Trong thế giới bão hòa thông tin như hiện nay, việc thu hút sự chú ý của người xem là vô cùng quan trọng. Motion Graphic với hình ảnh chuyển động sống động, âm thanh lôi cuốn và hiệu ứng bắt mắt sẽ giúp bạn “ghi điểm” ngay từ những giây đầu tiên. Đó là lý do vì sao Motion Graphic nên là món “gia vị” cần có trong các sản phẩm thiết kế của bạn.
Thiết kế chuyển động (Motion Graphic) được xem như một dạng hoạt hình đầy thú vị và hấp dẫn khi các nhà thiết kế kết hợp các yếu tố của thiết kế đồ họa và chuyển động để tạo ra nội dung năng động và thu hút thị giác. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp thiết kế chuyển động ở khắp mọi nơi, từ trang web đến ứng dụng di động hay thậm chí cả trong video trên các nền tảng mạng xã hội.
Nguồn ảnh: linearity.io
Điều tuyệt vời nhất khi nói về thiết kế chuyển động đó chính là khả năng kể chuyện và thu hút khán giả. Các chuyển động trong Motion Graphic có thể được sử dụng để nhấn mạnh các điểm quan trọng và tạo ra nhịp điệu. Từ đó, chúng kích thích thị giác của người xem, thu hút sự chú ý theo một cách có chủ đích và khiến họ dễ dàng tiếp nhận thông điệp từ brand.
Từ sự kết hợp hoạt hình, kỹ thuật kể chuyện và các thành phần hình ảnh hấp dẫn, Motion Graphic đã tạo ra những trải nghiệm trọn vẹn dành cho người xem. Điều này còn đặc biệt quan trọng trong môi trường online, nơi người dùng thường xuyên tiếp xúc với vô số thông tin và dễ dàng bị xao nhãng. Bên cạnh đó, các chuyển động sáng tạo, hiệu ứng thú vị và nhịp điệu sôi động còn có thể khuyến khích người xem khám phá thêm, tìm hiểu sâu hơn về thông điệp hoặc sản phẩm đang được quảng cáo.
Cùng Arena Multimedia tìm hiểu về các lợi ích của Motion Design khi áp dụng vào các sản phẩm thiết kế nhé!
1. Khơi gợi cảm xúc
Nhờ sự kết hợp giữa hình ảnh, âm thanh, chuyển động và nhịp điệu, Motion Graphic có thể đưa người xem vào một hành trình trải nghiệm, khơi gợi những cảm xúc như vui buồn, hân hoan, lo lắng, hay thậm chí là tức giận. Về mặt quảng bá sản phẩm, Motion Graphic có khả năng khơi gợi những cảm xúc chung, tạo sự đồng cảm và kết nối thương hiệu với khách hàng. Khi khách hàng cảm thấy được thấu hiểu và chia sẻ, họ sẽ có xu hướng gắn kết và tin tưởng thương hiệu của bạn hơn.
Nguồn ảnh: motiondesign.school
Hình ảnh tĩnh có thể truyền tải thông tin hiệu quả, nhưng việc thêm chuyển động (motion) có thể làm cho thông tin đó trở nên sống động hơn và dễ nhớ hơn. Từ khả năng kết hợp các thành phần hình ảnh và chuyển động (animation), Motion Graphic giúp các nhà sáng tạo có thể truyền tải ý nghĩa, tâm trạng và câu chuyện của thương hiệu một cách trọn vẹn, thu hút sự chú ý của người xem một cách đồng thời và đưa họ vào một trải nghiệm hoàn hảo.
2. Tăng tương tác
Motion Graphic là một công cụ hiệu quả để thu hút sự chú ý, duy trì hứng thú và khuyến khích tương tác của người xem. Bởi vì bản chất của chuyển động gợi lên cảm giác về sự thay đổi, diễn biến. Điều này khiến người xem cảm thấy nội dung đang diễn ra theo thời gian thực và họ đang trong một trải nghiệm tương tác. Theo đó, người xem sẽ có xu hướng tập trung hơn và mong đợi xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, từ đó gia tăng mức độ tương tác với nội dung.
Các nút bấm chuyển động, hiệu ứng tương tác và nội dung thay đổi theo hành vi người dùng sẽ khiến họ tò mò khám phá và dành nhiều thời gian hơn cho website, ứng dụng hoặc video của bạn. Vì thế, khác với hình ảnh tĩnh, chuyển động có khả năng thu hút sự chú ý của người xem ngay lập tức. Bằng cách tạo ra sự tò mò và kích thích thị giác, Motion Graphic giữ chân người xem, giúp họ duy trì hứng thú và trải nghiệm sản phẩm của thương hiệu lâu hơn.
