
Bạn có biết có những người kể chuyện cực tài như thế này không: Đạo diễn Alfred Hitchcock (người đã làm nên những phim được coi là sách giáo khoa cho mọi đạo diễn) lúc bình thường được cho là không bao giờ nhìn vào màn hình dành cho đạo diễn, vì khâu storyboard được làm quá tỉ mỉ và mọi hình ảnh dù nhỏ nhất cũng đã nằm trong đầu ông rồi; nhưng cũng có khi ông cứ “tay không” mà quay, đến lúc nhà sản xuất yêu cầu có storyboard để quảng bá, thì ông mới thuê hoạ sỹ đến vẽ lại từng cảnh trong phim ra giấy ^^.
Nhưng đó là một trong những người rất rất rất rất giỏi, còn chúng ta đang bắt đầu thì tớ nghĩ cứ làm từ từ và cẩn thận thì tốt hơn. Thêm một bước không tốn quá nhiều công, mà chuyện kể được hay hơn, thì rất nên làm.Có vô vàn việc chúng ta có thể làm để có được tác phẩm truyện tranh hay hơn: Luyện vẽ để hình ảnh đẹp hơn, đọc nhiều và đi nhiều để có thêm ý tưởng, quan sát nhiều để diễn đạt cho tốt, và tìm cách kể chuyện cho hấp dẫn, lôi cuốn để thu hút bạn đọc.
Bước đầu tiên đại lý quảng cáo sẽ nhận những thông tin cần thiết để làm TVC theo yêu cầu của khách hàng, vd như:
– Sản phẩm là gì?- Đối tượng là ai?- Thời lượng bao nhiêu?- Thông điệp đến người xem?- TVC sẽ được thể hiện theo kiểu nào (tình cảm, vui nhộn, hành động…)?- Cần yếu tố con người hay không?
Bước thứ 2 là Creative team (CT) vào cuộc. CT thông thường sẽ gồm một số những người sau:
– Creative Director- Art Director- Copywriter- Illustrator (tay này sẽ là người trực tiếp vẽ ra storyboard sau khi tất cả đã hoàn thành)Để có một kich bản hoàn hảo thì phương pháp tốt nhất là làm việc công não. CD sẽ là người điều khiển CT thực hiện quá trình này. Và tiến trình để một storyboard ra đời sẽ như sau: Concept -> phân tích -> ý tưởng -> phát triển ý tưởng -> lập kế hoạch -> storyboard.
Cho nên storyboard tốt ra đời không phải do công của một người mà là của nhiều người phát triển từ ý tưởng của một người.Trong lĩnh vực quảng cáo hay điện ảnh gì đó, có một ông nào đó rất giỏi và nổi tiếng về sáng tạo ý tưởng. Một hôm có người hỏi ông rằng tại sao người đó đọc thật nhiều sách, và học thật nhiều khóa dạy về phương pháp sáng tạo, cách để nghĩ ý tưởng, mà vẫn cảm thấy thật khó để sáng tạo hoặc nghĩ ra những ý tưởng hay và mới.
Ông nổi tiếng đó mới trả lời rằng, học các phương pháp đó đương nhiên là tốt rồi, nhưng ý tưởng không phải đến từ các phương pháp đó, các lớp học đó, các sách vở đó, mà là đến từ cuộc sống, đến từ những gì luôn, đã và đang xảy ra xung quanh ta.
Thế nên những điều cần có của một CD nói riêng, người làm công việc sáng tạo ý tưởng nói chung, không đến nỗi phải là trên am hiểu thiên văn, dưới tỏ tường địa lý. nhưng cần phải có óc quan sát và hiểu càng rõ về cuộc sống càng tốt.
Từ những điều nhỏ nhặt nhất như là con muỗi thì phải có cây kim để chích người, và những điều to lớn hơn một chút như là con muỗi thì có 47 cái răng… Rồi với những kiến thức và hiểu biết áp dụng cùng với các phương pháp sáng tạo như là thậm xưng, nhân hóa, phi lí, so sánh….bạn sẽ trở thành một người sáng tạo chân chính.
Tóm lại những gì CD cần có:- Hiểu biết những phương pháp sáng tạo- Càng nhiều kinh nghiệm về cuộc sống càng tốt (kể cả những kinh nghiệm đau thương)- Có kiến thức về điện ảnh (vì đây là topic về TVC)- có khả năng điều khiển và quản lý nhóm- có những ý tưởng động trời (không cần động đất vì nguy hiểm)
Storybroad là sự kết hợp khá hoàn hảo, nửa khả năng của kinh doanh và nửa khả năng của sáng tạo. Và trong suốt quá trình từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc, không thể vắng mặt của Producer.
Có nhiều người cho rằng, họ không cần đến storyboard khi làm phim, vì thế họ không vẽ storyboard. Nhưng cũng có nhiều người khi có storyboard, họ tự ép mình làm theo những gì storyboard đã vẽ. Những người trong đoàn phim thấy đạo diễn không có storyboard thì có thể xem người đạo diễn này lười biếng. Những đạo diễn khi ra hiện trường không làm theo storyboard cũng có thể bị người trong đoàn phim cho rằng ngưòi này yếu kém vì không thể tuân theo những gì storyboard đã có.
Thật sự, storyboard quan trọng, nhưng nó không có ý nghĩa quá lớn đến như thế.Nói đơn giản như Jean Pierre Jeunet, đạo diễn của Delicatessen, City of Lost Children và Amelie, người luôn vẽ storyboard cho toàn bộ phim của mình, “Storyboard dược làm ra không phải để tôn thờ, để làm theo, mà làm ra để thay đổi” (20 bài học điện ảnh – tủ sách điện ảnh). Việc có storyboard ở nhà và ra hiện trường nó bị vứt xó là chuyện bình thường.
Điều đó không có nghĩa là không cần làm storyboard, bởi trong quá trình làm storyboard, người đạo diễn đã phải tư duy về hình ảnh và nó đã nằm trong tiềm thức của họ. Ở bối cảnh hiện thực, moị thứ có thể không như hình dung trong đầu, nhưng những gì người đạo diễn đã hình dung trong quá trình vẽ storyboard sẽ nhanh chóng được thay đổi để phù hợp với tình hình thực tế.Quan trọng hơn storyboard là floor plan – sơ đồ bối cảnh và đường di chuyển của diễn viên và máy quay.
Nguồn: HDVietstudio
Tìm hiểu thêm về các tin tức khác về Multimedia truy cập tại đây!
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY!