Rất nhiều câu hỏi và những thắc mắc của các nhà thiết kế trẻ cần giải đáp để có bước đầu trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp và trong bài viết này Arena Multimedia xin liệt kê 29 điều giúp các nhà thiết kế trẻ dễ dàng tiếp cận và tương tác với nghề nghiệp cũng như cuộc sống.
1. Yêu mến các chi tiết nhỏ
Bạn là một chuyên gia thiết kế tương tác. Bạn luôn phải cẩn thận chăm chút những thứ bạn làm, resume, social media, e-mail, blog posts, messages, letters. Thích chăm chút các chi tiết nhỏ cũng là một dấu hiệu tốt để nhà tuyển dụng để ý tới bạn.
2. Nhiệt huyết
Những người đồng nghiệp và cả sếp của bạn đôi khi sẽ làm bạn “sôi máu”. Cho dù điều gì xảy ra, hãy tỏ ra chuyên nghiệp và tận tuỵ. Tránh bỏ cuộc hoặc thay đổi công việc khi bạn cảm thấy không hài lòng với họ.
Sự nghiệp của bạn có thể lúc thế này, lúc thế kia nhưng tinh thần chuyên nghiệp sẽ giúp bạn rất nhiều trên đường đời, hãy để lại ấn tượng tốt với tất cả những người bạn cùng cộng tác.
Đối với nghề thiết kế, biết “chiều khách” và “lái” họ theo mong muốn của mình là cả một nghệ thuật.
3. Đừng sợ Chữ; hãy trở thành Chuyên gia
Cách để bạn trở thành một typographer giỏi là nhớ các quy tắc cơ bản và tránh được các lỗi đơn giản.
Những cuốn sách bạn cần đọc như ““The Elements of Typographic Style” của Robert Bringhurst, “Thinking With Type” của Ellen Lupton và “Grid Systems in Graphic Design” của Josef Müller-Brockmann.
4. Chia sẻ với người khác
Trân trọng kinh nghiệm của mình và bạn cần thúc đẩy những thế hệ kế tiếp bằng cách truyền đạt những gì bạn đã thành công cho lớp trẻ.
Tham gia đánh giá sản phẩm, tạo các buổi workshop để người khác có được kinh nghiệm quý giá – đó là cách tốt nhất để thúc đẩy ngành này phát triển nhanh hơn.
5. Biết rõ đối tượng người xem của bạn
Bạn đang nói chuyện với ai và chủ đề là gì? Nếu bạn không thể trả lời cả hai câu hỏi trên đối với công việc bạn đang sắp thực hiện thì thật đáng ngại.
Thiết kế đồ hoạ, giải thích ngắn gọn là truyền tải thông điệp. Hãy chắc chắn rằng bạn nắm rõ thông điệp và gửi tới người xem bằng cách ngắn gọn nhất.
“Giao tiếp với mục đích rõ ràng – đừng chỉ làm nó đẹp mắt”. Hãy luôn nhớ câu nói này!
6. Hãy là chính mình
Hãy tự tin vào bản thân khi bạn là một nhà sáng tác, một thiết kế, một nhiếp ảnh gia, một người làm sáng tạo. Đừng làm theo một phong cách cá nhân cụ thể. Thay vào đó, phát triển bản thân để phù hợp với công việc bạn đang theo đuổi.
Những tác phẩm có thể không nói lên con người bạn, nhưng nó cho thấy bạn có đôi tay của một nhà thiết kế. Bạn được công nhận, trả tiền và được tuyển dụng (giao việc) bởi chính những gì bạn làm ra.
Với các sản phẩm cá nhân, lúc này bạn có thể nói gì bạn muốn, không ai ngăn cản bạn điều này.
7. Học cách nói KHÔNG
Một số công việc của những nhà thiết kế suất xắc đôi khi là nói Không với khách hàng hoặc một dự án nào đó. Không may, điều này có thể gây ra một vài thảm hoạ và cần kinh nghiệm để đánh giá chính xác.
Cẩn thận xem xét các dự án, thời gian, chất xám, mối quan hệ, tiền bạc – ưu và nhược điểm của dự án.