2. Tăng tỉ lệ chuyển đổi
Motion Graphic không chỉ thu hút sự chú ý và tương tác của người xem, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate). Như đã đề cập trước đó, Motion Graphic có khả năng truyền tải cả ý nghĩa và tâm trạng một cách hiệu quả. Điều này giúp người xem dễ dàng hiểu được thông điệp mà bạn muốn truyền đạt, từ đó họ nảy sinh sự đồng cảm và hành động theo CTA (call to action) mà thương hiệu đang mong muốn như mua hàng, đăng ký dịch vụ, hay tải xuống tài liệu.
Bên cạnh đó, một Motion Graphic chuyên nghiệp, được đầu tư kỹ lưỡng có thể giúp xây dựng lòng tin với người xem. Các chuyển động mượt mà, hình ảnh sắc nét và âm thanh sống động góp phần tạo ra cảm giác uy tín và chuyên nghiệp cho thương hiệu. Và khi người xem tin tưởng vào thương hiệu, họ sẽ có nhiều khả năng chuyển đổi sang khách hàng.
Nguồn ảnh: lottiefiles
Ngoài ra, Motion Graphic nếu được thiết kế một cách sáng tạo và độc đáo có thể tạo ra ấn tượng mạnh mẽ và lâu dài trong tâm trí người xem. Điều này giúp sản phẩm/dịch vụ của bạn nổi bật so với đối thủ, kích thích sự tò mò và mong muốn tìm hiểu thêm, từ đó thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động mà thương hiệu đang đặt mục tiêu.
3. Kể chuyện hiệu quả
Motion Design không chỉ là công cụ thu hút sự chú ý và truyền tải thông điệp, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc kể câu chuyện thương hiệu (brand narrative) một cách hấp dẫn, thúc đẩy khách hàng mua hàng. Công cụ quảng cáo này sẽ giúp câu chuyện thương hiệu trở nên sống động và hấp dẫn hơn so với các phương pháp kể chuyện truyền thống, đồng thời thu hút sự chú ý của người xem và giữ chân họ xem đến hết.
Câu chuyện về lịch sử của cà phê được tái hiện với Motion Graphic
Thiết kế chuyển động có thể được sử dụng để kể nhiều loại câu chuyện khác nhau, từ câu chuyện về nguồn gốc thương hiệu đến những câu chuyện về tính năng sản phẩm. Khi kết hợp hình ảnh động, âm thanh và âm nhạc, các nhà thiết kế có thể tạo ra những câu chuyện xúc động, kết nối với khán giả ở cấp độ cảm xúc. Và khi người xem đồng cảm với câu chuyện thương hiệu, họ sẽ hình thành mối liên kết cảm xúc với thương hiệu đó. Điều này giúp xây dựng lòng tin, sự yêu mến và trung thành với thương hiệu.
3. Ứng dụng Motion Graphic vào prototype: Nâng tầm trải nghiệm người dùng và gia tăng lợi thế cạnh tranh
Prototype hay còn gọi là mẫu thử, là một phiên bản đơn giản hóa hoặc sơ lược của một giao diện người dùng (UI) hoặc trải nghiệm người dùng (UX) được tạo ra để kiểm tra và tinh chỉnh ý tưởng trước khi đầu tư thời gian và nguồn lực vào sản phẩm cuối cùng. Prototype có thể có nhiều dạng, từ các bản phác thảo và khung hình đơn giản đến các thiết kế tương tác và có độ trung thực cao.
Trong bối cảnh của ngành thiết kế sáng tạo ngày nay, việc thêm chuyển động vào prototype dường như đã trở thành điều bắt buộc và việc chỉ sử dụng ảnh tĩnh đơn thuần đã trở nên ngày càng “outdate”. Bằng việc lồng ghép các hình ảnh, hoạt hình cùng những chuyển động mượt mà vào prototype, các nhà thiết kế có thể thu hẹp khoảng cách giữa ý tưởng và thực tế.
