Bạn có đang choáng ngợp bởi những video quảng cáo sống động, những bài đăng thu hút với hiệu ứng bắt mắt trên mạng xã hội? Chắc chắn rồi, đó là kết quả của Motion Graphic – “kẻ thống trị” mới trong thế giới truyền thông. Vậy thì hãy cùng Arena Multimedia khám phá bài viết này, nơi bạn sẽ được giải mã sức hút của Motion Graphic và “bỏ túi” những bí kíp thiết kế đồ họa chuyển động.
Motion Graphic, hay đồ họa chuyển động, đang ngày càng trở nên phổ biến trong mạng xã hội và truyền thông quảng cáo bởi vì nó mang lại nhiều lợi ích vượt trội so với các hình thức truyền thông truyền thống như hình ảnh tĩnh hoặc văn bản. Một số ví dụ về cách sử dụng Motion Graphic trong mạng xã hội và truyền thông quảng cáo có thể kể đến như:
- Quảng cáo video trên Facebook, Instagram và YouTube
- Video giải thích sản phẩm
- Video giới thiệu thương hiệu
- Video hướng dẫn
- Infographic động
- Hình ảnh GIF
Nếu bạn đang tìm kiếm một cách hiệu quả để thu hút sự chú ý, truyền tải thông điệp và xây dựng thương hiệu, Motion Graphic là một lựa chọn tuyệt vời.
Nguồn ảnh: Sonduckfilm
Điều gì đã khiến truyền thông, quảng cáo trên mạng xã hội theo phong cách Motion Graphic lại phổ biến đến như vậy?
Bạn có thể sẽ đang tự hỏi rằng “Tại sao đồ họa truyền thông xã hội dạng hoạt hình lại hiệu quả đến vậy?”. Có một vài lý do thuyết phục đằng sau sức hấp dẫn của chúng, hãy cùng Arena Multimedia khám phá một số điểm chính của bên dưới đây.
Thu hút và có khả năng giữ sự chú ý của người xem: Hãy tưởng tượng mà xem, một người đang lướt newfeed của họ trong giờ nghỉ trưa. Điều gì có nhiều khả năng sẽ khiến họ dừng lại? Một bài đăng tĩnh hoặc một bài đăng có chuyển động? Đương nhiên bài đăng hoạt hình sẽ chiến thắng. Bởi vì bản chất của chúng ta là bị thu hút bởi chuyển động, và khi nội dung của bạn chuyển động, mọi người sẽ nán lại lâu hơn.. Điều này cũng có nghĩa là đồ họa hoạt hình không chỉ thu hút mà còn duy trì sự chú ý của chúng ta để theo dõi nó cho đến hết.
Tăng tỉ lệ tương tác và chuyển đổi: Một mục tiêu chính trong marketing trên mạng xã hội là nâng cao mức độ tương tác và chuyển đổi của người xem. Chuyển đổi được hiểu là những hành động bạn muốn khán giả thực hiện, chẳng hạn như nhấp vào liên kết, đăng ký hoặc mua sản phẩm. Đồ họa chuyển động sẽ một đóng vai trò mạnh mẽ ở đây khi chúng có khả năng làm tăng đáng kể tỷ lệ chuyển đổi một cách đáng kể so với hình ảnh tĩnh. Khi gắn lời kêu gọi hành động (call-to-action) vào nội dung theo phong cách Motion Graphic của thương hiệu, bạn không chỉ thu hút sự chú ý mà còn khuyến khích người dùng tích cực nhấp chuột và tương tác.
Bên cạnh đó, Motion Graphic thường được chia sẻ nhiều hơn trên mạng xã hội so với các hình thức truyền thông khác. Điều này giúp các doanh nghiệp tiếp cận được nhiều đối tượng tiềm năng hơn và tăng độ nhận diện thương hiệu.
Đơn giản hóa các khái niệm phức tạp: Bạn có bao giờ nhận thấy đồ họa chuyển động giúp việc nắm bắt các khái niệm phức tạp trở nên dễ dàng hơn không? Đây không chỉ là sự linh cảm mà các nghiên cứu đã chứng minh điều đó. Con người sẽ khó hiểu các khái niệm khó hay mang tính chuyên ngành nếu nó chỉ đơn thuần được giải thích bằng văn bản hoặc âm thanh. Chúng sẽ giúp bạn phân tích thông điệp một cách hiệu quả bằng việc kết hợp văn bản, hình ảnh và âm thanh, từ đó người xem sẽ dễ hiểu hơn. Cho dù bạn đang giới thiệu tính năng sản phẩm mới hay đưa ra thông báo, đồ họa chuyển động đều có thể truyền tải thông điệp của bạn một cách thú vị và hấp dẫn. Đó cũng là lúc mà đồ họa chuyển động tỏa sáng trong thời đại ngày nay.
