• Giới thiệu
    • Multimedia
    • Arena Multimedia
    • Tại sao chọn Arena Multimedia?
    • Cơ sở vật chất
    • Cộng đồng nói về Arena
    • Nhân vật truyền cảm hứng
    • Hỏi & đáp
  • Đào tạo tuyển sinh
    • Đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Phương pháp đào tạo
    • Học phí
    • Trả góp học phí
    • Tuyển sinh
    • Kết quả thi tuyển
    • Thông tin tuyển sinh
    • Lịch tuyển sinh
    • Tài liệu tuyển sinh
    • Đề thi mẫu
  • Gallery
    • Đội ngũ giảng viên
    • Đồ án nổi bật
    • Hoạt động học viên
    • Arena Face
    • Học viên tiêu biểu
    • Câu chuyện học viên
    • Portfolio học viên
  • Tin tức – sự kiện
    • Tin tức
    • Tin Arena
    • Tin Multimedia
    • Tin Báo chí
    • Theo dấu chân Alumni
    • Arena Multimedia Global
    • Sự kiện
    • Cuộc thi
    • Cuộc thi The TrendZ
    • Kỳ thi lớn nhất cuộc đời
  • Liên thông – Việc làm
    • Đối tác liên thông
    • Hỗ trợ tuyển dụng
    • Nghề nghiệp
    • Tin tuyển dụng
  • Liên hệ
  • Giới thiệu
    • Multimedia
    • Arena Multimedia
    • Tại sao chọn Arena Multimedia?
    • Cơ sở vật chất
    • Cộng đồng nói về Arena
    • Nhân vật truyền cảm hứng
    • Hỏi & đáp
  • Đào tạo tuyển sinh
    • Đào tạo
    • Chương trình đào tạo
    • Phương pháp đào tạo
    • Học phí
    • Trả góp học phí
    • Tuyển sinh
    • Kết quả thi tuyển
    • Thông tin tuyển sinh
    • Lịch tuyển sinh
    • Tài liệu tuyển sinh
    • Đề thi mẫu
  • Gallery
    • Đội ngũ giảng viên
    • Đồ án nổi bật
    • Hoạt động học viên
    • Arena Face
    • Học viên tiêu biểu
    • Câu chuyện học viên
    • Portfolio học viên
  • Tin tức – sự kiện
    • Tin tức
    • Tin Arena
    • Tin Multimedia
    • Tin Báo chí
    • Theo dấu chân Alumni
    • Arena Multimedia Global
    • Sự kiện
    • Cuộc thi
    • Cuộc thi The TrendZ
    • Kỳ thi lớn nhất cuộc đời
  • Liên thông – Việc làm
    • Đối tác liên thông
    • Hỗ trợ tuyển dụng
    • Nghề nghiệp
    • Tin tuyển dụng
  • Liên hệ
Đăng ký
Trang chủTin tức - sự kiệnTin MultimediaMotion Graphics – Animation: Lịch sử và định nghĩa

Motion Graphics – Animation: Lịch sử và định nghĩa

Post on Thứ Sáu, 19-07-2024 -
Lượt xem: 445
  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn
  • Copy Link

Motion Graphic và Animation, bạn đã thật sự hiểu rõ về hai loại hình chuyển động này trong thế giới sáng tạo? Liệu Motion Graphics và Animation có giống nhau hay ẩn chứa những điểm độc đáo riêng? Cùng Arena Multimedia khám phá ngay lịch sử phát triển và định nghĩa chính xác nhất về các loại hình sáng tạo này!

Motion Graphic và Animation, hai thuật ngữ thường xuyên được sử dụng song song trong lĩnh vực sáng tạo hình ảnh, nhưng liệu chúng có thực sự giống nhau hay không? Tuy cả hai loại hình này có sự kết nối trong thế giới chuyển động nhưng lại mang những định nghĩa riêng biệt. Animation, với sứ mệnh kể chuyện, dẫn dắt người xem qua những thước phim đầy cảm xúc, sử dụng đa dạng các hình ảnh từ nhân vật hoạt hình đến vật thể thực tế.

Trong khi đó, Motion Graphics tập trung vào việc thu hút sự chú ý và truyền tải thông tin hiệu quả. Những chuyển động mượt mà của các yếu tố đồ họa như hình dạng, chữ, logo,… trở thành điểm nhấn thu hút ánh nhìn của người xem, đồng thời truyền tải thông điệp một cách sáng tạo và ấn tượng.

Motion Graphics - Animation: Lịch sử và định nghĩa

Nguồn ảnh: dubnsub

Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng giữa Motion Graphics và Animation, đồng thời ngược dòng thời gian để bạn hiểu hơn về lịch sử phát triển và ứng dụng của từng loại hình. Cùng Arena Multimedia tìm hiểu ngay bên dưới nhé!

Nội dung bài viết

Toggle
  • Bối cảnh lịch sử của Motion Graphic và Animation 
    • 1. Thời kỳ tiền điện ảnh (1800 – 1940)
    • 2. Sự trỗi dậy của hoạt hình chuyển động (1940 – 1960)
    • 3. Đồ họa chuyển động chiếm lĩnh cuộc chơi (1960 – hiện nay)
  • Motion Graphic là gì?
    • Các ví dụ phổ biến nhất về Motion Graphic
  • Animation là gì?
    • 5 loại hoạt hình phổ biến 
  • Tạm kết 

Bối cảnh lịch sử của Motion Graphic và Animation 

Ước muốn ghi lại chuyển động và thổi hồn vào hình ảnh tĩnh của con người đã có từ hàng thế kỷ trước, mà minh chứng rõ ràng nhất chúng ta có thể thấy đó flip book (sách lật hình) được xuất hiện vào những năm 1800.

Sự ra đời của hoạt hình theo cách chúng ta biết đến ngày nay bắt đầu từ phát minh ra phim celluloid (*) vào cuối thế kỷ 19. Những nhà tiên phong như Winsor McCay (Gertie the Dinosaur, 1914) và Walt Disney (Snow White and the Seven Dwarfs, 1937) đã biến hoạt hình vẽ tay thành phương thức kể chuyện thống trị.

(*) Phim celluloid: Là một loại phim nhựa dẻo trong suốt được tráng một lớp nhũ tương nhạy sáng, là vật liệu chính để sản xuất phim hoạt hình truyền thống.

1. Thời kỳ tiền điện ảnh (1800 – 1940)

Đây là giai đoạn trước khi phát minh ra máy quay phim, kéo dài từ thế kỷ 17 đến cuối thế kỷ 19. Trong giai đoạn này, con người đã sáng tạo ra nhiều thiết bị để tạo ra ảo giác về chuyển động, đặt nền móng cho sự ra đời của điện ảnh và hoạt hình sau này. Trong đó, các thiết bị ở thời kì này như zoetrope và flip book đã “gieo mầm” cho ảo giác chuyển động.

  • Zoetrope: Là một thiết bị dạng hộp tròn, bên trong có các khe hở dọc theo thành. Bên trong các khe hở được dán các hình ảnh tĩnh liên tiếp thể hiện cùng một chuyển động. Khi quay tròn zoetrope với tốc độ cao, người xem nhìn qua các khe hở sẽ thấy các hình ảnh hòa trộn thành một chuyển động mượt mà.
  • Flip book (Sách lật hình): Như đã đề cập trước đó, đây là một tập hợp các hình vẽ liên tiếp, mô tả các giai đoạn khác nhau của cùng một chuyển động. Khi lật nhanh các trang, người xem sẽ có cảm giác như hình ảnh đang chuyển động.
  • Bảng tiêu đề (Title cards): Những bộ phim thời kỳ đầu thường sử dụng các bảng tiêu đề được minh họa với một chút hoạt hình đơn giản. Điều này cho thấy tiềm năng của thiết kế đồ họa chuyển động.

2. Sự trỗi dậy của hoạt hình chuyển động (1940 – 1960)

Phim thực nghiệm: Giữa thế kỷ 20, trào lưu phim thực nghiệm nở rộ với sự tham gia của các nhà làm phim như Oskar Fischinger và Norman McLaren. Họ là những người tiên phong trong việc sử dụng các yếu tố thiết kế đồ họa trong phim hoạt hình.

Tiến bộ về mặt công nghệ: Sự phát triển của kỹ thuật hoạt hình cel (vẽ trên phim celluloid) – kỹ thuật sử dụng các tấm phim acetate trong suốt với các hình ảnh nhân vật được vẽ bằng tay – vô tình tạo điều kiện cho các nhà thiết kế đồ họa thử nghiệm với hoạt hình cho các mục đích cụ thể ngoài việc kể chuyện theo cốt truyện nhân vật.

Để bạn có thể hiểu rõ hơn, hoạt hình cel (cel animation) là một kỹ thuật hoạt hình truyền thống sử dụng nhiều lớp phim celluloid trong suốt, trên mỗi lớp được vẽ các hình ảnh của nhân vật ở các trạng thái khác nhau. Khi xếp chồng các lớp phim này lên nhau và chiếu sáng qua chúng, sẽ tạo ra hiệu ứng chuyển động cho nhân vật. Sự phát triển của kỹ thuật hoạt hình cel giúp đơn giản hóa quy trình sản xuất hoạt hình, tạo điều kiện để các nhà thiết kế đồ họa dễ dàng tham gia và sáng tạo nội dung hoạt hình phục vụ cho các mục đích truyền thông đa dạng ở thời điểm bấy giờ.

3. Đồ họa chuyển động chiếm lĩnh cuộc chơi (1960 – hiện nay)

Saul Bass (1920-1996) là một trong những nhà thiết kế đồ họa nổi tiếng và có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Ông được biết đến với các tác phẩm thiết kế logo, áp phích phim và đặc biệt là các đoạn phim mở đầu phim (title sequence) mang tính đột phá và sáng tạo. Trong sự nghiệp của mình, ông đã cách mạng hóa các đoạn mở đầu phim với những tác phẩm mang tính biểu tượng cho các bộ phim như Psycho (1960) và North by Northwest (1959), cho thấy sức mạnh của đồ họa chuyển động trong việc kể chuyện phi nhân vật.

Bên cạnh đó, đây cũng là thời kỳ đánh dấu sự phát triển ngày một hưng thịnh của truyền hình và quảng cáo khi nhu cầu về những thông điệp rõ ràng, ngắn gọn và hấp dẫn về mặt hình ảnh ngày càng tăng cao cũng như sự thay đổi trong thị hiếu công chúng. Cuối cùng, sự ra đời  mạnh mẽ của máy tính vào cuối thế kỷ 20 đã mở ra cánh cửa cho đồ họa chuyển động 3D và hiệu ứng hình ảnh tinh vi, củng cố thêm vị trí của đồ họa chuyển động như một lĩnh vực riêng biệt và đáng gờm.

Motion Graphic là gì?

Đồ họa chuyển động là một tập hợp nhỏ (subset) của hoạt hình, tập trung vào việc làm cho các hình ảnh tĩnh chuyển động. Nó chủ yếu sử dụng các hình ảnh 2D và phần mềm đồ họa 2D. Ở thời đại ngày nay, Motion Graphic có vai trò vô cùng quan trọng, chỉ cần một chút “motion”, ấn phẩm của bạn đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của người xem và làm cho nội dung trở nên hấp dẫn hơn. Ngoài ra, đồ họa chuyển động có thể được sử dụng để giải thích các khái niệm phức tạp hoặc trình bày dữ liệu theo một cách dễ hiểu và trực quan. Hoặc nó được sử dụng để tạo ra các yếu tố tương tác trên trang web hoặc ứng dụng, giúp người dùng có trải nghiệm thú vị hơn.

Các ví dụ phổ biến nhất về Motion Graphic

Mặc dù là một trong những kỹ thuật hoạt hình phổ biến nhất, đồ họa chuyển động đôi khi lại khó nhận thấy. Dưới đây là một số ví dụ quen thuộc về cách sử dụng hiệu quả đồ họa chuyển động mà bạn đang nhìn thấy hàng ngày.

1. Logo động (Dynamic logos): Biến thể logo tĩnh thành logo chuyển động, tạo sự năng động và thu hút thị giác hơn. Ví dụ: logo của Pepsi, NBC, Warner Bros.

2. Tiêu đề trang web chuyển động (Animated page titles): Tiêu đề trang web được thêm các hiệu ứng chuyển động tinh tế để tạo sự chú ý cho người dùng khi truy cập trang.

3. Khung thông tin dưới cùng (Lower thirds) hoặc bảng tiêu đề (title cards): Các khung thông tin dưới cùng màn hình (thường hiển thị tên người nói, tiêu đề chương trình) hoặc bảng tiêu đề trong video được thiết kế với hiệu ứng chuyển động để dễ đọc và bắt mắt hơn.

4. Hoạt ảnh giao diện người dùng (UI animation): Các nút, thanh cuộn, menu,… trong giao diện người dùng được thêm các hiệu ứng chuyển động nhỏ để người dùng dễ dàng tương tác và hiểu cách thức hoạt động của ứng dụng, trang web.

5. Biểu tượng hoạt hình (Animated icons): Các biểu tượng tĩnh được “thổi hồn” bằng chuyển động đơn giản, giúp giao diện người dùng trở nên thú vị và dễ hiểu hơn.

6. Video thiết kế đồ họa (Graphic design videos): Sử dụng đồ họa chuyển động để tạo ra các video quảng cáo, video giới thiệu sản phẩm, video trình bày ý tưởng thiết kế,… một cách sinh động và thu hút.

7. Video explainer (giải thích): Video explainer thường kết hợp hình ảnh động, giọng nói, âm nhạc và văn bản để giải thích một khái niệm, sản phẩm hoặc dịch vụ phức tạp một cách dễ hiểu.

8. Video ca nhạc (Music videos): Đồ họa chuyển động đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh, phong cách cho video ca nhạc, giúp truyền tải cảm xúc của bài hát đến người xem.

9. Chuyển cảnh trong video trực tuyến (Online Video transitions): Các hiệu ứng chuyển cảnh giữa các phân đoạn trong video trực tuyến giúp cho video mượt mà, tránh bị gián đoạn và tăng tính chuyên nghiệp.

10. Ảnh động GIF (GIFs): GIF là một định dạng hình ảnh động ngắn gọn, lặp lại. GIF thường được sử dụng trên mạng xã hội, các trang web để truyền tải cảm xúc, biểu tượng hoặc mô tả ngắn gọn một hành động nào đó.

Animation là gì?

Trong lĩnh vực đồ họa chuyển động, hoạt hình là một kỹ thuật dùng để tạo chuyển động cho hình ảnh tĩnh. Tuy nhiên, hoạt hình còn được hiểu rộng hơn như một thuật ngữ chỉ toàn bộ lĩnh vực hình ảnh chuyển động, bao gồm mọi thứ từ phim hoạt hình, kiểu chữ cho đến chính đồ họa chuyển động. Điều này có nghĩa là trong khi đồ họa chuyển động luôn thuộc phạm vi của hoạt hình, thì hoạt hình không chỉ bó gọn trong đồ họa chuyển động.

5 loại hoạt hình phổ biến 

1. Hoạt hình truyền thống

Hoạt hình truyền thống (Traditional animation) là kỹ thuật vẽ từng khung hình của phim hoạt hình bằng tay. Nó còn được gọi là hoạt hình vẽ tay (hand-drawn animation) hoặc hoạt hình cel (cel animation). Cho đến khi kỷ nguyên của hoạt hình máy tính ra đời, hoạt hình truyền thống là hình thức thống trị trong lĩnh vực phim hoạt hình chiếu rạp.

Motion Graphics - Animation: Lịch sử và định nghĩa

Nguồn ảnh: baianat

Hoạt hình truyền thống mang nét vẽ tay đặc trưng, tạo cảm giác mềm mại và giàu tính nghệ thuật. Từ đó, hoạt hình truyền thống có khả năng truyền tải cảm xúc của nhân vật một cách tinh tế và sâu sắc. Tuy nhiên, hoạt hình truyền thống cũng có những nhược điểm đáng kể như quy trình sản xuất tốn thời gian và công sức khi việc vẽ từng khung hình bằng tay đòi hỏi nhiều thời gian, nhân lực và chi phí. Ngoài ra, hoạt hình truyền thống có thể khó tạo ra những chuyển động phức tạp hoặc hiệu ứng hình ảnh hoành tráng như hoạt hình máy tính.

2. Motion Graphic

Như đã nói ở trên, đồ họa chuyển động (Motion graphics) là một kỹ thuật tạo chuyển động cho các hình ảnh tĩnh, thường sử dụng các hình ảnh 2D và phần mềm đồ họa 2D. Khác với hoạt hình truyền thống, đồ họa chuyển động không tập trung vào việc kể chuyện hay truyền tải cảm xúc, mà mục đích chính là làm cho các hình ảnh trở nên thú vị và hấp dẫn hơn về mặt thị giác.

Motion Graphics - Animation: Lịch sử và định nghĩa

Nguồn ảnh: linearity.io

3. Stop Motion Animation

Hoạt hình Stop Motion (Stop motion animation) là kỹ thuật tạo hoạt hình mà trong đó, các nhà làm phim chuyển và chụp ảnh các vật thể từng khung hình một. Sự chuyển động từng khung hình này tạo ra ảo giác về chuyển động mượt mà. Kỹ thuật thủ công này cho phép bất kỳ vật thể nào (tĩnh) cũng có thể trở thành ngôi sao trong một frame hoạt hình.

STOP MOTION Animation Reel

Về ưu điểm, vì hoạt hình Stop Motion mang phong cách thủ công đặc trưng nên nó sẽ tạo ra hiệu ứng hình ảnh độc đáo và giàu tính nghệ thuật. Bên cạnh đó, các nghệ sĩ Stop Motion còn có thể thỏa sức sáng tạo với nhiều loại vật liệu khác nhau, mang đến sự đa dạng và bất ngờ cho tác phẩm. Tuy nhiên, cũng vì chính kỹ thuật này mà quy trình sản xuất phải tốn thời gian và công sức do phải di chuyển và chụp ảnh từng khung hình một. Chưa kể so với hoạt hình máy tính, hoạt hình Stop Motion có thể khó tạo ra những chuyển động phức tạp và nhanh.

Thế nhưng dù tốn nhiều thời gian và công sức, hoạt hình Stop Motion vẫn là một loại hình nghệ thuật hoạt hình hấp dẫn và được yêu thích bởi tính độc đáo, tỉ mỉ và khả năng truyền tải cảm xúc tuyệt vời.

4. 2D Animation

Hoạt hình 2D (2D Animation) có lẽ là phong cách hoạt hình phổ biến nhất. Nó sử dụng đồ họa hai chiều được sắp xếp liên tục với tốc độ nhanh để tạo ra ảo giác về chuyển động sống động. Hoạt hình 2D đóng vai trò quan trọng trong lịch sử phát triển của phim hoạt hình và vẫn là một lựa chọn phổ biến cho các nhà làm phim ngày nay, khi sự linh hoạt, khả năng truyền tải cảm xúc và tính nghệ thuật của hoạt hình 2D chưa bao giờ ngừng mang đến cho khán giả những trải nghiệm thú vị và ý nghĩa. Một số phim hoạt hình 2D nổi tiếng từ Âu đến Á có thể kể đến như Vua Sư Tử (The Lion King), Aladdin, Nàng Bạch Tuyết và Bảy Chú Lùn (Snow White and the Seven Dwarfs), Spirited Away, Vua Trò Chơi (Yugioh!), Thám tử lừng danh Conan (Detective Conan), v.v.

Có hai kỹ thuật tạo hình chính trong hoạt hình 2D. Thứ nhất là hoạt hình truyền thống. Trong đó, các hình ảnh sẽ được vẽ hoàn toàn bằng tay, từng khung hình một. Đây là kỹ thuật tạo hình 2D lâu đời và mang tính nghệ thuật cao. Thứ hai là hoạt hình máy tính 2D, các nhà làm phim hoạt hình sẽ sử dụng phần mềm đồ họa chuyên dụng để tạo ra các hình ảnh 2D. Kỹ thuật này giúp tăng tốc độ sản xuất và tạo hiệu ứng phức tạp hơn so với vẽ tay truyền thống.

Hoạt hình 2D có thể được thể hiện theo nhiều phong cách khác nhau, từ hoạt hình đơn giản đến phức tạp, phù hợp với nhiều đối tượng và thể loại phim. Chưa kể các nhà làm phim hoạt hình có thể sử dụng các yếu tố như biểu cảm khuôn mặt, cử chỉ nhân vật để truyền tải cảm xúc một cách sinh động. Nhưng hoạt hình 2D cũng không phải là không có nhược điểm, đặc biệt là trong thời đại mà công nghệ kỹ thuật số phát triển vượt bậc như ngày nay, hoạt hình 2D chỉ có thể mô tả các chuyển động trong môi trường hai chiều. Và đối với hoạt hình 2D dạng vẽ tay cũng sẽ đòi hỏi nhiều thời gian và công sức.

5. 3D Animation 

Hoạt hình 3D (3D animation) là kỹ thuật tạo hình ảnh chuyển động bằng cách sử dụng các mô hình đồ họa được xây dựng trong môi trường ảo ba chiều. Đây là phong cách hoạt hình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, tạo nên những bộ phim hoạt hình bom tấn như Toy Story (1995), Monsters Inc. (2001), Frozen (2013), v.v.

Hoạt hình 3D có khả năng tạo ra hình ảnh mô phỏng thế giới thực một cách sống động, chi tiết, mang đến trải nghiệm chân thực cho người xem. Trong quá trình sản xuất, các nghệ sĩ 3D có thể tạo ra bất kỳ loại môi trường, nhân vật hay vật thể nào trong không gian ảo, phá vỡ mọi giới hạn về sáng tạo. Chưa hết, các mô hình 3D có thể dễ dàng thay đổi hình dạng, màu sắc, chuyển động, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thực hiện.

Tuy nhiên, vì là định dạng hoạt hình tiên tiến nhất, việc sản xuất hoạt hình 3D đòi hỏi máy tính cấu hình mạnh và phần mềm chuyên dụng, thường có chi phí đầu tư cao. Và việc xây dựng mô hình 3D, tạo hiệu ứng và dựng phim cũng yêu cầu nguồn nhân lực có tay nghề kỹ thuật cao.

Mặc dù có những hạn chế, hoạt hình 3D vẫn là kỹ thuật thống trị trong ngành công nghiệp phim hoạt hình ngày nay. Sự phát triển của công nghệ và phần mềm 3D đã và đang mang đến những hình ảnh hoạt hình ngày càng chân thực, sống động và kỳ ảo hơn theo từng ngày.

Tạm kết 

Motion Graphics và Animation là hai lĩnh vực sáng tạo hình ảnh riêng biệt, với lịch sử, định nghĩa và ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên, cả hai đều đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin, thu hút sự chú ý và tạo ra những trải nghiệm hình ảnh độc đáo cho người xem. Và theo thời gian, hai lĩnh vực sáng tạo này sẽ còn không ngừng phát triển, hòa quyện với những xu hướng mới và mở ra những tiềm năng to lớn cho việc tạo ra những hình ảnh chuyển động sống động và mang tính tương tác hơn.

Nguồn tham khảo: linearity.io
Ming

Hệ thống Đào tạo Thiết kế, Kỹ xảo & Game Arena Multimedia sở hữu hai chương trình đào tạo tiên tiến mang tên Graphic Design & Interactive Media (GDIM) và Animation, VFX & Gaming (AVG). Với mục tiêu đào tạo chuyên sâu về Thiết kế Truyền thông (Communication Design) và Sản xuất nội dung giải trí (Entertainment Design), GDIM và AVG có sự rút gọn về thời gian nhưng sẽ có sự tập trung cao hơn, học và rèn luyện học sâu hơn về kiến thức và kỹ năng làm nghề, nhằm chuẩn bị cho một tương lai có nhiều cơ hội nhưng không ít thách thức và đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn từ phía doanh nghiệp tuyển dụng.

Chương trình Graphic Design & Interactive Media (GDIM):

– Học kỳ 1: Thiết kế hình ảnh truyền thông (Visual Communication Design)
– Học kỳ 2: Thiết kế thương hiệu (Branding Design)
– Học kỳ 3: Đồ họa chuyển động và xây dựng nội dung video (Motion Graphics & Video content)
– Học kỳ 4: Phát triển sản phẩm kỹ thuật số (Digital Product Development)

Chương trình Animation, VFX & Gaming (AVG):

– Học kỳ 1: Tiền sản xuất Hoạt hình và Games (Pre-Production for Animation & Games)
– Học kỳ 2: Thiết kế tạo hình 3D cho Game, VFX và hoạt hình (3D Art and Design for Animation, Games & VFX)
– Học kỳ 3: Diễn hoạt 3D trong Hoạt hình, Game và VFX (Advanced 3D for Animation, Games & VFX with Electives & Generative AI)
– Học kỳ 4A (lựa chọn): 3D thời gian thực và Thiết kế đồ hoạ Game (Real Time 3D & Game Art)
– Học kỳ 4B (lựa chọn): Kỹ xảo trong Hoạt hình, Phim và Game (Visual Effects for Animation, Films & Game)

Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/
Đăng ký tư vấn chương trình học: https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/

Bài viết nổi bật
ARENA ONE HOME: Cùng nhau sáng tạo - Cùng nhau vươn xa

ARENA ONE HOME: Cùng nhau sáng tạo – Cùng nhau vươn xa

Tin Arena Post on Thứ Tư, 09-04-2025
Sáng tạo chưa bao giờ là một hành trình đơn độc. Trong thế giới nghệ thuật và thiết kế, mỗi cá nhân đều cần một cộng đồng để học hỏi, đồng hành và phát triển. ARENA ONE HOME: Cùng nhau sáng tạo - Cùng nhau vươn xa chính là nơi kết nối những con người có chung đam mê, biến những ý tưởng thành hiện thực và cùng nhau mở rộng cơ hội vươn xa trong ngành công nghiệp sáng tạo.
Văn hóa Việt Nam trong âm nhạc hiện đại: Sự hòa quyện của nghệ thuật và hơi thở cuộc sống

Văn hóa Việt Nam trong âm nhạc hiện đại: Sự hòa quyện của nghệ thuật và hơi thở cuộc sống

Tin Arena Post on Thứ Tư, 26-03-2025
Vào ngày 20.03 vừa qua tại Hội trường Trịnh Công Sơn, Đại học Văn Lang, Arena Multimedia kết hợp cùng Khoa Quan hệ công chúng và Truyền thông tổ chức buổi Chia sẻ chuyên đề: Văn hóa Việt trong Âm nhạc hiện đại, với sự góp mặt của Ca sĩ Hoàng Thùy Linh, Đạo diễn Kawaii Tuấn Anh và bộ ba Music Producer DTAP. Sự kiện nhấn mạnh đến giá trị văn hóa bản địa và nét đẹp truyền thống trong hơi thở âm nhạc hiện đại đến các bạn trẻ tham dự.
Unlock Creativity 2025: Vun trồng gốc rễ văn hóa, rộng mở tán cây sáng tạo trong thời đại số

Unlock Creativity 2025: Vun trồng gốc rễ văn hóa, rộng mở tán cây sáng tạo trong thời đại số

Tin Arena Post on Thứ Ba, 21-01-2025
Vào ngày 10.01 vừa qua tại Bitexco Tower, Arena Multimedia kết hợp cùng Pencil Group, RIO Global, Vietnam Legacy Branding Center (VLBC) tổ chức sự kiện tọa đàm thường niên Roundtable Unlock Creativity 2025 với chủ đề “Sáng tạo số và Giá trị bản địa”.

Xem thêm
Tái định hình ngành VFX trong kỷ nguyên streaming: Thách thức và cơ hội
Post on Thứ Ba, 22-04-2025

Tái định hình ngành VFX trong kỷ nguyên streaming: Thách thức và cơ hội

Sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng streaming đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành VFX, thay đổi cách sản xuất, phân phối và hợp tác...
Tin Multimedia
10 website tham khảo bảng màu đẹp mắt cho mọi dự án thiết kế
Post on Thứ Ba, 22-04-2025

10 website tham khảo bảng màu đẹp mắt cho mọi dự án thiết kế

Một bảng màu đẹp không chỉ giúp thiết kế trở nên chuyên nghiệp mà còn tạo dấu ấn mạnh mẽ với người xem. Nhưng làm sao để chọn được những...
Tin Multimedia
5 tips ứng dụng AI hiệu quả cho dân thiết kế
Post on Thứ Sáu, 28-03-2025

5 tips ứng dụng AI hiệu quả cho dân thiết kế

AI đang dần trở thành trợ thủ đắc lực trong thế giới thiết kế, giúp tiết kiệm thời gian, tối ưu quy trình và mở rộng khả năng sáng tạo....
Tin Multimedia
Poster là gì? Lịch sử, xu hướng và cách thiết kế chuyên nghiệp trong thời đại số
Post on Thứ Năm, 27-03-2025

Poster là gì? Lịch sử, xu hướng và cách thiết kế chuyên nghiệp trong thời đại số

Poster không chỉ là một tờ giấy có hình và chữ – đó là công cụ truyền thông mạnh mẽ đã gắn bó với đời sống thị giác của chúng...
Tin Multimedia
Xây dựng câu chuyện bằng thiết kế nội thất trong Digital Art
Post on Thứ Tư, 07-05-2025

Xây dựng câu chuyện bằng thiết kế nội thất trong Digital Art

Trong nghệ thuật Digital Art, thiết kế nội thất không chỉ là yếu tố trang trí mà còn là công cụ kể chuyện mạnh mẽ, giúp thể hiện tính cách,...
Tin Multimedia
Tương lai của thiết kế UX/UI: Liệu flat design đã lỗi thời?
Post on Thứ Tư, 07-05-2025

Tương lai của thiết kế UX/UI: Liệu flat design đã lỗi thời?

Từ flat design tối giản đến giao diện nổi khối sống động, UX/UI đang bước vào kỷ nguyên mới – Nơi cảm xúc và không gian lên ngôi. Liệu thiết...
Tin Multimedia
Tái định hình ngành VFX trong kỷ nguyên streaming: Thách thức và cơ hội
Post on Thứ Ba, 22-04-2025

Tái định hình ngành VFX trong kỷ nguyên streaming: Thách thức và cơ hội

Sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng streaming đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành VFX, thay đổi cách sản xuất, phân phối và hợp tác...
Tin Multimedia
10 website tham khảo bảng màu đẹp mắt cho mọi dự án thiết kế
Post on Thứ Ba, 22-04-2025

10 website tham khảo bảng màu đẹp mắt cho mọi dự án thiết kế

Một bảng màu đẹp không chỉ giúp thiết kế trở nên chuyên nghiệp mà còn tạo dấu ấn mạnh mẽ với người xem. Nhưng làm sao để chọn được những...
Tin Multimedia
5 tips ứng dụng AI hiệu quả cho dân thiết kế
Post on Thứ Sáu, 28-03-2025

5 tips ứng dụng AI hiệu quả cho dân thiết kế

AI đang dần trở thành trợ thủ đắc lực trong thế giới thiết kế, giúp tiết kiệm thời gian, tối ưu quy trình và mở rộng khả năng sáng tạo....
Tin Multimedia
Poster là gì? Lịch sử, xu hướng và cách thiết kế chuyên nghiệp trong thời đại số
Post on Thứ Năm, 27-03-2025

Poster là gì? Lịch sử, xu hướng và cách thiết kế chuyên nghiệp trong thời đại số

Poster không chỉ là một tờ giấy có hình và chữ – đó là công cụ truyền thông mạnh mẽ đã gắn bó với đời sống thị giác của chúng...
Tin Multimedia
Xây dựng câu chuyện bằng thiết kế nội thất trong Digital Art
Post on Thứ Tư, 07-05-2025

Xây dựng câu chuyện bằng thiết kế nội thất trong Digital Art

Trong nghệ thuật Digital Art, thiết kế nội thất không chỉ là yếu tố trang trí mà còn là công cụ kể chuyện mạnh mẽ, giúp thể hiện tính cách,...
Tin Multimedia
Tương lai của thiết kế UX/UI: Liệu flat design đã lỗi thời?
Post on Thứ Tư, 07-05-2025

Tương lai của thiết kế UX/UI: Liệu flat design đã lỗi thời?

Từ flat design tối giản đến giao diện nổi khối sống động, UX/UI đang bước vào kỷ nguyên mới – Nơi cảm xúc và không gian lên ngôi. Liệu thiết...
Tin Multimedia
Tái định hình ngành VFX trong kỷ nguyên streaming: Thách thức và cơ hội
Post on Thứ Ba, 22-04-2025

Tái định hình ngành VFX trong kỷ nguyên streaming: Thách thức và cơ hội

Sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng streaming đã tạo ra một cuộc cách mạng trong ngành VFX, thay đổi cách sản xuất, phân phối và hợp tác...
Tin Multimedia
10 website tham khảo bảng màu đẹp mắt cho mọi dự án thiết kế
Post on Thứ Ba, 22-04-2025

10 website tham khảo bảng màu đẹp mắt cho mọi dự án thiết kế

Một bảng màu đẹp không chỉ giúp thiết kế trở nên chuyên nghiệp mà còn tạo dấu ấn mạnh mẽ với người xem. Nhưng làm sao để chọn được những...
Tin Multimedia

HỆ THỐNG ĐÀO TẠO MỸ THUẬT ĐA PHƯƠNG TIỆN ARENA MULTIMEDIA

TP.HCM

Arena Nguyễn Đình Chiểu

212-214 Nguyễn Đình Chiểu, P. Võ Thị Sáu, Q. 3

Tel: 1800 1525

Email: arena@aprotrain.com

Arena Hồ Văn Huê

43R/12 Hồ Văn Huê, P. 9, Q. Phú Nhuận

Tel: 1800 6325

Email: arena@aprotrain.com

Arena Tân Bình

Số 6 Tân Kỳ Tân Quý (gần Etown), P.15, Q.Tân Bình

Tel: 1800 2074

Email: arena@aprotrain.com

Arena Quận 6

136 Lê Tuấn Mậu (CV Phú Lâm), P.13, Q.6

Tel: 1800 2046

Email: arena@aprotrain.com

HÀ NỘI

Arena Đống Đa

41 Vũ Ngọc Phan, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa

Tel: 1800 1542

Email: arena2@aprotrain.com

Arena Cầu Giấy

D29 Phạm Văn Bạch, P. Yên Hòa, Q. Cầu Giấy

Tel: 1800 1542

Email: arena2@aprotrain.com

Arena Hà Đông

110 Trần Phú, P. Mộ Lao, Q. Hà Đông

Tel: 1800 1542

Email: arena2@aprotrain.com

Arena Long Biên

564 Nguyễn Văn Cừ, P. Gia Thụy, Q. Long Biên

Tel: 1800 1542

Email: arena2@aprotrain.com

NHẬN ARENA YEARBOOK

DMCA.com Protection Status
© 2020, ARENA MULTIMEDIA
  • Arena Multimedia
  • Đăng ký học
  • Liên hệ
  • Sitemap
  • Arena Multimedia
  • Đăng ký học
  • Liên hệ
  • Sitemap