5 thương hiệu hàng đầu đã thay đổi logo nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng như thế nào?
Vai trò của thiết kế logo đã bị giảm nhiều trong thời đại đa kênh (multi-channel) và nhiều trải nghiêm xây dựng thương hiệu như hiện nay. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là các công ty lơ là đối với logo cho chính thương hiệu của mình. Thế nên, nhận thức về về thương hiệu được xây dựng trên sự mạch lạc và nhất quán.
Những điều này có nghĩa là, khi các thương hiệu nổi tiếng thực hiện logo cho chính mình, dù chỉ là tạm thời, nhưng cũng khiến rất nhiều người chú ý tới nó. Trong những năm gần đây, cũng có một vài thương hiệu đồ gia dụng sử dụng cách này. Và họ đã thành công trong việc thu hút sự chú ý cho một nguyên nhân cụ thể, đó là thay đổi logo nhãn hiệu.
Hãy theo dõi bài báo dưới đây để biết lý do thay đổi logo một cách chính đáng của 5 thương hiệu nổi tiếng toàn cầu
1. Lascote
Lacoste hợp tác với IUCN để nâng cao nhận thức khách hàng bằng cách thay đổi biểu tượng cá sấu thành 10 loài nguy cấp khác nhau
Vào tháng hai năm nay, thương hiệu thời trang Lacoste nổi tiếng tại Pháp đã khuấy động giới truyền thông bởi việc lần đầu tiên thay đổi biểu tượng biểu trưng của mình trong 85 năm lịch sử. Mục đích là nhằm nâng cao nhận thức về các loài động vật nguy cấp.
Lacoste đã hợp tác với Liên minh Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên (IUCN) để có thể được phép sản xuất một chiếc áo Polo cho mỗi con vật đang bị đe doạ tương ứng trong tự nhiên. Con số này tương đương với 1.775 cái áo, trong đó gồm 350 con hổ Sumatra, 231 con kềnh kềnh to ở California và 67 con tê giác Javan, 50 con vượn cáo phía Bắc và 40 con rùa Myanmar.
Những chiếc áo này được ra mắt tại tuần lễ thời trang Paris, với giá bán lẻ là 183 USD. Và phần lợi nhuận sẽ quyên góp cho tặng cho IUCN. Đó được xem là một bước đi táo bạo trong việc nâng cao nhận thức cũng như giá trị tiền mặt. Tuy nhiên, hãng thời trang thể thao hàng đầu của Pháp đã có một sự hiểu lầm giữa việc tạo ra một logo lâu dài với việc “dặm thêm gia vị” cho câu chuyện của chiếc logo.
2. PRODUCT(RED)
Chỉ bảy trong số các thương hiệu toàn cầu đồng ý để logo của họ “nhân sức mạnh cùng (RED)”
PRODUCT(RED) được thành lập vào năm 2006 bởi Bono và Bobby Shriver trong Chiến dịch ONE. Việc thành lập này nhằm thu hút các thương hiệu nổi tiếng của giới tư nhân đầu tư vào để giúp tám quốc gia châu Phi chống lại HIV/AIDS.
Trong 12 năm qua, nó vẫn chứng tỏ được thành công của chính mình. Ngoài ra, nó còn thuyết phục được các thương hiệu toàn cầu như Nike, American Express, Apple, Coca-Cola, Starbucks và Gap thu nhỏ các logo nổi tiếng thế giới của mình và đặt vào các dấu ngoặc tròn như là một phần thương hiệu (RED) của Wolff Olins.
Apple là một trong những đối tác chính của PRODUCT (RED) trong hơn một thập kỷ nay
Mỗi công ty đối tác có giao nhiệm vụ là phải tạo ra một hoặc một loạt các sản phẩm có logo và màu sắc của PRODUCT(RED). Sau đó, 50{2fbbcdce6fba7ceca857f06e76ee977e945822970f76c6e598e150c203d39bd9} lợi nhuận sẽ được tặng cho Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Ho lao và Sốt rét.
3. Google Doodles
Google đã hợp tác với một số Illustrator để tạo ra Doodle nhằm đánh dấu sự kiện Quốc tế Phụ nữ năm 2018
Google đã bắt đầu chú tâm vào logo của mình từ khá sớm. Quay trở lại năm 1998, nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin đã đính một Sticker vào chữ O thứ 2 trong dãy chữ Google để nhấn mạnh rằng họ đã rời khỏi Burning Man Festival. Đây là Google Doodle đầu tiên.