Có thể bạn đang bị đối xử như một “công cụ” và phạm vi của dự án không có điểm dừng, trong khi số tiền được trả là cố định. Vậy thì tại sao phải nói CÓ? Nhưng hãy học cách nói KHÔNG một cách khéo léo!
8. Sưu tầm và chia sẻ mọi thứ
Tìm những tác phẩm, những bài viết hữu ích và chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp, và cả khách hàng. Sử dụng các trang mạng xã hội sẽ giúp bạn dễ dàng thực hiện điều này.
Hãy chia sẻ sự hài hước, nghiêm túc, đánh giá… bất kể thứ gì thuộc về bạn.
9. Là một người tạo nên thiết kế
Phát triển ý tưởng, viết ra giấy, chỉnh sửa, chia sẻ và đón nhận phản hồi. Bạn đang tạo ra chính các thiết kế của mình.
Đọc các blog thiết kế và tham gia các cuộc thảo luận. Có một vài ý kiến. Bạn sẽ tìm thấy chính mình thông qua việc giành thời gian tham gia cùng các nhà thiết kế khác, thảo luận và chia sẻ những việc liên quan.
10. Tạo nên một câu chuyện
Một trong những lời khuyên dành cho các nhà thiết kế trẻ là thử thiết kế lại hoặc nâng cấp các thiết kế, các thương hiệu đang có nhưng thiết kế quá tệ, hoặc bạn có thể làm tốt hơn.
Các thương hiệu có thể có thêm những lựa chọn tham khảo, hoặc nếu tài năng và có may mắn thì thiết kế của bạn có thể được mua. Nếu không bạn cũng ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.
11. Sửa sang thông tin cá nhân
Trong thời buổi công nghệ ngày nay, thông tin của bạn sẽ được các nhà tuyển dụng kiểm tra cẩn thận. Vì thế hãy chắc chắn thông tin của bạn trên mạng, trên các trang xã hội, diễn đàn được hiển thị rõ ràng, đầy đủ.
Những hành vi, bài viết và cả status cũng sẽ được dùng để đánh giá các bạn , vì thế hãy luôn cư xử đúng mực.
12. Học hỏi
Bạn không bao giờ hiểu hết các lĩnh vực kinh doanh của khách hàng như chính họ, nhưng một phần công việc của các nhà thiết kế là phải cố gắng để hiểu. Tìm hiểu nhiều nhất có thể về dự án, lĩnh vực kinh doanh, mục tiêu, đối thủ, lịch sử hình thành của khách hàng.
Đừng ngần ngại đặt các câu hỏi, sau đó lắng nghe và ghi chép.
13. Quan sát các xu hướng
Bảo lưu các quan điểm về ngành nghề của mình bằng cách đọc sách, tạp chí và blogs. Tham dự các hội thảo, Rss feed để cập nhật các thay đổi, kiến thức liên quan.
Đừng quá lưu tâm tới các thiết kế đẹp như là một nguồn tài nguyên tạo cảm hứng, chúng sẽ lưu vào trong đầu bạn và bạn không còn sự độc đáo, khác biệt.
Quan sát để hiểu chứ không phải để “nhân bản” chúng.
14. Bảo vệ bản thân
Một trong những lợi ích lớn nhất của việc học bài bản chính là những buổi bảo vệ, giải thích sản phẩm của bạn trước bạn bè và các giáo viên. Bạn có thể nói lên ý tưởng, quá trình làm việc trong một môi trường có sự cạnh tranh, điều mà bạn sẽ luôn gặp khi đi làm.
15. Sử dụng giấy chuyên nghiệp
Tương phản với việc bạn hàng ngày lướt net, đọc tin điện tử thì in ấn không chết. Vẻ đẹp, chất lượng của các sản phẩm in ấn rất tuyệt vời và các sản phẩm kỹ thuật không thể sánh được.
Ngành công nghiệp giấy, in ấn đang nỗ lực để giúp đỡ các nhà thiết kế lựa chọn chất liệu, cách tiến hành… để thoả mãn các nhà thiết kế cũng như khách hàng.
Trên đây là một số những điều những nhà thiết kế trẻ nên biết, hãy cập nhật webiste Arena Multimedia để biết thêm những điều thú vị nữa nhé!
Nguồn: designs.vn