Ngoài ra, Motion Graphic có khả năng giải thích các khái niệm phức tạp một cách đơn giản và dễ hiểu, giúp người dùng tiếp thu thông tin nhanh chóng và hiệu quả. Nhờ sự kết hợp giữa hình ảnh, âm thanh và chuyển động, Motion Graphic có thể mô phỏng các hành động, tương tác và chức năng của sản phẩm một cách trực quan, sinh động. Ví dụ như tạo các hiệu ứng chuyển trang mượt mà và ấn tượng, giúp người dùng di chuyển giữa các màn hình một cách dễ dàng và thú vị, hoặc tạo các hoạt ảnh tương tác cho các nút bấm, menu, hay các yếu tố khác trên giao diện, giúp người dùng dễ dàng sử dụng và hiểu rõ chức năng của sản phẩm ngay từ bản demo.
Dưới đây là một số lợi ích của việc thêm chuyển động vào prototype:
- Nâng cao trải nghiệm người dùng: Thêm chuyển động vào prototype cho phép các nhà thiết kế mô phỏng các tương tác, hành động và chuyển đổi của sản phẩm. Điều này cũng mang đến cho các bên liên quan trải nghiệm sản phẩm chân thực hơn. Hơn nữa, việc thêm chuyển động cho phép các nhà thiết kế tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, dự đoán hành vi của người dùng và xác định các vấn đề về khả năng sử dụng ngay từ đầu.
- Cải thiện giao tiếp: Chuyển động trong prototype giúp các nhà thiết kế truyền đạt hiệu quả ý tưởng, tầm nhìn và khái niệm thiết kế của họ tới các bên liên quan. Nó cũng giúp cho proposal của sản phẩm trở nên hấp dẫn và mang tính tương tính. Từ đó, các nhà đầu tư hoặc thương hiệu sẽ dễ dàng hiểu được những gì bạn đang muốn truyền tải và cung cấp feedback một cách chính xác hơn.
- Phát hiện lỗi sớm: Việc chuyển động hóa các tương tác trong prototype giúp xác định các lỗi thiết kế khi mà các vấn đề về khả năng sử dụng và các vấn đề tiềm ẩn có thể sẽ không được hiển thị rõ ràng trong các thiết kế tĩnh. Khi quan sát cách người dùng tương tác với sản phẩm mẫu, các nhà thiết kế có thể đưa ra các quyết định sáng suốt để cải thiện chức năng và khả năng sử dụng của sản phẩm.
- Lợi thế cạnh tranh: Thêm chuyển động vào prototype có thể mang lại cho sản phẩm những lợi thế cạnh tranh nhất định khi nó thu hút sự chú ý của người dùng và đem đến cho họ những trải nghiệm đáng nhớ. Ảnh động cùng các tương tác hấp dẫn sẽ giúp sản phẩm nổi bật hơn, tạo sự phấn khích và để lại ấn tượng lâu dài và đưa người dùng trở thành đối tượng khách hàng tiềm năng. Do đó, motion graphic chắc chắn sẽ mang lại cho các nhà thiết kế những lợi thế nhất định trong thị trường hiện nay.
Nguồn ảnh: Figma
Tạm kết
Motion Graphic đã và đang khẳng định vị thế của mình như một xu hướng thiết kế không thể bỏ qua, mang đến cho các nhà thiết kế vô vàn công cụ sáng tạo để biến những ý tưởng thành hiện thực. Nhờ khả năng thu hút sự chú ý, truyền tải thông điệp một cách tối ưu, tạo ấn tượng mạnh và tăng cường tương tác, Motion Graphic không chỉ giúp các nhà sáng tạo nâng tầm thiết kế, mà còn tạo nên những trải nghiệm độc đáo và ấn tượng cho người xem.
Dù bạn là nhà thiết kế chuyên nghiệp hay mới bắt đầu, Motion Graphic đều là một công cụ vô cùng hữu ích để sáng tạo những nội dung thu hút và hiệu quả. Hãy thử nghiệm, khám phá và sáng tạo với Motion Graphic để biến những ý tưởng của bạn thành hiện thực và tạo dấu ấn riêng biệt trong lĩnh vực thiết kế nhé!
Nguồn tham khảo: Dribbble
Thanh Minh
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. – Kỳ 1: Graphic Design – Thiết kế đồ họa – Kỳ 2: Digital Product Design – Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số – Kỳ 3: Digital Filmmaking – Làm phim kỹ thuật số – Kỳ 4: 3D Game Design – Thiết kế Game 3D – Kỳ 5: 3D Animation – Hoạt hình 3D Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học: https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |