Thiết kế của chúng ta sẽ được hoàn thiện và tiến bộ hơn khi có sự đồng cảm từ cả hai bên đấy! Vì vậy, thay vì cằn nhằn, cáu gắt, hãy thử học cách yêu khách hàng và cảm nhận những thay đổi rõ rệt từ những sản phẩm “chan chứa tình yêu thương” xem sao.
“Thiết kế của chúng ta có thể được cải thiện rõ rệt chỉ với một chút đồng cảm từ 2 bên”. Đó là khẳng định của nhà thiết kế trải nghiệm người dùng Viviana Doctorovich.
Họ yêu cầu chúng ta quá nhiều. Họ không tôn trọng giá trị thời gian, kiến thức và kinh nghiệm của chúng ta. Họ làm cho những nhu cầu của họ trở nên vô lý. Họ không hề lắng nghe. Thế nên việc rên rỉ về họ luôn là môn thể thao ưa thích của các nhà thiết kế web.
Nhà thiết kế trải nghiệm người dùng Vivian Doctorovich
Nếu bạn nghĩ rằng tôi đang phóng đại thì hãy vào Twitter và tìm kiếm các hashtags như #badclient, #stupidclient và #horribleclient, và xem những gì đã diễn ra. Không ít các trang web sẽ hiển thị những nội dung bày tỏ thái độ khinh miệt của cộng đồng thiết kế web dành cho khách hàng của mình.
Ý tưởng chính dường như đều đến từ các nhà thiết kế, là một nguồn lực sáng tạo nên những thiết kế tuyệt vời. Tuy nhiên, khách hàng là kẻ đứng chắn giữa các nhà thiết kế và những thiết kế tuyệt vời đó. Nếu họ không tồn tại, các website chắc chắn sẽ là một nơi tốt đẹp. Thế nhưng, việc rên rỉ về những điều đó dường như không làm cho công việc của 2 bên trở nên tốt đẹp hơn. Hãy cùng Arena đến với lời khuyên của Viviana để thay đổi chiến thuật của bạn nhé!
Sự chấp thuận triệt để
Sự chấp thuận triệt để là việc chúng ta hoàn toàn có thể chấp nhận những gì chúng ta không thể hoặc không muốn thay đổi, và tập trung vào việc thay đổi những điều chúng ta có thể và muốn thay đổi.
Làm thế nào để áp dụng vào cuộc tranh đấu giữa nhà thiết kế với khách hàng? Trước mắt, chúng ta nên ngăn chặn sự lãng phí năng lượng vào việc chống lại những ý kiến và hành vi của khách hàng, và hoàn toàn chấp nhận rằng họ sẽ không tự nhiên biến mất đi, đó là điều hiển nhiên mà chúng ta không bao giờ có thể thay đổi được. Một khi chúng ta đã chấp nhận điều này,hãy tập trung nỗ lực để thay đổi một điều nằm trong kiểm soát đó là: hành vi của chúng ta.
Tất cả CHÚNG ta đã từng là một khách hàng
Làm thế nào để chúng ta biết cách thay đổi hành vi của mình? Hãy khởi đầu với việc sử dụng kỹ năng đồng cảm của mình. Đôi lúc, trong cuộc sống, bạn đã là một khách hàng của ai đó và bạn có nhớ đến cái cảm giác muốn dựa dẫm vào chuyên môn của người khác không? Trước đây, có lẽ bạn đã phải sử dụng các dịch vụ của một thợ sửa điện, một thợ sửa ống nước, một kiến trúc sư hoặc bác sĩ đấy.
Sử dụng trí tưởng tượng của bạn để trở lại những khoảnh khắc, mọi chi tiết trong cuộc sống khi bạn là một khách hàng. Điều gì là tốt và điều gì là xấu? Bạn có thể nghĩ về bất cứ điều gì để khiến những trải nghiệm khi bản thân là một khách hàng trở nên tốt hơn trong mắt chuyên gia đó hay sản phẩm đó không?
Quan sát và học hỏi
Đã bao giờ bạn cảm thấy bị thiếu tôn trọng trong vai trò là một khách hàng? Hãy tập trung vào việc tôn trọng người khác. Tôn trọng là thứ gì đó ta phải tìm cách để gặt hái chứ không thể tự nhiên mà có. Do đó, để có được sự tôn trọng từ người khác, chúng ta phải bắt đầu bằng việc tôn trọng họ và tôn trọng chính mình. Nó chính là cách xác định ranh giới của chúng ta và của những người khác để đảm bảo rằng họ không thể xâm phạm lẫn nhau. Nếu muốn khách hàng của mình tôn trọng ranh giới của mình, bạn phải bắt đầu bằng việc tôn trọng họ và làm rõ giới hạn nói dối của chúng ta.
Hoặc có thể bạn cảm thấy bạn không được lắng nghe? Vậy thì hãy trở thành một người lắng nghe tuyệt vời. Thật ngạc nhiên là nhiều khách hàng dễ tiếp thu nhiều hơn những gì chúng ta nói, miễn là chúng ta thực sự lắng nghe họ. Và bạn sẽ ngạc nhiên trước bao nhiêu điều bạn có thể học hỏi từ họ, đảm bảo đấy!
“Lắng nghe trước, sau đó bắt tay vào làm”
Trong quyển sách ‘Five secrets from 86 notebooks‘, Michael Bierut nói rằng lý do ông trở thành một nhà thiết kế là ông muốn giúp mọi người giải quyết vấn đề, và đó chính là điểm ông tự thấy mình giống như một vị bác sĩ.
Bierut tin rằng nếu ông lắng nghe bệnh nhân thật cẩn thận, họ sẽ thực sự nói cho ông ta những giải pháp cho vấn đề của chính mình. Bí quyết của ông chính là “lắng nghe trước, sau đó bắt tay vào làm”.
Điều đó thực sự rất đơn giản. Hãy đối xử với khách hàng của bạn như cách mà bạn muốn được đối xử. Hãy nghe theo những lời khuyên này và đón chờ xem kết quả sẽ thay đổi như thế nào nhé!
Nguồn: Creativebloq
Readore at: http://rgb.vn/ideas/explore/vi-sao-designer-nen-hoc-cach-yeu-khach-hang