Ngành nhiếp ảnh nói chung hay nhiếp ảnh thương mại nói riêng đang ngày ngày một dành được sự quan tâm đặc biệt từ giới trẻ. Vậy ngành nhiếp ảnh thương mại là gì? Cơ hội phát triển của ngành nghề này trong tương lai ra sao? Sau đây, Arena Multimedia sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi trên một cách chi tiết nhất!
1. Nhiếp ảnh thương mại thực chất là gì?
Giống như tên gọi, nhiếp ảnh thương mại chính là ngành chụp, sử dụng hình ảnh với mục đích kinh doanh đem lại lợi nhuận cá nhân hoặc tổ chức. Cụ thể hơn, đây có thể là tấm hình quảng cáo cho một dòng sản phẩm, hoặc cũng có thể là thương hiệu của một nhãn hàng. Qua đó tác động đến việc bán hàng và phát triển hình ảnh của thương hiệu.
Để làm rõ hơn về nét riêng của ngành nhiếp ảnh thương mại, chúng ta cùng đi so sánh nó với ngành nhiếp ảnh truyền thống và nhiếp ảnh nghệ thuật
Tiêu chí | Nhiếp ảnh thương mại | Nhiếp ảnh truyền thông | Nhiếp ảnh nghệ thuật |
Mục đích | Hình ảnh được chụp hướng đến mục đích kinh tế. | Ghi lại hình ảnh nhằm truyền đạt thông tin chính xác và khách quan nhất của một sự việc, sự kiện nào đó. | Ảnh chụp ra nhằm truyền tải tư tưởng hoặc thông điệp của nghệ sĩ. |
Đặc điểm | Ảnh chụp thường được lên kế hoạch cụ thể, thường được tác nghiệp trong studio. | Hình ảnh được chụp lại một cách chân thực, một cách tự nhiên, khách quanCó quan hệ mật thiết với ngành báo chí, giúp họ truyền đạt thông tin qua hình ảnh. | Hình ảnh được chụp hoàn toàn có chủ đích và sắp đặt theo góc nhìn của người chụp. |
Nghề nghiệp | Chụp ảnh cho quảng cáo cho sản phẩm kinh doanh, nhãn hàng. Trở thành một nhiếp ảnh gia thương mại. | Phóng viên ảnh, nhiếp ảnh gia ảnh tài liệu. | Có cơ hội trở thành chuyên gia về nhiếp ảnh nghệ thuật, xây dựng triển lãm trưng bày sản phẩm chính cá nhân. |
2. Các thể loại trong nhiếp ảnh thương mại
Khi tiếp tục tìm hiểu sâu về nhiếp ảnh thương mại, bạn sẽ nhận thấy nó bao gồm nhiều thể loại khác nhau. Bây giờ điều bạn cần là tìm hiểu và làm rõ chúng để có thể định hướng chuyên sâu về con đường nghề nghiệp của bản thân mình.
2.1. Nhiếp ảnh thời trang
Đây là thể loại chụp ảnh mà đối tượng làm việc chính là yếu tố thẩm mỹ về phong cách thời trang. Sản phẩm có thể là hình ảnh cho các tạp chí thời trang, ảnh các bộ trang phục trong triển lãm thời trang, sàn catwalk….hoặc bộ ảnh với người mẫu thời trang trong studio khi quảng cáo một bộ sưu tập mới cho một thương hiệu.
Yêu cầu về kỹ năng: nhiếp ảnh gia cần có sự am hiểu về thời trang, trong một số trường hợp cần biết cách tạo dáng và setup bối cảnh.
2.2. Nhiếp ảnh sản phẩm
Các công ty sẽ cần bạn khi họ muốn chụp ảnh để quảng cáo về sản phẩm, nhằm tối ưu, nổi bật các tính năng cũng như độ trực quan mà câu từ không thể đem lại. Khi đó, một cú bấm máy ăn ảnh bạn sẽ giúp tiếp thị đến khách hàng tốt hơn và phát triển hình ảnh thương hiệu cho công ty.
Yêu cầu về kỹ năng: do tính đặc thù mà gần như nhiếp ảnh gia phải làm quen với không gian làm việc hầu hết là trong studio. Chắc chắn bạn phải thành thạo việc setup phông nền và sử dụng nguồn sáng nhân tạo.
2.3 Nhiếp ảnh ẩm thực
Khá tương đồng, tiếp theo nhiếp ảnh ẩm thực là công việc bạn sẽ ghi lại khung hình món ăn nhìn hấp dẫn và ngon mắt nhất. Đối với chụp ảnh ẩm thực bạn cần lưu ý đặc biệt về đồ nấu chín. Bạn sẽ cần lưu ý về mặt thời gian, cần chuẩn bị sẵn sàng để ghi lại khoảnh khắc đồ ăn bắt mắt nhất.
Yêu cầu kỹ năng: Nhiếp ảnh gia cũng cần lưu ý việc sử dụng ánh sáng, bối cảnh sao cho tối ưu cho không gian bếp hoặc nhà hàng. Ngoài ra trong một số trường hợp bạn cũng cần sử dụng một số đạo cụ nhân tạo để đối phó với kẻ thù “thời gian”.
2.4. Nhiếp ảnh không gian
Bộ ảnh của một nhà nhiếp ảnh không gian thông thường sẽ bao gồm môi trường làm việc của nhân viên văn phòng hay quá trình sản xuất của người lao động…Qua đó hình ảnh về công ty, đội ngũ nhân sự, cũng như quy trình làm việc chuyên nghiệp hơn.
Yêu cầu về kỹ năng: lúc này yêu cầu đòi hỏi cao nhất sẽ là khả năng sắp xếp bối cảnh kết hợp với yếu tố con người một cách hài hòa để tạo lên một bức ảnh chất lượng.
2.5. Nhiếp ảnh kiến trúc
Việc chụp ảnh các tòa nhà, văn phòng, đem lại cho công ty sự hiện hữu rõ ràng hơn về vị trí. Điều này sẽ có ý nghĩa đặc biệt lớn đối với các doanh nghiệp mới, trụ sở mới hay một cơ sở làm việc mới. Nhiếp ảnh gia chắc chắn phải làm nổi bật lên được nét riêng biệt cũng như khả năng nhận biết của công trình.
Yêu cầu kỹ năng: lúc này bộ kỹ năng quan trọng nhất có lẽ sẽ là việc chọn góc máy cũng như khai thác nguồn ánh sáng tự nhiên sẽ đem lại đặc điểm nổi trội và độ chân thực cho chủ thể.
2.6. Nhiếp ảnh chân dung
Trong thương mại, nhiếp ảnh chân dung thường giới thiệu một ai đó khi họ đang thực hiện một công việc. Hình ảnh này sẽ được cung cấp cho nhiều công ty truyền thông sử dụng hình ảnh với nhiều mục đích.
Yêu cầu kỹ năng: Đòi hỏi kỹ năng chụp chân dung cao, giúp mẫu ảnh tạo dáng phù hợp với bối cảnh để có một bức ảnh đẹp.
3. Công việc của nhiếp ảnh gia thương mại
Nhìn chung không hề có bản mô tả cụ thể nào đối với công việc của nhiếp ảnh gia thương mại. Tùy thuộc vào yêu cầu và cũng như văn hóa của doanh nghiệp mà bạn sẽ sẵn sàng bấm máy. Nhưng bạn cũng có thể hình dung một số đầu việc sau để trở thành một chuyên gia chụp ảnh thương mại:
- Xây dựng data khách hàng: nhiếp ảnh gia thương mại cũng như một ngành kinh doanh 1 loại dịch vụ, vì thế bạn cũng cần xây dựng cho mình danh sách khách hàng, tiềm năng. Việc này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong công việc và đem về nguồn khách ổn định.
- Hiểu rõ khách hàng và sản phẩm: Hiểu càng rõ về khách hàng, sản phẩm, cũng như mục tiêu của họ, bạn sẽ càng thành công cũng như tiết kiệm thời gian của mình. Một tác phẩm thành công trong thương mại sẽ cần đòi hỏi cả vẻ đẹp trong nghệ thuật chụp ảnh cũng như đem lại hiệu quả kinh tế cao trong doanh nghiệp.
- Đưa ra ý tưởng thực hiện: Sau khi nắm bắt được đặc điểm của khách hàng, việc chủ động đưa ra các ý tưởng mẫu là rất cần thiết. Điều này giúp nhiếp ảnh gia điều hướng về phong cách nghệ thuật của bộ ảnh tốt hơn, đưa bộ óc sáng tạo nghệ vào sản phẩm mà ít phụ thuộc vào cách triển khai của khách hàng.
- Chụp ảnh: Điều bạn cần ghi nhớ là mục tiêu sau cùng của tấm ảnh là bán sản phẩm hoặc dịch vụ. Vì thế nhiếp ảnh gia cần chú ý làm nổi bật các nét riêng và tính năng của sản phẩm theo yêu cầu từ khách hàng. Ví dụ như chụp thương mại đồ chống nắng, chắc chắn bối cảnh tối ưu nhất nên là ngoài trời vào những ngày nắng.