Nguồn ảnh: toptal.io
Thiết kế đồ họa chuyển động, Designer cần chú ý những gì?
Trước khi bắt tay thiết kế đồ họa chuyển động cho các bài đăng trên mạng xã hội, bạn cần lưu ý một số yếu tố quan trọng như sau:
Xác định mục tiêu sáng tạo: Mục tiêu sáng tạo là kim chỉ nam dẫn dắt mọi khâu trong quá trình thiết kế Motion Graphic, giúp bạn tạo ra tác phẩm đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn của doanh nghiệp. Hãy dành thời gian để phân tích kỹ lưỡng mục tiêu sáng tạo như: Bạn muốn truyền tải thông điệp gì đến đối tượng mục tiêu? Là giới thiệu sản phẩm mới, tăng nhận diện thương hiệu, thúc đẩy chuyển đổi mua hàng, hay giáo dục khách hàng về cách sử dụng sản phẩm? Hay Bạn muốn người xem thực hiện hành động gì sau khi xem tác phẩm Motion Graphic? Mua hàng, truy cập website, đăng ký nhận tin, hay đơn giản là ghi nhớ thương hiệu?
Hiểu rõ mục tiêu và đối tượng là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình thiết kế Motion Graphic. Hãy dành thời gian để nghiên cứu và phân tích kỹ lưỡng để tạo ra tác phẩm đáp ứng đúng nhu cầu và mong muốn của doanh nghiệp, từ đó đạt được hiệu quả truyền thông tối ưu.
Lên kịch bản chi tiết: Kịch bản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình thiết kế Motion Graphic, là nền tảng để bạn triển khai ý tưởng một cách logic, hiệu quả và thu hút. Một kịch bản chi tiết sẽ giúp bạn xác định thông điệp chính mà bạn muốn truyền tải đến người xem. Bên cạnh đó, storyboard là công cụ hữu ích giúp bạn trực quan hóa kịch bản Motion Graphic một cách sinh động và dễ hiểu. Bạn cũng nên sử dụng storyboard để chia sẻ ý tưởng với các thành viên trong nhóm và điều chỉnh kịch bản trước khi bắt đầu sản xuất.
Nguồn ảnh: wearefevr
Lựa chọn phần mềm phù hợp: Việc lựa chọn phần mềm thiết kế Motion Graphic phù hợp đóng vai trò then chốt trong việc biến ý tưởng sáng tạo thành hiện thực. Mỗi phần mềm đều sở hữu những ưu điểm và tính năng riêng, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các nhà thiết kế. Trước tiên hết, bạn cần xác định rõ nhu cầu và mục tiêu của dự án để lựa chọn phần mềm phù hợp. Sau đó, lựa chọn phần mềm có mức độ tương đương với trình độ và khả năng của bạn. Nếu đã làm quen với Motion Graphic được một khoảng thời gian, bạn có thể trải nghiệm và sử dụng các phần mềm khác nhau để tìm ra lựa chọn phù hợp với sở thích và phong cách làm việc của mình.
Sử dụng văn bản (text) hiệu quả: Vai trò của kiểu chữ trong Motion Graphic thường bị đánh giá thấp. Tiêu đề và văn bản sẽ mang lại chuyển động năng động cho thông điệp của bạn, tăng thêm sức ảnh hưởng. Điều quan trọng là sử dụng văn bản ngắn gọn, hấp dẫn để tăng cường hiệu ứng hình ảnh mà không làm lu mờ chúng. Bên cạnh đó, hãy đảm bảo rằng chúng có thể đọc được, đặc biệt trên các màn hình nhỏ. Ngoài ra, thêm phụ đề để bổ trợ cho phần âm thanh cũng có thể nâng cao khả năng truy cập, mở rộng phạm vi tiếp cận nội dung của bạn.
Kết hợp màu sắc thương hiệu: Sự nhất quán là nền tảng của một thương hiệu đang làm brand hiệu quả. Việc tích hợp bảng màu thương hiệu của bạn vào các hình ảnh chuyển động không chỉ củng cố nhận diện thương hiệu mà còn đảm bảo giao diện thống nhất trên tất cả các nền tảng. Điều này giúp các bài đăng của bạn dễ dàng nhận dạng đối với người dùng mạng xã hội. Vì vậy, khi tạo hình ảnh động, hãy nhớ trung thành với màu sắc thương hiệu của bạn nhé.
