Con đường tiến thân trong ngành thiết kế luôn rộng mở. Đích đến thì vô kể nhưng điểm bắt đầu của một designer thì luôn giống nhau. Trong bài này, Julia Sagar – Graphic Designer sẽ giải đáp những thắc mắc xoay quanh vị trí Junior Designer dưới góc nhìn cá nhân.
Một trong những lộ trình quen thuộc nhất để bước chân vào ngành Thiết kế đồ hoạ là trở thành một Junior Design. Vậy, Junior Designer là gì? Công việc cụ thể họ phải làm mỗi ngày là như thế nào? Họ sẽ được trả lương bao nhiêu và nấc thang nghề nghiệp của họ là ra sao? Bài viết này sẽ là những chỉ dẫn mà bạn cần biết nếu muốn trở thành một Junior Designer.
Không gì lạ khi nói công việc trong ngành công nghiệp sáng tạo mang tính cạnh tranh khốc liệt. Tuy nhiên, nếu bạn vạch ra một kế hoạch cụ thể cho con đường sự nghiệp, nó sẽ giúp bạn có thể định hình rõ hơn những trọng tâm và đạt được tất cả những khía cạnh quan trọng cho sự khởi đầu của mình.
1. Những việc Junior Designer cần phải làm
Cho dù đang bắt đầu ở vị trí thấp nhất, hãy làm việc như một nhà thiết kế thực thụ, đừng chỉ biết mỗi việc pha trà. (Hình ảnh: Sweaty Eskimo)
Junior Designer là cấp bậc thấp nhất đối với những ai mới bước vào ngành Thiết kế. Thông thường, từ Junior Designer sẽ dành cho những người có khoảng ba năm kinh nghiệm trở xuống trong ngành Thiết kế. Ở cấp độ này, bạn sẽ làm việc dưới sự giám sát gần như là chặt chẽ của những Senior Designer. Họ là những người đóng vai trò cố vấn cho bạn về việc bạn phải làm thế nào để liên hệ và áp dụng những ý tưởng thiết kế và tạo thành một sản phẩm trong thực tế.
Trong những năm đầu tiên, bạn sẽ được chỉ định thực hiện những khía cạnh nhỏ của nhiều dự án khác nhau. Công ty bạn cộng tác sẽ quyết định vấn đề có hay không việc bạn phải thực hiện hầu hết tất cả mọi thứ, từ việc trình bày các trang văn bản, chỉnh sửa màu sắc, cho đến thiết các văn phòng phẩm hay những website banner, và thậm chí là còn phải tham dự những buổi gặp gỡ khách hàng.
2. Những việc Junior Designer không cần phải làm
Một Junior Designer không phải là vào công ty chỉ để trở thành người rót cà phê, nhân viên trực điện thoại hay “chân sai vặt”. Nếu bạn nhận thấy bản thân mình đang ở trong tình huống này, hãy nói với Senior Designer của mình, trình bày những kỳ vọng của mình và yêu cầu một công việc mới phù hợp hơn.
3. Liệu rằng bạn có nên cần bằng cấp hay chứng chỉ không?
Mặc dù bằng cấp thật sự có ích trong một vài trường hợp, nhưng nó không phải là vấn đề thiết yếu
Thật sự, bạn không cần một tấm bằng mới có thể trở thành một Junior Designer. Mặc dù những bài giảng lý thuyết hay những tư duy thiết kế rất bổ ích, nhưng sự tự do để phát triển ý tưởng riêng vượt ra khỏi những yêu cầu của khách hàng cũng là điều bạn không nên xem thường. Thêm vào đó, bạn cũng phải nhớ rằng, một vài quảng cáo nghề nghiệp cũng sẽ yêu cầu cụ thể những bằng cấp có liên quan.
Tuy nhiên, một tấm bằng liên quan sẽ giúp cho bạn đứng vững ở một vị trí tốt khi tiến trên bậc thang của ngành Thiết kế. Điều đó không có nghĩa là bạn sẽ được trả lương hậu hĩnh khi bạn có những bằng cấp liên quan. Tài năng, kinh nghiệm, và sự tư tin sẽ giúp bạn gặt hái được nhiều thành công hơn là bằng cấp.
Peter Knapp – Giám đốc sáng tạo của Landor Associates – đồng ý với quan điểm trên và nói rằng: “Điều quan trọng nhất mà Landor tìm kiếm ở một ứng cử viên là tài năng và thái độ. Tinh thần và năng lực là những điều mỗi cá nhân tự có”.
4. Mức lương khởi điểm của một Junior Designer
Chúng ta khó có thể nói cụ thể và chính xác về mức lương khởi điểm của một Junior Designer. Bởi vì, nó phụ thuộc vào khu vực hay vị trí sở tại của công ty. Ví dụ như khi bạn là một Junior Designer ở Anh, bạn có thể mong đợi một mức lương bỏ túi từ £ 14,000 – £ 25,000. Dựa theo một khảo sát của Major Player vào năm 2017, mức lương trung bình của người dân xứ Anh là £ 21.000.
