4. Em phải chia sẻ những gì trong các cuộc phỏng vấn?
Cho thấy niềm đam mê của bạn trong việc thiết kế sản phẩm
Khi bạn trả lời các câu hỏi về những điều bạn đã làm, những thách thức bạn phải đối mặt và cách bạn thực hiện trong các dự án cho thấy niềm đam mê của bạn về thiết kế. Người phỏng vấn mong muốn cảm thấy rằng bạn hoàn toàn thích làm một nhà thiết kế, bạn sẽ tìm hiểu về những chi tiết thiết kế nhỏ và bạn luôn nghĩ về công việc này.
Cho thấy nhận thức về sản phẩm
Dành thời gian để xem xét sản phẩm mà bạn sẽ thiết kế và ứng dụng của những đối thủ cạnh tranh nhằm mục đích khiến cho các nhà quản lý tuyển dụng biết bạn có quan tâm đến sản phẩm.
Cho ví dụ về sự hợp tác
Hãy đảm bảo rằng những người phỏng vấn bạn cảm thấy bạn là một đối tác ăn ý, là người sẽ hoan nghênh ý tưởng của họ. Hãy nhắc đến đồng nghiệp, khách hàng và các đối tác khác về cách họ giúp đỡ bạn trong quá trình thiết kế. Thể hiển sự tôn trọng đối với những người cùng làm việc với bạn.
Thể hiện nhận thức về nghề và sự khiêm tốn
Khi được hỏi về những sai lầm bạn đã mắc phải và những gì bạn đã rút ra được để tập thể thấy rằng bạn tự nhận thức được vấn đề đó. Điều này thực sự rất khó trong bối cảnh này nhưng bạn hãy cố gắng thể hiện bản thân mình một cách tích cực nhất có thể. Tôi sẽ đưa ra một số câu trả lời về sự thất bại/sai lầm và giải thích lý do tại sao tôi từng làm việc (hoặc không hoạt động).
Câu hỏi phỏng vấn: “Hãy cho tôi biết về một sai lầm bạn đã mắc phải và những gì bạn đã làm?”
Ví dụ về hướng trả lời tích cực:
“Trong một dự án, tôi bắt đầu nhận được phản hồi từ đội nghiên cứu rằng sản phẩm thiết kế của tôi không mang tính khả thi. Tôi vẫn muốn tiếp tục hoàn tất chúng bởi vì deadline đã đến gần. Cuối cùng, tôi nhận ra rằng tôi đã không đưa những kết quả nghiên cứu để thực hiện, và tôi biết đây là lúc cần dành thời gian để lắng nghe những quan tâm từ họ. Tôi hợp tác cùng nhóm nghiên cứu và có buổi họp nhằm tìm ra cách giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Sau buổi họp, kết quả trở nên tốt hơn so với thiết kế ban đầu. Tôi cảm thấy khá thất vọng khi đã trễ deadline một vài ngày, nhưng những cải tiến trong thiết kế đối với tôi là điều xứng đáng. Tôi xem đó là bài học về việc kết hợp giữa thiết kế và nghiên cứu để xác định rõ vấn đề bạn cần phải giải quyết trước khi đi vào các giải pháp”.
Tại sao việc làm đó tích cực: Nhà tuyển dụng có thể thấy rằng bạn đã thừa nhận rằng bạn từng phạm sai lầm trong sự nghiệp, như tất cả chúng ta đã từng. Bạn thấy rõ những lỗi lầm của bạn ảnh hưởng như thế nào đến người khác và thời gian dự án. Thậm chí tốt hơn nữa, bạn cho tôi biết rằng bạn tôn trọng đồng nghiệp của bạn và bạn biết cách khắc phục sự cố ,hợp tác khi có phát sinh bằng cách nhận 100{2fbbcdce6fba7ceca857f06e76ee977e945822970f76c6e598e150c203d39bd9} trách nhiệm. Họ tin rằng bạn là người biết tiếp thu học hỏi và phát triển nhanh chóng từ ví dụ này.
Ví dụ hướng trả lời không tích cực:
“Một sai lầm tôi đã thực hiện trong việc thiết kế ứng dụng này là các icons không đủ tốt. Người vẽ minh hoạ mà tôi đã cùng làm việc thực sự muốn kiểu phác thảo này, tuy nhiên điều này là lỗi thời và trông giống như mọi ứng dụng khác trên mạng. Tôi đã cố gắng nói chuyện với anh ấy về nó và cho thấy một vài lựa chọn khác nhưng anh ấy thật sự rất khó khăn. Nếu tôi có thể làm lại điều đó, tôi sẽ cố gắng làm việc với một họa sỹ vẽ tranh minh hoạ khác hoặc tự thân làm các icons đó”
Tại sao điều này không tích cực: Trong câu trả lời này, tôi có thể thấy rằng người này có gu thẩm mỹ tốt và nhận thức được các xu hướng hiện tại, đó là tốt. Nhưng tôi cũng cảm thấy rằng họ đổ lỗi cho những người khác vì kết quả không như ý thay vì chịu trách nhiệm 100{2fbbcdce6fba7ceca857f06e76ee977e945822970f76c6e598e150c203d39bd9}. Tôi không có cảm giác rằng ứng cử viên này có thể thực sự nhận thấy hành vi của họ ảnh hưởng đến người khác như thế nào. Họ dường như thích làm việc một mình hơn là cộng tác. Nên tránh đổ lỗi đối tác của bạn, khách hàng của bạn, hoặc đối tác thiết kế vì những sai lầm khi nói về công việc của bạn.