Thêm voiceover hoặc hiệu ứng âm thanh: Một Voiceover chuyên nghiệp, được biên kịch tốt có thể nâng cao đáng kể video đồ họa chuyển động của bạn, đặc biệt đối với nội dung ở dạng kể chuyện hoặc giải thích một khái niệm nào đó. Nó sẽ tạo thêm dấu ấn cá nhân và có thể truyền tải thông điệp của bạn mạnh mẽ hơn, khiến hình ảnh động của bạn không chỉ được nhìn thấy mà còn được lắng nghe và cảm nhận. Ngoài Voiceover, việc sử dụng hiệu ứng âm thanh và nhạc nền một cách chiến lược cũng có thể nâng cao các tác động một cách đáng kể của video đến người dùng.
Giữ nội dung ngắn gọn: Hãy chú ý đến độ dài của video. Hình ảnh động ngắn gọn, súc tích thường hoạt động tốt hơn trên mạng xã hội, nơi người dùng thường có thời gian tập trung ngắn hơn. Hãy xác định thời lượng tối ưu cho tác phẩm Motion Graphic của bạn, phù hợp với mục đích sử dụng và kênh truyền thông. Cuối cùng, giữ nội dung của bạn thật ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề nhé.
Tối ưu hóa cho các nền tảng khác nhau: Các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau có các thông số kỹ thuật và đối tượng người dùng khác nhau. Tùy chỉnh hình ảnh động của bạn để phù hợp với định dạng và phong cách của từng nền tảng, cho dù đó là Instagram, Facebook, TikTok hay LinkedIn. Điều này đảm bảo nội dung của bạn hoạt động tốt và hiệu quả dù được xem ở đâu đi chăng nữa.
Nguồn ảnh: socialchamp
Làm đồ họa chuyển động, bắt đầu như thế nào?
Bạn đã sẵn sàng để bắt đầu tạo ra chiếc video đồ họa chuyển động đầu tiên của mình chưa. Hãy để Arena Multimedia mách bạn một vài hướng đi bạn có thể lựa chọn, phụ thuộc vào kỹ năng, nguồn lực và nhu cầu của bạn nhé.
Tự làm với công cụ đơn giản
Nếu bạn mới làm quen với Motion Graphic, hãy bắt đầu với các phần mềm thân thiện với người mới bắt đầu. Linearity Move, chẳng hạn, là lựa chọn hoàn hảo cho các nhà thiết kế đồ họa và nhà tiếp thị mới bước chân vào lĩnh vực hoạt hình. Giao diện trực quan và tính năng Auto Animate của nó giúp bạn tạo các hình ảnh động chuyên nghiệp nhanh chóng và dễ dàng. Đây là một cách tuyệt vời để thử nghiệm và học hỏi mà không cảm thấy quá tải.
Thuê freelancer hoặc agency
Bạn chưa sẵn sàng để đi sâu vào thiết kế chuyển động hay nguồn lực có sẵn chưa thể đáp ứng? Không vấn đề gì. Bạn có thể thuê một freelance designer hoặc một agency sáng tạo để làm điều đó cho mình. Tuy nhiên, các agency cung cấp sản phẩm chất lượng cao, nhưng cũng đi kèm với mức giá cao hơn. Tùy chọn này sẽ phù hợp nếu bạn có ngân sách rủng rỉnh từ đầu.
Tạm kết
Motion Graphic đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kỷ nguyên truyền thông số, mang đến những lợi ích vượt trội so với các hình thức truyền thông truyền thống như hình ảnh tĩnh hay văn bản. VÀ thiết kế đồ họa chuyển động là một lĩnh vực đầy tiềm năng và thú vị, mở ra nhiều cơ hội cho các Designer sáng tạo và bứt phá. Hãy trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng và bí kíp cần thiết để trở thành một Designer Motion Graphic xuất sắc, chinh phục thị trường đầy tiềm năng này!
Nguồn tham khảo: Dribbble
Win Win
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. – Kỳ 1: Graphic Design – Thiết kế đồ họa – Kỳ 2: Digital Product Design – Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số – Kỳ 3: Digital Filmmaking – Làm phim kỹ thuật số – Kỳ 4: 3D Game Design – Thiết kế Game 3D – Kỳ 5: 3D Animation – Hoạt hình 3D Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học: https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |