Ngành Mỹ thuật đa phương tiện là gì? Đây có phải là “miền đất hứa” cho các bạn trẻ thế hệ Z thỏa sức với đam mê và có cơ hội nghề nghiệp tốt, dễ thăng tiến. Hãy cùng Arena Multimedia tìm câu trả lời trong bài viết sau!
1. Hiểu đúng về ngành Mỹ thuật đa phương tiện
1.1. Ngành Mỹ thuật đa phương tiện là gì?
Theo Thạc sĩ Vũ Anh Đức (Giám đốc Đào tạo của Arena Multimedia): Mỹ thuật Đa phương tiện là ngành học ứng dụng các phần mềm, công cụ máy tính để thiết kế sản phẩm đồ họa 2D trên bề mặt như sách, báo, biển quảng cáo, trang web, mạng xã hội,… và sản phẩm nội dung giải trí kỹ thuật số như phim, MV, hoạt động, trò chơi, kỹ xảo, sản phẩm tương tác,… máy chủ cho ngành truyền thông, quảng cáo, giáo dục, giải trí,…
Sản phẩm của Mỹ thuật phương tiện cho phép ta cảm nhận bằng nhiều giác quan cùng một lúc: Nghe, nhìn, đọc, cảm giác, và thậm chí là khả năng tương tác với nó, có thể kể đến như đồ hoạ 2D/3D, hoạt hình, trò chơi điện tử, website, app ứng dụng, video âm nhạc, phim,…
Để có hình dung rõ hơn, hãy chiêm ngưỡng những tác phẩm đồ án chuyên ngành Mỹ thuật đa phương tiện của các bạn sinh viên Arena Multimedia tại Đồ án học viên.
1.2. Học Thiết kế đồ họa khác gì Mỹ thuật Đa phương tiện?
Thiết kế đồ hoạ là một chuyên ngành cơ bản của ngành Mỹ thuật Đa phương tiện. Tại các cơ sở đào tạo quốc tế về Mỹ thuật Đa phương tiện, thời lượng học thiết kế đồ hoạ chiếm tỷ trọng 25 – 30% tổng thời gian học của chương trình.
Đối với Thiết kế đồ họa
Học viên sẽ được đào tạo sử dụng các phần mềm xử lý ảnh, vẽ vector, dàn trang,… để tạo ra các file kỹ thuật số. Những file này được in trên các bề mặt phẳng như sách, báo, tạp chí, các chất liệu ngoài trời (biển quảng cáo, trên xe buýt, sân vận động); các sản phẩm gia dụng như bàn, ghế, nhãn hàng, bao bì sản phẩm, hay thời trang như áo thun, túi xách,…
Những công việc mà người thành thạo đồ hoạ 2D làm như: Chuyên gia thiết kế đồ họa (Graphic Designer), Họa sĩ minh họa (Illustrator), Chuyên gia xử lý ảnh (Photo Editor), Chuyên gia dàn trang – bố cục (Layout Artist),…
Bạn có thể tìm hiểu thêm về ngành Thiết kế đồ họa trong bài viết [Tổng hợp] Từ A – Z về Ngành thiết kế đồ họa
Đối với Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện
Bên cạnh những môn học của Thiết kế đồ họa, người học sẽ được mở rộng kiến thức với các phần mềm dựng phim, xử lý âm thanh & kỹ xảo, thiết kế web, làm hoạt hình 3D, làm game,… để tạo ra những sản phẩm kết hợp nhiều định dạng bao gồm hình ảnh, văn bản, âm thanh, video, hoạt họa. Những sản phẩm này được dùng để phát và truyền tải đến người dùng qua các kênh thông tin như Internet, truyền hình, hiển thị trên các thiết bị cầm tay như điện thoại, máy tính bảng, máy tính cá nhân, TV, máy chiếu,…
Một người thành thạo Mỹ thuật đa phương tiện có thể làm được các công việc cần yêu cầu cao hơn về mặt kỹ năng như: Chuyên gia biên tập phim và âm thanh (Audio/Video editor), Chuyên gia biên kịch (Screenwriter), Chuyên gia kỹ xảo điện ảnh, hậu kỳ (VFX compositor), Chuyên gia sản xuất game, dựng mô hình nội ngoại thất (3D Animator, 3D Modeller),…
Xem thêm: [Hỏi – đáp] Có nên học Mỹ thuật đa phương tiện hay không?
2. Ngành Mỹ thuật Đa phương tiện học những gì?
Để có thể tự tin bước ra thị trường việc làm thì trong quá trình theo học ngành Thiết kế mỹ thuật đa phương tiện bạn nên trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về các lĩnh vực sau:
2.1. Học thiết kế đồ hoạ – bước khởi đầu của Mỹ thuật Đa phương tiện
Thông thường, Thiết kế đồ họa sẽ chiếm 25-30% chương trình đào tạo Thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện với những kiến thức cơ bản như sau:
- Quy tắc thiết kế & Nguyên lý thị giác.
- Minh họa – Xử lý ảnh kỹ thuật số.
- Thiết kế dàn trang, sách báo.
- Thiết kế cho in ấn và quảng cáo.
- Thực hành sử dụng những phần mềm chuyên dụng.
Kiến thức về thiết kế đồ hoạ là nền tảng, hay chính là điều kiện cần để tiếp thu kiến thức cao hơn về Mỹ thuật Đa phương tiện.
2.2. Học Mỹ thuật Đa phương tiện – “Đất diễn” lớn hơn dành cho bạn
Ngành Mỹ thuật Đa phương tiện không chỉ bao gồm những kiến thức về Thiết kế đồ họa, mà còn mở rộng với những kiến thức thuộc lĩnh vực Mỹ thuật đa phương tiện như sau:
- Thiết kế và xây dựng Website và Ứng dụng (App) trên nhiều nền tảng khác nhau.
- Quy trình làm phim kỹ thuật số: Quay phim, Chỉnh sửa, Xử lý hậu kỳ.
- Tạo hình nhân vật, làm vật liệu 3D Game.
- Quy trình làm phim hoạt hình 3D: Xây dựng vật liệu cho mô hình và nhân vật, Diễn họa nhân vật, Sắp đặt ánh sáng, Xử lý hậu kỳ.
- Thực hành sử dụng phần mềm chuyên dụng.
Tham khảo Chương trình đào tạo Arena Multimedia để có thông tin chi tiết về từng lộ trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện.
3. Cơ hội nghề nghiệp của ngành Mỹ thuật đa phương tiện
Trong cuốn 100 nghề đắt giá nhất thế kỷ 21, nhà xuất bản Macmillan đã thống kê được gần 20 nghề thuộc ngành Mỹ thuật Đa phương tiện. Như vậy có thể thấy, Mỹ thuật Đa phương tiện đang dần trở thành “nghề của thời đại”.
Khi ngành giải trí không ngừng phát triển, các công ty truyền thông sáng tạo liên tục mở rộng, đó cũng là lúc nhu cầu nhân lực trong ngành Mỹ thuật Đa phương tiện gia tăng. Theo VietnamSalary – Cổng thông tin cung cấp mức lương tham khảo dựa trên kết quả tổng hợp từ 331 mẫu việc làm cho vị trí đăng tuyển thiết kế đồ họa tại CareerBuilder, mức lương trung bình của nhân sự thiết kế đồ họa tương đối cao so với ngành nghề khác – khoảng 11,9 triệu/tháng.
Đối với thế hệ Z tương lai, ngành học Mỹ thuật Đa phương tiện chính là “vùng đất màu mỡ” để bạn khai thác những cơ hội vàng và phát triển nghề nghiệp. Thấu hiểu điều này, thương hiệu đào tạo Arena Multimedia đã không ngừng nghiên cứu và cung cấp chương trình giảng dạy Mỹ thuật Đa phương tiện toàn diện nhất Việt Nam.
Theo thống kê từ bộ phận giới thiệu việc làm của nhà trường, tỷ lệ sinh viên có việc làm khi chưa chính thức nhận bằng tốt nghiệp năm 2019 là 80%. Phần lớn các bạn sinh viên đều làm những công việc liên quan đến ngành học với mức lương dao động từ 9 triệu đến 15 triệu/tháng. Trong đó, tỉ lệ công việc liên quan đến thiết kế 2D chiếm 49%, làm về web 24%, về làm phim 13%, thiết kế 3D 9% và một số lĩnh vực khác là 5%.
Cùng với đó là hàng loạt gương mặt tiêu biểu – cựu học viên của Arena Multimedia hoạt động trong ngành giải trí, nghệ thuật như:
Để tìm hiểu thêm về các công việc hấp dẫn mà bạn có thể đảm nhận sau khi hoàn thành chương trình học Mỹ thuật đa phương tiện bạn có thể xem thêm tại đây.
4. Q&A: Giải đáp những thắc mắc về ngành Mỹ thuật đa phương tiện
Dưới đây, Arena Multimedia đã tổng hợp những thắc mắc của phụ huynh, học sinh/sinh viên trong quá trình tư vấn tuyển sinh. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp bạn hiểu đúng nhất về ngành Mỹ thuật đa phương tiện để có lựa chọn sáng suốt nhất cho bản thân/con em mình.
4.1. Học Mỹ thuật đa phương tiện có cần năng khiếu?
Trong chương trình “Multimedia Talk: Nghề thiết kế, các bạn hỏi chúng tôi trả lời” được tổ chức tại trường Đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện Arena Multimedia, thầy Vương Trọng Đức (Trưởng khoa Thiết kế Đồ họa, trường ĐH Mỹ thuật Việt Nam) chia sẻ “Tôi đồng ý với những chuyên gia đi trước: Năng khiếu, tài năng là một lợi thế nhưng không phải là mấu chốt, điều quyết định là sự nhiệt huyết, quyết tâm, đam mê, lao động.”
Như vậy, có thể thấy năng khiếu cũng có thể được khơi nguồn, rèn luyện tại một môi trường thích hợp với sự quyết tâm của người học thiết kế. Mỹ thuật Đa phương tiện là ngành học của sự sáng tạo, không gò bó, đòi hỏi việc đầu tư tối đa chất xám và trí tuệ, mỗi “đứa con tinh thần” của nhà thiết kế phải có sự khác biệt về cách thức thể hiện, nội dung, không có chuyện lặp đi lặp lại một thiết kế cho các sản phẩm. Và điều này chỉ có thể hình thành bởi sự kiên nhẫn học tập và làm việc chứ không chỉ riêng tài năng.
4.2. Học Mỹ thuật Đa phương tiện thi khối nào?
Hiện nay, ngành Mỹ thuật Đa phương tiện chưa được đưa vào chương trình đào tạo chính quy bậc đại học của Bộ Giáo dục & Đào tạo Việt Nam vì vậy, thông tin về khối thi chưa tồn tại. Bên cạnh đó, mã ngành Đại học liên quan đến Thiết kế là D210403 – Thiết kế đồ hoạ và một số ngành như thiết kế công nghiệp, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất.
4.3. Học Mỹ thuật đa phương tiện có cần biết vẽ không?
Trước hết, Mỹ thuật Đa phương tiện là sự cộng hưởng của 3 yếu tố – Tư duy sáng tạo, Mỹ thuật và Ứng dụng công nghệ. Ngành học thú vị đó trải dài từ thiết kế đồ họa 2D đến đồ họa 3D mở ra con đường sự nghiệp rộng lớn cho mỗi người học. Họ có đa dạng các sự lựa chọn về nghề nghiệp sau này như: Thiết kế đồ họa 2D, Thiết kế web hoặc lấn sân sang mảng Làm phim, hoạt hình 3D.
Với tính chất đó, biết vẽ sẽ là lợi thế nhưng hoàn toàn không phải là yếu tố quyết định để bạn cân nhắc có nên hay không theo đuổi, phát triển trong ngành này. Bởi nếu bạn muốn đi sâu trong mảng thiết kế đồ họa hay thiết kế web thì vẽ tay hoàn toàn không cần thiết vì các công cụ đắc lực, phần mềm thiết kế sẽ giúp bạn truyền tải ý tưởng của mình một cách trọn vẹn.
4.4. Những tiêu chí để chọn trường học thiết kế Mỹ thuật đa phương tiện?
Với kinh nghiệm nhiều năm là Giám đốc đào tạo tại Arena Multimedia, Thạc sĩ Vũ Anh Đức đã đề xuất những tiêu chí cần cân nhắc sau đây khi chọn trường học thiết kế Mỹ thuật Đa phương tiện:
Chương trình đào tạo chất lượng
Cơ sở vật chất
Trình độ giảng viên
Thương hiệu uy tín
Hoạt động ngoại khóa
Bằng cấp chứng chỉ
Xem thêm: Bằng cấp của Arena Multimedia là bằng gì? Có dễ xin việc không?
Một trong những môi trường đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện hàng đầu có thể đáp ứng được tất cả các tiêu chí trên chính là Arena Multimedia. Với chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, cân bằng giữa lý thuyết – thực hành, Arena mang đến cho học viên những hiểu biết từ căn bản đến chuyên sâu hơn về lĩnh vực này. Ngoài ra học phí của Arena được điều chỉnh phù hợp để đảm bảo điều kiện đào tạo tốt nhất nhưng không gây áp lực cho các bạn trẻ. Có thể nói môi trường đào tạo tại Arena là không gian hoàn hảo cho bạn trẻ yêu thiết kế nói chung và Mỹ thuật đa phương tiện nói riêng.
Hiểu đúng về ngành Mỹ thuật đa phương tiện là tiền đề giúp các bạn trẻ yêu thiết kế chọn đúng con đường phát triển trong tương lai của mình. Nếu bạn mong muốn theo đuổi lĩnh vực sáng tạo vô cùng đặc biệt này hãy để Arena Multimedia làm môi trường chắp cánh cho ước mơ của bạn.