Từ những điều kể trên, nếu bạn muốn bắt đầu sự nghiệp ở Mỹ, hãy thử nhẩm tính, bạn sẽ đạt được mức lương là bao nhiêu từ vị trí của mình.
5. Bạn cần những kinh nghiệm gì?
Craig Ward đã phải làm một loại các vị trí công việc “đáng sợ” khi còn là một nhà thiết kế trẻ mới vào nghề
Có kinh nghiệm về nghề nghiệp sẽ không bao giờ thừa – và rất nhiều trong số những kinh nghiệm bạn tích luỹ được – sẽ giúp cho bạn giữ được phong độ khi phải cạnh tranh với các ứng viên khác. Chính vì thế, nếu muốn có được sự đối đãi tốt, ít nhất, bạn phải có một vị trí thực tập hay một chức vụ phù hợp (nếu nhiều hơn sẽ tốt hơn) ghi vào CV của bạn khi muốn ứng cử cho một vị trí Junior Designer để bắt đầu sự nghiệp của chính mình.
Craig Ward – hiện nay là Art Director và là nhà thiết kế giành được nhiều giải thưởng – hồi tưởng lại: “Nỗi sợ đã dẫn lối cho tôi đến với ngành Thiết kế kể từ năm hai đại học. Tôi cũng phải làm một loạt các vị trí công việc “đáng sợ”, và khi tôi tốt nghiệp, tôi đã sẵn sàng thể hiện tối đa năng lực bản thân để biến vị trí của công việc thực tập cuối cùng thành một công việc chính thức đầu tiên”.
Những vị trí có liên quan hay thực tập cho thấy rằng bạn có cả “một bầu trời” kinh nghiệm thực tế. Và quan trọng hơn hết là bạn sẽ bắt đầu vận dụng những kinh nghiệm và lý thuyết về Thiết kế của mình vào thực tế như thế nào. Bạn càng thể hiện được nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ có nhiều cơ hội công việc hơn khi ứng tuyển vào vị trí Junior Designer.
6. Những kỹ năng đặc biệt bạn cần có
Bạn sẽ phải cần kỹ năng làm việc trên phần mềm Adobe, chẳng hạn như InDesign
Cũng như sự hiểu biết sâu sắc về Thiết kế và những yêu cầu thực hiện nó, bạn cũng cần phải giỏi trong việc giải quyết vấn đề (bạn sẽ được yêu cầu đưa ra những giải pháp sáng tạo), và cũng cần sự thành thạo trong việc sử dụng các phần mềm Photoshop, Illustrator, InDesign…
Kỹ năng giao tiếp cũng được đánh giá là rất quan trọng. Sau tất cả mọi thứ bạn thể hiện, cho dù bạn là một nhà thiết kế tài ba đi chăng nữa, nhưng khi không thể thoả hiệp với khách hàng của công ty, bạn cũng sẽ không được coi trọng.
Nhà sáng tạo tại LOVE – Ben Topliss, người luôn nỗ lực cầu tiến sau khi tốt nghiệp đại học khuyên rằng: “Bạn cần phải nỗ lực làm việc, có đam mê, và nhiệt huyết, cũng như sẵn sàng thực hiện những công việc nhàm chán”.
Ông ấy tiếp lời: “Có thể bạn là một nhà thiết kế trẻ tuối nhất trong nhóm, nhưng bạn cũng có thể nói lên những suy nghĩ của mình cho các đồng đội khác. Chẳng hạn như gợi ý một phần nhỏ của một phần mềm không ai thực hiện tiếp, hay việc tái chế những layout/template có sẵn”.
7. Làm việc trực tiếp cho một công ty (In-house) hay qua trung gian (Agency)
Một vài công việc được thực hiện bởi ở phòng thiết kế của Target’s in-house, còn được goi là In-house
Như một Junior Designer ở một Studio hay Agency, bạn sẽ dồn hết tâm trí của mình vào các chiến lược và xử lý các vấn đề một cách thật sáng tạo. Ngoài ra, bạn cũng phải tham gia vào việc sản xuất một thiết kế đồ hoạ, quảng cáo, hay thực hiện truyền thông trực quan cho hàng loạt các khách hàng khác nhau.
Vậy, ưu điểm của những công việc đó là gì?
Đa dạng và kích thích tính sáng tạo.
Còn về nhược điểm?
Chúng sẽ khiến bạn kiệt sức.
Các deadline sẽ chẳng thể dời, bởi vì, khi bạn không kịp tiến độ đối với một dự án bất kỳ, bạn sẽ mất đi một lương khách hàng. Và lượng khách hàng đó có thể sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sự ổn định trong công việc của các thành viên khác ở Studio.
