Jiang Qionger là một nhà thiết kế nổi tiếng ở Trung Quốc, và là người sáng lập Shang Xia, một thương hiệu mang tính cách mạng khi họ kết hợp lối sống hiện đại với kỹ thuật thủ công tốt nhất Trung Hoa. Tầm nhìn của bà bao phủ tất cả góc độ của mỹ thuật hiện đại, đồ hoạ, nội thất, đồ trang sức, và dụng cụ nội thất. Sau khi theo đuổi học vấn của mình ở Pháp, bà đã tổ chức nhiều cuộc triển lãm nghệ thuật cá nhân ở Mỹ, Singapore, Ý, và Pháp – và trở thành nhà thiết kế Trung Quốc đầu tiên được tham dự vào triển lãm đồ nội thất ở Paris. Bà còn được Hermes ở Trung Quốc mời thiết kế cửa hàng của họ, và sau đó là L’Oreal mời bà thiết kế trụ sở chính và nội thất trung tâm training.
Gần đây nhất, bà đã chứng minh năng lực của mình trong lĩnh vực sáng tạo khi được chọn làm cố vấn lãnh đạo cho Hiêp Hội Nhiếp Ảnh Châu Âu tại cộng đồng thiết kế ở nước ngoài. DesignBoom đã gặp Jiang tại sự kiện MindPark 2017 – tổ chức bởi Yinno Land và TOPYS – và trò chuyện với bà chi tiết hơn về tầm nhìn và ý tưởng của người phụ nữ tài năng này.
(CEO và Art Director Jiang Qionger)
DesignBoom (DB): Chị có thể chia sẻ một chút về sự phát triển của bản thân trong cộng đồng thiết kế không?
Jiang Qionger (JQ): Khoảng 2 tuổi rưỡi, tôi đã bắt đầu học vẽ và thư pháp bởi hai người thầy là Cheng Shifa và Han Tianheng. Nhưng chỉ đến khi tốt nghiệp Đại học Tongji, tôi mới theo đuổi sự nghiệp thiết kế chuyên nghiệp. Tôi quyết định tới Pháp, học tại Viện Nghệ Thuật Quốc Gia để hoàn thành bằng Thạc sĩ của mình.
Năm 2001, tôi mở triển lãm đầu tiên tại Thượng Hải, trưng bày những bộ trang sức mang concept về Industrio – Romantic với một xu hướng hiện đại: những thành phần được làm từ những “máy móc nguội” như đinh vặn và ốc xoắn. Và bởi vì ngành công nghiệp sáng tạo mới bắt đầu phát triển ở thành phố này, nên cuộc triển lãm đã để lại một chút giật gân. Tuy nhiên, tôi không thấy vậy, cuộc triển lãm được coi như một cái gì đó độc nhất bởi vì sự khô khan trong sáng tạo của nó. Dù sao, tôi đã quyết định quay lại Pháp để cập nhật thêm kiến thức và kinh nghiệm. Ở đó, tôi thành lập Qionger Studio tập trung chủ yếu vào thiết kế nội thất, sản phẩm và thương hiệu – nó phuc vụ đa dạng các kiểu khách hàng, kể cả Hermes. Nhưng bắt đầu từ 2008, tôi quyết định đạt được mục tiêu vĩ đại nhất, tiếp tục sự nghiệp bằng cách sáng lập Shangxia.
DB: Trong suốt quá trình phát triển chị từng gặp những thử thách nào?
JQ: Tôi nghĩ gặp những thử thách là điều cần thiết vì nếu không có thử thách, cuộc sống sẽ rất nhàm chán; mọi thứ bạn muốn đạt được, mọi trải nghiệm bạn tạo ra, đều được xem là thử thách.
Trong ngành thiết kế, không có đúng hoặc sai, chỉ có cái gì phù hợp và không phù hợp. Cuộc sống cũng vậy, khi chúng ta gặp nhiều thử thách để cân bằng những lúc thăng và những lúc trầm. Mỗi chúng ta đều có một vai trò, nhiệm vụ để làm việc và cân bằng cuộc sống. Khái niệm đó cũng được áp dụng ở ngành thiết kế: sản phẩm có thể chỉ được cho là hoàn hảo, khi nó đạt được trạng thái phù hợp nhất.
(Thiết kế của bàn “Twilight”: mang vẻ đẹp cổ điển và tiềm ẩn)
DB: Như đã chia sẻ lúc đầu, chị từng học ở Pháp và đã ghé qua nhiều đất nước, vậy sự khác biệt giữa các nền văn hoá đã ảnh hưởng gì tới chị?
JQ: Bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay là gì? Nhiều người kể tôi nghe về những khác biệt của nền văn hoá, nhưng khi chúng ta bỏ cái tư tưởng đó và nhìn vào các quốc gia, chúng ta nhận ra rằng, mỗi văn hoá và tín ngưỡng đều nói về tình yêu và vẻ đẹp của nó. Nhưng khác biệt về lịch sử, địa lý, và văn hoá nên sự thể hiện những lý tưởng đó sẽ khác nhau, đa dạng phong cách. Tôi không định nghĩa sự khác biệt văn hoá, cái gọi “văn hoá” được xem là tình yêu và vẻ đẹp và cái gọi “khác biệt” là sự biểu diễn của tính ngưỡng, dấu tích, và những khác biệt ở hình thù.
(Ghế làm tự sợi carbon, ‘Da tian di’)
DB: Làm sao bạn định nghĩa sự sáng tạo và đột phá? Và có sự kết nối nào giữa hai cái đó không?
JQ: Sự sáng tạo và đột phá là hai người bạn tốt của nhau, mỗi người đều bổ sung cho nhau nhưng độc lập với nhau. Theo nghĩa rộng, sáng tạo được sinh ra ở mỗi người và có ở mọi nơi. Nó là lực chảy của dòng nước, đưa sự sống vào cuộc sống; trong khi đó, sự đột phá cần tích hợp vài kỹ năng cơ bản và phải có nền tảng chắc chắn. Ví dụ, Shanxia thừa kế những kỹ thuật và thẩm mỹ bằng tay truyền thống bằng cách dùng những nguyên liệu mới và đột phá công nghệ.
(Bộ tách bằng tre)
DB: Chị nói rằng những ảnh hưởng đến thiết kế đến từ mọi góc độ của cuộc sống, vậy làm sao chị giữ gìn những tài sản đó?
JQ: Trí óc của tôi là một dòng chảy của các ý tưởng; Tôi luôn có thói quen giữ một cuốn sổ tay bên mình mọi lúc mọi nơi – vì mỗi khi có ý tưởng nảy ra, tôi sẽ viết xuống ngay. Tôi nghĩ chúng ta nên giữ một tâm hồn trẻ thơ, đầy sự tò mò về âm nhạc, thể thao, khoa học, tự nhiên, động vật, văn hóa, con người, và cuộc sống. Chúng ta phải giữ sự trong sáng trong tâm hồn vì khi bạn nghĩ phức tạp, thì sáng tạo sẽ bị yếu lại. Vì vậy, khi giữ gìn trạng thái này, đầu óc chúng ta sẽ làm việc như là phép màu, thậm chí khi chúng ta 50 hay 80 tuổi.
(Bộ tách trà)
DB: Mỗi nhà thiết kế đều có một phong cách riêng, vậy chị thì sao?
JQ: Khái niệm thiết kế của tôi là “đặt vẻ đẹp và tình yêu trong thiết kế”. Đặt cảm xúc của mình vào chúng, làm cho mọi người đến lại gần nhau hơn, hiểu nhau và cảm nhận được nhau.
(Ý tưởng “Pass it on”: Sưu tầm nhiều câu chuyện về gia đình)
DB: Bạn có thể giải thích kỹ hơn về ảnh hưởng của thiết kế “Pass it on” và quá trình phát triển của nó?
JQ: Trong trường hợp thương hiệu Shangxia, triết lý của họ là dựa vào thời gian và cảm xúc. Nó không đủ để sản xuất và bán hàng, nhưng thương hiệu đó cần đầu tư vào “văn hóa sản phẩm” mỗi năm – cái nằm ngoài tầm nhìn kinh doanh. Sự liên kết này sẽ dẫn dắt khách hàng về mặt cảm xúc.
Trong mỗi giai đoạn, chúng ta thấy được điểm bắt đầu văn hoá giống như sáng kiến “Pass it on”. Ví dụ những cảm xúc của người Trung Quốc kế thừa từ chính gia đình họ nên chúng tôi quyết định tập trung vào cái góc nhìn đó: Chúng tôi ghé thăm hơn 1000 hộ gia đình và chọn ra hơn 100 câu truyện gia đình bằng cách sưu tầm những bức hình, thư từ của họ. Kết luận rằng, Trung Quốc ở thế kỷ 21 luôn phát triển và tiến hoá nhưng bạn luôn nhận được một điều không đổi, đó là sự theo đuổi tình yêu và vẻ đẹp không hề biến mất, trái tim của mỗi người đều được lắp đầy với “ Pass it on” – đầy những cảm xúc, đầy những kỷ niệm.
(Đồ gia dụng lục giác)
DB: ‘Shang Xia’ rất nổi tiếng giống như Hermes ở Trung Quốc, chị có dự định giới thiệu nó đến cộng đồng không?
JQ: Sau 7 hoặc 8 năm đối thoại trên thị trường, kế hoạch về nội dung đã tương đối rõ ràng và rất kiên quyết. “Shang Xia” đã đi vào nhiều viện bảo tàng lớn của thế giới, nó làm tôi rất tự hào. Là một nhà thiết kế, bạn phải làm một cái gì đó cho thế giới thực. Những công trình được giữ lại ở bảo tàng thuộc về thời đại này, ghi lại những thành tựu to lớn nhất của khoa học và công nghệ. Trong 2 năm rồi, Shang Xia đã tích hợp nhiều nguyên liệu khác nhau và nhiều nút xoắn cho mỗi chủ đề thiết kế.
Như vậy, chúng tôi hy vọng thu hút được nhiều người trẻ vào ngành công nghiệp này. Tôi không định nghĩa thương hiệu của mình là sang trọng, cái mà chỉ cho người giàu có. Tôi không muốn giá thành của sản phẩm trở thành vật cản đối với những người trẻ, tôi muốn Shang Xia trở thành một thương hiệu theo đuổi một cuộc sống hạnh phúc.
(Chén sứ hình vỏ trứng)
DB: Chị nghĩ gì về xu hướng thiết kế hiện nay? Và chị có gợi ý gì cho những nhà thiết kế trẻ?
JQ: Nói về xu hướng thiết kế, tôi chưa bao giờ tập trung vào một cái gì phổ biến. Với tôi, thiết kế không phải theo đuổi một cách mù quáng, tập trung vào màu sắc và nguyên liệu, mà còn là hiểu biết về thị trường, cộng đồng, và tương lai.
Chúng ta phải hiểu tình huống tổng quát, nếu không bạn chỉ là kẻ ăn theo. Đối với những người thiết kế trẻ, tôi muốn nói là bạn phải có một trái tim đầy cảm xúc và con mắt mỹ thuật tốt, khi bạn đạt được rồi, thì bạn đã sẵn sàng sáng tạo. Kỹ năng và kỹ thuật có thể được học trong trường lớp, xã hội, nhưng bạn không thể tìm được tình yêu và vẻ đẹp, những cái đó phải đến từ bên trong.
(Hộp sơn)
(Ly làm bằng đá quý)
Nguồn: designboom.com (http://www.designboom.com/design/jiang-qiong-er-interview-ceo-shang-xia-mindpark-05-01-2017/)
Bản Việt hóa: Arena Multimedia