- Hậu kỳ: Đây luôn là giai đoạn quan trọng, đặc biệt để hoàn thiện sản phẩm và tối ưu với yêu cầu từ khách hàng. Nhiếp ảnh gia cùng khách hàng sẽ cùng chỉnh sửa và đi đến một sản phẩm đầu ra cuối cùng. Lưu ý ở công đoạn này, bạn sẽ cần ưu tiên ý kiến của doanh nghiệp. Khách hàng của bạn sẽ hài lòng hơn, sản phẩm sẽ thành công hơn trong mắt họ.
- Chăm sóc khách hàng: Chắc chắn bạn sẽ không muốn bỏ lỡ cơ hội tái hợp tác và truyền thông miễn phí cho dịch vụ của bạn. Hãy thể hiện sự quan tâm đến kết quả của bộ ảnh khi triển khai thương mại, có thành công hay không? Điều này sẽ giúp nhiếp ảnh gia ghi điểm, cho thấy sự tâm huyết và có trách nhiệm khi cung cấp dịch vụ.
4. Mức lương của nhiếp ảnh gia thương mại
Đối với ngành nhiếp ảnh thương mại, mức thu nhập sẽ phụ thuộc phần nhiều vào kinh nghiệm, năng lực cũng như danh tiếng của bạn. Bạn có thể sẵn sàng “chạy sô” để tăng doanh thu, tuy nhiên hãy nhớ rằng đây vẫn là ngành nghệ thuật. Vì thế hãy tập trung nhiều hơn và chất lượng sản phẩm cũng như danh tiếng của bản thân.
Chắc chắn rằng đây là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay, khi nhu cầu số hóa và bán hàng trực tuyến ngày một cao. Lúc này nhu cầu hình ảnh thương mại trên thị trường ngày một cao. Theo The Expresswire, ngày 21 tháng 7 năm 2021, “Quy mô thị trường Dịch vụ Nhiếp ảnh Toàn cầu được ước tính sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR là 5% với 10,88 tỷ USD trong giai đoạn dự báo 2021-2025.”
5. Lộ trình trở thành nhiếp ảnh gia thương mại cho người mới bắt đầu
Để trở thành một nhiếp ảnh gia thương mại, khi bạn mới bắt đầu sẽ cần có một lộ trình cụ thể để chuẩn bị hành trang và khả năng thực hành tay nghề tốt. Bạn có thể tham khảo theo lộ trình với trình tự lần lượt sau đây:
- Trang bị đầy đủ kiến thức – kỹ năng về nhiếp ảnh và thiết kế: Chắc chắn việc chuẩn bị vững chắc kiến thức nền tảng đối với một nhiếp ảnh gia là không thể bỏ qua. Bạn cần có hành trang kiến thức hội họa, thiết kế, màu sắc, cách xây dựng bối cảnh và kỹ năng nhiếp ảnh thực tế… Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tiến xa và phát triển ngành nghề trong tương lai.
- Xác định thể loại nhiếp ảnh thương mại muốn theo đuổi: Như đã nói ở đầu bài viết, việc bạn có định hướng rõ ràng sẽ giúp bạn tập trung phát triển được bộ kỹ năng và tiến sâu trên con đường sự nghiệp của bản thân. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng xây dựng được riêng phong cách nhiếp ảnh và tự tạo nên thương hiệu cá nhân.
- Chuẩn bị các công cụ tác nghiệp: Một nhiếp ảnh gia, chắc chắn cần tự chuẩn bị và làm chủ công cụ hành nghề của bản thân. Xuất phát điểm, bạn nên bắt đầu với một chiếc máy ảnh cùng một số ống kính yêu thích. Sau đó việc tự xây dựng riêng cho mình một studio là ý tưởng không hề tồi nếu có đủ điều kiện. Điều này, sẽ giúp bạn tự tin để phát triển khả năng của bản thân với những tác phẩm đầu tay.
- Tạo ra những sản phẩm đầu tay: Đây sẽ là cơ hội rèn luyện tay nghề bấm máy của bạn và cũng đem đến cho bản thân bạn một bộ ảnh mẫu cá nhân. Các doanh nghiệp thường đòi hỏi và yêu cầu về những bộ ảnh mẫu để kiểm tra khả năng của bạn. Vì thế đây cũng sẽ là bước đà hoàn hảo để bạn sẵn sàng trở thành nhiếp ảnh thương mại chuyên nghiệp.