Với vai trò là Junior Designer làm việc trực tiếp tại một tổ chức lớn (In-house) như HSBC, Google, hay cho Chính phủ, bạn sẽ làm việc như một thành viên của nhóm thiết kế. Chính vì thế, bạn cùng với đồng đội sẽ có trách nhiệm trong việc tiếp thị của công ty, tài liệu quảng cáo, những thông tin trên trang web,…
Ưu điểm ở đây là gì?
Sự bền vững, dự đoán được giờ làm việc, và tiềm năng tăng thu nhập cao hơn.
Còn nhược điểm là gì?
Làm việc với một thương hiệu độc lập trong một thời gian khá dài có thể sẽ làm cho Portfolio của bạn bị hạn chế. Đặc biệt, điều này được xem là rủi ro cho những Junior Designer và cản trở khả năng sáng tạo của bạn.
8. Làm thế nào để thăng tiến
Sự thăng tiến từ vị trí Junior Designer lên thêm vị trí middleweight (trung cấp) hay senior (cao cấp) là lẽ bình thường có thể xảy ra trong vòng từ ba đến năm năm. Bước kế tiếp, bạn sẽ có thể thăng chức lên thành Art Director, Creative Director, hoặc là vị trí manager ở một Studio hay một Công ty.
Topliss nói: “Hãy nỗ lực làm việc và cố gắng xây dựng càng nhiều mối quan hệ với nhiều người nhất có thể”. Ngoài ra, ông cũng gợi ý thêm rằng, việc quan trọng trước khi thực hiện bước tiếp theo là bạn phải tự “đánh bóng” tên tuổi cho bản thân và “làm dày” danh sách liên lạc của chính mình.
Martin Brown – Creative Director tại Paul Bedford Ltd cho biết: “Càng đặt cho mình những mục tiêu cao càng tốt. Hãy cố gắng cống hiến cho những người mà bạn kính trọng và công ty mà bạn yêu thích. Tên của công ty hay nhân vật mà bạn cộng tác chung đầu tiên sẽ tạo nên điều khác biệt cho công việc thứ hai của bạn”.
9. Lý do tại sao bạn yêu thích công việc này
Hiện nay, Ben Topliss (Senior Designer) sẽ giúp chúng ta hình dung ra công việc cụ thể của một Junior Designer là như thế nào
Chúng tôi tìm gặp Ben Topliss – nhà thiết kế đa ngành để hỏi rõ về công việc của một người làm Junior Designer ra sao. Được biết, anh vừa mới bắt đầu vị trí Senior Designer vào năm 2013 tại một Doanh nghiệp bán lẻ quần áo thể thao và thời trang JD PLC. Việc thăng chức này là điều mà Doanh nghiệp bán lẻ JD PLC muốn dành riêng cho anh.
Công việc đầu tiên của Ben khi tốt nghiệp đại học là một vị trí Junior Design tại một công ty kiến trúc có tên là Prism. Bởi vì, Prism là một công ty thiết kế nhỏ, nên Ben được tin tưởng và cho tham gia trực tiếp vào những dự án lớn ngay từ khi chỉ mới là Junior Designer của công ty. Anh cũng khẳng định rằng nếu làm việc ở những công ty thiết kế lớn hơn, chắc hẳn rằng, anh cũng sẽ không được trao cơ hội như thế. Anh tham gia vào hầu hết những công việc quan trọng của công ty, như gặp gỡ khách hàng và làm chủ các dự án.
Ben hiện đang làm việc tại TBWA
Chính vì thế, khi được hỏi, tại sao lại yêu thích công việc này, Ben đã trả lời rằng mặc dù đây không phải là một công việc mang tính đột phá, nhưng anh được giao cho những nhiệm vụ quan trọng tại đây. Ngoài ra, anh cũng tiết lộ rằng, được trả công cho những gì anh đam mê, cũng là điều làm anh thấy hào hứng. Bên cạnh đó, việc có thể cộng tác với những đồng nghiệp tài năng và đầy khả năng sáng tạo luôn là cách hữu hiệu nhất truyền lửa cho Ben.
Lời khuyên của Ben dành cho những Junior Designer có mong muốn thăng tiến trong sự nghiệp của mình, đó chính là đặt thật nhiều câu hỏi và có ý thức học hỏi càng nhiều kinh nghiệm từ những người đi trước. Bên cạnh đó, Ben cũng khuyên chúng ta hãy hăng hái thực hiện những công việc mà không ai muốn làm. Điều then chốt là bạn phải đối xử thật tử tế với những người mà bạn đã từng cộng tác. Vì ngành thiết kế thật sự rất nhỏ, bạn sẽ chẳng bao giờ biết được khi nào bạn sẽ cần phải liên lạc hay cộng tác với những người mà bạn đã gặp.
Theo CreativeBlog
Bản dịch được Việt hóa bởi Arena Multimedia