Sự chuẩn bị cho bất kỳ bước đi nào đều rất cần thiết và quan trọng, nhất là đối với ngành thiết kế đồ hoạ – một ngành nghề nhiều cơ hội nhưng cũng đầy cạnh tranh. Bài viết này sẽ chỉ ra 5 điều cốt lõi bạn cần ghi nhớ để trở thành nhà thiết kế đồ họa. Trước tiên, hãy cùng tìm hiểu những khái niệm cơ bản:
1. Nhà thiết kế đồ họa là ai? Công việc của họ là gì?
Theo định nghĩa về nhà thiết kế đồ họa của Wikipedia:
“Nhà thiết kế đồ họa là chuyên gia trong ngành thiết kế đồ họa và nghệ thuật đồ họa, người tập hợp các hình ảnh, kiểu chữ hoặc đồ họa chuyển động lại với nhau để tạo ra một thiết kế.
Nhà thiết kế đồ họa tạo ra sản phẩm chủ yếu để phục vụ cho việc xuất bản, in hoặc đăng lên các kênh điện tử, chẳng hạn như tài liệu brochure và quảng cáo. Đôi khi, họ cũng chịu trách nhiệm về việc sắp xếp bố cục chữ, ảnh minh họa, giao diện người dùng và thiết kế web.
Trách nhiệm cốt lõi trong công việc của nhà thiết kế là trình bày thông tin theo cách dễ tiếp cận và dễ nhớ.”
Các bạn có thể tham khảo Công việc của thiết kế đồ họa là gì? Liệu bạn có đang hiểu đúng? để có thể hình dung rõ ràng hơn về các vị trí công việc của lĩnh vực này.
Không quá khó hiểu khi nói một ngành nghề đầy tiềm năng và cơ hội như thiết kế đồ hoạ có sự cạnh tranh rất khốc liệt. Vì vậy để khẳng định bản thân và giữ vững chỗ đứng của mình trong ngành yêu cầu bạn phải trở nên giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp hơn.
2. Làm sao để trở thành nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp?
Cần rất nhiều yếu tố để tạo nên sự chuyên nghiệp. 5 điều cần ghi nhớ sau đây giúp bạn tiến bước từ một beginner trở thành một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp!
2.1. Trang bị những tố chất cần có của một nhà thiết kế đồ họa
1 – “Lập trình” một bộ óc sáng tạo: Đây là một trong những yếu tố đầu tiên và kiên quyết khi bạn quyết định theo đuổi thiết kế đồ hoạ. Bởi ngành nghề này đòi hỏi bạn phải không ngừng cập nhật xu thế mới hoặc đôi khi là tạo ra một xu thế mới.
2 – Tập yêu cái đẹp và làm bạn với màu sắc: Một ngành nghề truyền thông qua hình ảnh và màu sắc như thiết kế đồ hoạ, thì chắc chắn bạn phải am hiểu về hai yếu tố đó. Nếu bạn tự tin có một con mắt nghệ thuật, biết cảm nhận cái đẹp của mỹ thuật, nhạy cảm với bảng màu thì hãy tự tin lên, bạn đang có một tố chất cực lớn để trở thành nhà thiết kế đồ hoạ rồi đó!
3 – Ham học hỏi, không ngừng cập nhật kiến thức mới: Có 2 loại kiến thức bạn không được phép ngừng học hỏi. Thứ nhất là kiến thức về các công cụ phần mềm phục vụ công việc như Photoshop, AI,… Thứ hai là những xu hướng mới của thời đại. Chúng ta đang sống trong một kỷ nguyên số hoá, mọi thứ đổi mới và phát triển trong tích tắc, nếu như bạn không cập nhật kịp thời thì sẽ không bao giờ thỏa mãn được yêu cầu của thị trường.
Nếu bạn vẫn chưa nắm rõ những xu hướng mới của ngành Thiết kế đồ họa thì hãy xem ngay bài viết 10 Phong cách thiết kế đồ họa được SĂN ĐÓN nhất năm 2021 để cập nhật những trend mới nhất nhé.
4 – Có khả năng chịu sức ép từ công việc: Một công việc đòi hỏi trí não sáng tạo không ngừng nghỉ cùng những thao tác kỹ thuật chuyên nghiệp chưa bao giờ là một công việc nhàn hạ. Chỉ riêng về yêu cầu đổi mới trong những thiết kế mỗi ngày đã là một vấn đề khó nhằn đối với não bộ mỗi người rồi.
Nếu như bạn yêu thích ngành nghề này, hãy “cài đặt” bản thân ở chế độ làm việc hăng say, hết công suất, tạm xa rời khái niệm “8 tiếng một ngày” hay “giờ hành chính” để gặt hái thành công nhé.
5 – Tỉ mỉ và theo đuổi sự hoàn hảo: Nếu như “sự cẩu thả trong bất kỳ nghề nào đều là sự bất lương” thì cẩu thả trong thiết kế đồ hoạ sẽ rất có thể trở thành tai hoạ. Sản phẩm bạn thiết kế ra sẽ có sức ảnh hưởng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, mọi vấn đề xảy ra với tiểu tiết đều có thể gây nên hậu quả khó kiểm soát . Do đó chi tiết và tỉ mỉ là những yếu tố mà một nhà thiết kế đồ hoạ luôn phải lưu tâm trong những thiết kế của mình.
6 – Kiên trì và nghiêm khắc với bản thân: Với thiết kế đồ hoạ, bạn phải học cách kiên nhẫn với các yêu cầu khắt khe của khách hàng, những cuộc trao đổi dài lê thê mà vẫn chưa đi đến sự đồng thuận. Bởi suy cho cùng, công việc của nhà thiết kế đồ họa là đem đến sản phẩm khách hàng hài lòng. Thêm một điều nữa, hãy nghiêm khắc với bản thân trong việc quản lý thời gian để sẵn sàng chạy đua với deadline công việc nhé!
2.2. Học hỏi những kiến thức cơ bản và kỹ năng thiết kế đồ họa
Sau khi đã “bỏ túi” cho mình về những phẩm chất cần có, các bạn cần ra sức học tập và rèn luyện bản thân những kiến thức chuyên môn cần thiết (kỹ năng cứng) và những kỹ năng mềm để phục vụ công việc của mình.
1 – Kiến thức cơ bản: Đây là những kiến thức nền tảng nhất khi bạn theo đuổi ngành học này. Bao gồm những khái niệm, quy tắc, tiêu chuẩn sử dụng phông chữ, màu sắc, bố cục, hình ảnh…
- Typography – Nghệ thuật thiết kế câu chữ: Thiết kế, sắp đặt văn bản (chữ) để hiển thị nội dung cần truyền tải một cách hiệu quả.
- Color – Màu sắc: Sự kết hợp hài hoà, sáng tạo của 3 nhóm màu: màu cơ bản, màu thứ cấp, màu tam cấp để tạo nên hiệu ứng thị giác.
- Image – Hình ảnh: Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút người xem. Hình ảnh hấp dẫn là một cách để kết nối với khán giả ngay cả khi khi họ chưa tiếp cận tới nội dung.
- Fundamentals – Nguyên tắc cơ bản của thiết kế: Những nguyên tắc cơ bản về đường kẻ, hình dạng, hình khối, chất liệu, độ cân bằng.
- Brand Identity – Nhận diện thương hiệu: Là tất cả những gì người khác nghĩ về thương hiệu đó.
- Layout & Composition – Dàn trang và bố cục: Cách sắp xếp nội dung, hình khối giúp thiết kế có bố cục hợp lý (đi kèm cùng 5 quy tắc cơ bản).
Xem thêm: 6 Kiến thức cơ bản về thiết kế đồ họa KHÔNG THỂ BỎ QUA
2 – Các kỹ năng mềm: Song song với những kiến thức cần thiết trên, việc trau dồi những kỹ năng mềm sẽ khiến các nhà thiết kế đồ họa đạt hiệu quả cao trong công việc
- Kỹ năng quản lý thời gian: Sắp xếp, phân bổ thời gian hợp lý cho những hạng mục và dự án bạn đảm nhiệm.
- Kỹ năng quản lý dự án: Quản lý tiến độ của dự án, khả năng xử lý những tình huống phát sinh trong quá trình triển khai dự án để đảm bảo về chất lượng và thời gian hoàn thành dự án.
- Kỹ năng IT: Thành thạo sử dụng những công cụ phần mềm phục vụ cho việc thiết kế.
- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp tốt giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ của mình, có thêm nhiều mối quan hệ, thêm nhiều cơ hội học hỏi và mở rộng tệp khách hàng của bản thân.
- Kỹ năng tư duy sáng tạo: Đột phá, mới mẻ, sáng tạo trong thiết kế để tạo ra sản phẩm hoàn hảo nhất, vượt qua những quy tắc bó hẹp để dẫn đầu xu hướng mới.
2.3. Trang bị cho mình một tấm bằng về lĩnh vực thiết kế đồ họa
Điều này không có nghĩa là nếu như bạn không có bằng cấp về lĩnh vực này bạn sẽ không thể trở thành nhà thiết kế đồ hoạ. Tuy nhiên có một bằng cấp chuyên môn về ngành bạn theo đuổi sẽ giúp bạn có nhiều lợi thế hơn khi tìm kiếm cơ hội việc làm. Vì rõ ràng, ít nhất bằng cấp cũng thể hiện trình độ học thuật của bạn về lĩnh vực này.
- Bằng đại học là nền tảng: Để có được tấm bằng cử nhân ngành thiết kế đồ họa, bạn chắc chắn đã phải xuất sắc vượt qua các kỳ thi, các bài thực hành, các kỳ thực tập. Do đó việc hoàn thành chương trình học và có bằng đại học thể hiện rằng bạn đã có những kiến thức nền tảng, dễ dàng nắm bắt công việc. Ngoài ra, việc học tập tại trường cũng giúp bạn mở rộng mạng lưới quan hệ với đồng nghiệp và các chuyên gia trong ngành
- Bằng đại học là ưu thế trong tuyển dụng: Trong tuyển dụng, giữa các ứng viên có sự tương đồng về thái độ, ý thức, kinh nghiệm làm việc thì bằng cấp sẽ giúp bạn được chọn hay không.
- Bằng cấp là một trong những yếu tố quyết định lương thưởng của bạn: Như các bạn đã biết, giữa học vấn “tốt nghiệp cấp ba” và “tốt nghiệp đại học” được quy định mức lương cơ bản khác nhau. Và tất nhiên việc có bằng cấp chuyên môn và không có bằng cấp chuyên môn cũng tạo ra một khoảng cách đáng kể trong mức lương của ngành thiết kế đồ hoạ.
Hiện nay ở Việt Nam không ít những cơ sở đào tạo về ngành thiết kế đồ hoạ, tuy nhiên bằng cấp Arena Multimedia vẫn luôn được coi là một trong những tấm bằng danh giá về lĩnh vực này. Điều đó được thể hiện ở sự kết hợp giữa giảng dạy và thực hành bởi những chuyên gia hàng đầu, và các chương trình học liên kết quốc tế chất lượng.
2.4. Làm giàu kinh nghiệm thực chiến trong lĩnh vực thiết kế đồ họa
Thiết kế đồ hoạ đòi hỏi cao về năng lực làm việc thực tế, không chỉ là những kiến thức lý thuyết cho nên việc tích lũy kinh nghiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là vô cùng cần thiết. Các bạn sinh viên có thể lựa chọn một trong 3 kiểu môi trường sau để tích lũy kinh nghiệm làm việc. Mỗi môi trường có những ưu và nhược điểm khác nhau phù hợp với tính cách và định hướng phát triển của từng người.
Môi trường In-house:
- Ưu điểm: Môi trường làm việc truyền thống, lương ổn định, có cơ hội phát triển bản thân
- Nhược điểm: Gò bó, luôn phải đấu tranh, không gian làm việc nhàm chán
Môi trường Agency:
- Ưu điểm: Nhiều cơ hội học hỏi, tính chuyên môn cao,
- Nhược điểm: Công việc bấp bênh, cường độ làm việc cao
Môi trường Freelance:
- Ưu điểm: Linh hoạt giờ giấc và địa điểm làm việc, tự do sáng tạo
- Nhược điểm: Không có đồng nghiệp, gặp vấn đề về nguồn khách hàng, vấn đề về thanh toán tiền công
2.5. Tạo portfolio ấn tượng của riêng bạn
Portfolio được coi như một minh chứng đầy thuyết phục cho những kinh nghiệm, thành tựu của một nhà thiết kế đồ hoạ. Hoặc đôi khi nó thể hiện khả năng, tố chất của một nhà thiết kế đồ hoạ với doanh nghiệp tuyển dụng. Vì thể bạn cần học cách tạo dựng cho mình một portfolio thật chuyên nghiệp và ấn tượng.
Arena gợi ý cho bạn một vài cách tạo Portfolio như sau:
- Chọn lọc những dự án tốt nhất: Chỉ chọn những sản phẩm tiêu biểu mà bạn tâm đắc và tự tin.
- Một Portfolio “nhiều màu sắc”: Nhiều màu sắc ở đây không chỉ sự màu mè mà là sự đa dạng. Hãy chứng minh bạn có thể làm được nhiều phần công việc thông qua sự đa dạng ấy.
- Thêm chú thích cho mỗi sản phẩm: Chỉ nhìn vào những thiết kế, sẽ không ai hiểu được câu chuyện về sự sáng tạo, cũng như sự hài lòng của khách hàng mà bạn đem lại. Hãy thêm nội dung chú thích cho mỗi sản phẩm.
- Thêm những kỹ năng làm việc liên quan: Phần này có thể ở trang đầu hoặc trang cuối, nghe có vẻ không liên quan nhưng sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu về bạn nhiều hơn.
- Tạo một trang web cho riêng bạn: Đây là cách khiến cho việc giới thiệu sản phẩm của bạn được dễ dàng chấp nhận hơn rất nhiều.
3. Tấm gương những nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng bạn có thể học tập
Những nhà thiết kế đồ hoạ lỗi lạc là những người đã có con đường sự nghiệp thành công, sau khi đã trải qua những khó khăn và thử thách để tích lũy kiến thức cũng như kinh nghiệm. Hãy chọn cho mình một thần tượng để học hỏi và tạo động lực học tập, làm việc. Và biết đâu được, tương lai sau này bạn rất có thể là một trong số họ, có thể lan truyền động lực và là nguồn cảm hứng cho sự nỗ lực của ai đó.
Dưới đây là những “ông lớn” trong ngành để bạn có thể tham khảo và học hỏi từ cuộc đời và sự nghiệp của họ.
Trên thế giới, chúng ta có:
Bên cạnh đó có thể kể đến những cái tên lừng danh khác như: Alex Trochut, Rob Janoff, Peter Saville, Jessica Walsh, Michael Bierut,… Bạn có tìm hiểu kỹ hơn về thành tựu mà những nhà thiết kế đồ họa này đã gặt hái được trong bài viết 12 nhà Thiết kế đồ họa nổi tiếng Thế giới và Việt Nam năm 2021.
Trên đây là 5 điều mà bạn cần “nắm vững như lòng bàn tay” để có thể trở thành một nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Nếu bạn có đam mê, nhiệt huyết theo đuổi ngành thiết kế đồ hoạ, hãy rèn luyện cho mình từng phẩm chất cần thiết, lựa chọn cho mình những nhân vật có sức ảnh hưởng để luôn được truyền cảm hứng mỗi ngày. Chúc bạn thành công!