Kể từ đó, ý tưởng trang trí, vẽ lại và vận dụng logo của công ty để kỷ niệm các sự kiện đáng chú ý hay nâng cao nhận thức về các nguyên nhân cụ thể, đã được cho ra đời. Và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những biểu tượng liên quan đến các sự kiện hiện ra trên trang chủ của hãng công nghệ khổng lồ này. Chính vì thế, Google có riêng hẳn cho mình một nhóm “Doodders” riêng để đáp ứng nhu cầu.
Hình tượng trưng của Sophie Diao cho Ngày Trái Đất vào năm 2016 đã làm nổi bật các quần xã sinh vật chính có trên hành tinh của chúng ta
Google Doodles thường nhắc nhớ những ngày lễ và ngày kỷ niệm, cũng như cuộc đời của những nghệ sỹ nổi tiếng, những người tiên phong và các nhà khoa học. Và đội Doodlers của Google cũng sẽ ghi nhận những đóng góp của cộng động cho vấn đề này.
Đó là một ý tưởng đầy sắc màu làm cho các thương hiệu tươi vui hơn, cũng như phản ánh các văn hóa phổ biến đến cộng đồng. Và cũng có thể là truyền tải thông điệp nghiêm túc nhằm nâng cao nhận thức người dùng.
4. CokexAdobexYou
Illustrator Birgit Palma là một trong những “người có ảnh hưởng” được mời để tái phối hợp sản thương hiệu cho Coca-Cola
Để kỷ niệm Thế vận hội Tokyo 2020, Coca-Cola đã cộng tác cùng với Adobe điều hành một cuộc thi toàn cầu, CokexAdobexYou. Trong cuộc thi này, Coca-Cola mời mọi người sử dụng Creative Cloud để tái phối hợp các giá trị thương hiệu mang tính biểu tượng của Coke thành các tác phẩm nghệ thuật chào mừng thể thao, sự chuyển động và sức mạnh.
Những giá trị này gồm có Red Disc, Spencerian Script, Contour Bottle Icon, Dynamic Ribbon và Coca-Cola Red (Hex E41E2B). Một phần của lời gợi ý là dựa trên kết cấu tròn và nền trắng-đỏ đặc trưng của Coca-Cola.
Danh sách các bản remix được chọn lọc của người sử dụng gửi về cho dịp tái sản xuất thương hiệu Coke trên trang Behance của CokexAdobexYou
Dĩ nhiên là, Coca-Cola không bao giờ thực sự thay đổi thương hiệu riêng biệt chính thức của nó dù các sáng kiến này có sáng tạo như thế nào đi nữa. Nhưng nó vẫn là một động thái táo bạo để tung ra những giá trị đặc sắc của thương hiệu vốn được bảo vệ cẩn thận nhưng lại mở ra cho công chúng chơi đùa với nhau.
Trong khi người xem có thể hoài nghi cho rằng Coke chủ yếu nâng cao nhận thức cho chính nó trong quá trình này. Tuy nhiên, dự án đã đóng góp một khoảng tiền trị giá 35.000 đô la để hỗ trợ Thế vận hội Đặc biệt, một tổ chức phi lợi nhuận cho trẻ em và người lớn bị khuyết tật trí tuệ liên quan đến thể thao.
5. McDonald
McDonalds đã sẵn sàng lật ngược chữ “M” mang tính biểu tượng để đánh dấu Ngày Quốc tế Phụ nữ vào năm 2018 này. Tuy nhiên, không phải ai cũng ấn tượng với việc làm này.
Nỗ lực đánh dấu ngày Quốc tế Phụ nữ cho năm 2018 và “vinh danh những thành tựu phi thường của phụ nữ ở khắp mọi nơi”, McDonalds đã sẵn sàng lật biểu tượng Golden Arches của mình để tạo ra chữ “W” biểu thị cho từ “Women”.
Cũng như việc thường xuyên cập nhật thương hiệu của mình trên các kênh xã hội, bao gồm cả Twitter và Instagram, chuỗi cung cấp thức ăn nhanh này cũng cung ứng cho 100 nhà hàng Mỹ quần áo có nhãn hiệu. Và thậm chí là lộn ngược một tấm biển khổng lồ của một chi nhánh ở Lynwood, California.
Mặc dù nó đã thu hút thành công rất nhiều sự chú ý trên toàn cầu, nhưng chương trình quảng cáo này đã gặp rắc rối trong một số việc nâng cao nhận thức về các vấn đề nghiêm túc. Nhiều người đã chú ý đến các vấn đề với mức lương sinh hoạt và hợp đồng không giờ. Tuy nhiên, nỗ lực của nhóm cánh trái Momentum “McFeminism” cũng đã cho thấy một giá trị và thông điệp của thương hiệu vượt xa logo của chính nó.
Theo CreativeBloq
Bản dịch được Việt hóa bởi Arena Multimedia