- Xây dựng portfolio: Một bộ portfolio hay nói cách khác là bản tóm tắt kinh nghiệm bấm máy khi tham gia nhiều dự án. Doanh nghiệp sẽ bị thuyết phục hơn nếu bạn đã từng có nhiều kinh nghiệm tham gia các dự án cụ thể. Một bộ Portfolio chất lượng, sẽ góp phần khẳng định được tay nghề và tự nâng cao giá trị của bạn.
- Tìm kiếm khách hàng: Sau khi đã chuẩn bị các bước cơ bản, đã đến lúc bạn bắt đầu công việc kinh doanh của mình với những vị khách đầu tiên. Bạn có thể tìm kiếm kết nối với họ thông qua các trang mạng xã hội hoặc cũng có thể trở thành một thợ chụp phụ cho các nhiếp ảnh gia thương mại lành nghề. Đây là cơ hội tốt để cọ xát và tìm kiếm được sự tin tưởng của khách hàng khi bạn mới bước chân vào nghề.
6. Theo học nhiếp ảnh thương mại ở đâu?
Tự học nhiếp ảnh thương mại là mong muốn của nhiều bạn trẻ, tuy nhiên đây là một con đường vất vả và dễ đi vào “ngõ cụt”. Việc đào tạo một cách bài bản từ kiến thức nền tảng và rèn luyện bộ kỹ năng chuyên nghiệp là hết sức quan trọng. Là Thương hiệu số 1 Châu Á về đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện, Arena Multimedia tự tin đưa tới cho bạn khóa học thiết kế đồ họa trong vòng 15 tháng.
Ngay trong kỳ học đầu tiên bạn sẽ được tìm hiểu các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế và nhiếp ảnh. Bạn sẽ được làm rõ về cách xử lý ảnh kỹ thuật số, nghiên cứu về nhiếp ảnh thương mại và hướng dẫn thực hành chỉnh sửa ảnh trên phần mềm Adobe Lightroom. Lộ trình học tập này sẽ rất phù hợp đam mê và giúp bạn định hướng tốt hơn khi theo đuổi ngành nhiếp ảnh thương mại.
Khóa học thiết kế đồ họa tại Arena Multimedia sẽ đem tới cho bạn 10 giá trị trải nghiệm học tập chất lượng cao.
1 – Chương trình đào tạo cập nhật, toàn diện, tiên tiến 2 – Đào tạo kỹ năng chuyên nghiệp 3 – Bằng cấp Quốc tế 4 – Phương pháp đào tạo tiên tiến 5 – Cơ sở vật chất hiện đại | 6 – Đội ngũ giảng viên hàng đầu 7 – Hỗ trợ việc làm toàn diện 8 – Chính sách khuyến học đa dạng 9 – Chăm sóc học viên tận tình 10 – Hoạt động ngoại khóa sôi động, bổ ích |
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) là khóa đào tạo nghề chuyên nghiệp với thời gian 2,5 năm, được cấp bằng quốc tế (Advanced Diploma In Multimedia) và liên thông Đại học quốc tế với các trường danh tiếng tại Úc, Anh, Tây Ban Nha & Canada. Kỳ 1: Graphic Design (thiết kế đồ hoạ) Kỳ 2: Web – Digital Design (Thiết kế web – ứng dụng kỹ thuật số) Kỳ 3: Filmmaking – Game Design (Làm phim kỹ thuật số – thiết kế Game) Kỳ 4: 3D Animation (Hoạt hình 3D) Độc giả đăng ký tư vấn khóa học tại đây. |
Ngoài băn khoăn nhiếp ảnh thương mại là gì, bạn có thể gửi câu hỏi đến Arena Multimedia thông qua địa chỉ:
Thông tin liên hệ:
Tại thành phố Hồ Chí Minh:
- 212-214 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 1800 1525
Email: [email protected]
- 778/10 Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 1800 6325
Email: [email protected]
- 06 Tân Kỳ Tân Quý, phường 15, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 1800 2074
Email: [email protected]
Tại thành phố Hà Nội:
- 80 Trúc Khê, phường Láng Hạ. quận Đống Đa, TP Hà Nội
Số điện thoại: 1800 1542
Email: [email protected]
- D29 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Số điện thoại: 1800 1542
Email: [email protected]
- 110 Trần Phú, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Số điện thoại: 1800 1542
Email: [email protected]