Một ví dụ khác cũng không tích cực:
“Một trong những thất bại lớn nhất của tôi là tung ra ứng dụng iPad đầu tiên. Thay vì đưa tất cả chức năng từ ứng dụng web, chúng tôi bắt đầu với một phiên bản chỉ cho phép người dùng thực hiện một số thao tác cốt lõi thông thường. Đã có rất nhiều thiếu sót, và tôi thực sự muốn cung cấp nhiều hơn trong phiên bản đầu tiên hơn cái chúng tôi đã làm. Điều đó cho biết, khi chúng tôi khởi chạy trong cửa hàng ứng dụng, chúng tôi nhận được những đánh giá tuyệt vời và nhanh chóng trở thành một ứng dụng nổi bật. Nó kết thúc là dự án sinh lợi nhất mà chúng tôi đưa ra trong suốt năm. Vì vậy, trong ý nghĩa đó, nó vẫn còn khá thành công”.
Tại sao điều này không tốt: Rất nhiều ứng viên cố gắng xoay chuyển câu hỏi từ việc thất bại biến thành cơ hội để nói về một thành công lớn. Trong ví dụ này tôi cảm thấy rằng bạn đang làm lệch hướng câu hỏi vì bạn khó thẳng thắn thừa nhận những sai lầm của mình. Thật khó để làm việc với một người không thể thừa nhận khi họ đã phạm sai lầm. Ngoài ra, khởi chạy với một vài tính năng để bắt đầu có vẻ như là một kế hoạch tốt so với khi bạn cố gắng khởi chạy tất cả chức năng web trong ứng dụng máy tính bảng, vì vậy tôi lo lắng rằng nhà thiết kế này có một thời gian khó khăn để thu hẹp thiết kế chỉ với những gì cần thiết trong một ngữ cảnh cụ thể.
5. Điều gì liên quan đến bài tập thiết kế?
Các công ty công nghệ không chia sẻ những điều này trước cuộc phỏng vấn và tất cả mọi người làm những điều này có một chút khác nhau. Tôi sẽ chia sẻ một sở thích cá nhân mà tôi từng sử dụng. Nó như thế này:
1. Tôi nói với ứng cử viên rằng bài tập thiết kế sẽ là việc cải thiện danh sách mong muốn của Amazon. Nếu họ quen thuộc với nó, chúng ta bắt đầu, nếu không, tôi mở máy tính hoặc điện thoại của tôi và giới thiệu cho họ cách làm việc của Amazon.
2. Sau đó chúng tôi cùng suy nghĩ về những ý tưởng có thể làm cho tính năng này trở nên tốt hơn, và họ viết ra những ý tưởng trên một bảng trắng. Tôi đang tìm hiểu xem họ có ý tưởng sáng tạo như thế nào, liệu họ có thể đóng góc vào những ý tưởng của tôi, thêm những ý tưởng mới và tận dụng những ý tưởng bằng cách nghĩ đến những sản phẩm khác mà họ sử dụng. Tôi đang tìm kiếm để thấy rằng họ có sự đồng cảm với user.
3. Sau đó tôi yêu cầu ứng viên nói chuyện về các số liệu Amazon có thể quan tâm đến danh sách mong muốn. Có một số tùy chọn ở đây, có thể họ muốn có thêm nhiều người tạo danh sách mong muốn, nhiều danh sách chia sẻ, tỷ lệ mua hàng lớn hơn từ danh sách mong muốn,… Tôi trông chờ họ thể hiện suy nghĩ một cách dễ dàng về điều khác và các số liệu quan trọng họ có thể tìm thấy.
4. Chúng tôi chọn một số liệu mà được cho rằng sẽ tốt để cải thiện và sau đó xem xét ý tưởng từ bước 2. Chúng tôi đánh giá những ý tưởng để xem điều gì tốt nhất để cải thiện chỉ số được lựa chọn.
5. Sau đó tôi yêu cầu designer phác họa ý tưởng đó có thể được thiết kế ra sao. Các ứng cử viên sẽ phác thảo nó ra trong một vài phút và chúng tôi trao đổi về một số chi tiết thiết kế có thể được cải thiện và tinh chỉnh một chút. Ở đây tôi sẽ vận dụng khả năng cảm nhận chuyên môn của mình về việc liệu người này có thể thấy được các chi tiết thực hiện hay không. Nếu họ thiết kế một giải pháp trên web, tôi có thể hỏi làm thế nào họ sẽ thay đổi thiết kế cho điện thoại di động. Tôi không đánh giá khả năng phác hoạ của họ mà chỉ cần nhìn vào những ý tưởng đằng sau các bản phác thảo đó.
6. Sau đó tôi hỏi ứng viên rằng làm thế nào để kiểm tra ý tưởng có tính khả thi không. Làm thế nào chắc chắn thiết kế này có phải là cách ít tốn kém nhất trước khi tung ra?
Một lần nữa, đây chỉ là một ví dụ, nhưng nó mang lại cho bạn một cảm giác về kiểu tư duy mà nhiều công ty công nghệ đang tìm kiếm. Các bài tập thiết kế giúp người phỏng vấn có cảm giác rằng họ đang cùng hợp tác với bạn trong một dự án.
6. Em đã nộp đơn nhưng không nhận được việc. Em nên làm gì?
Điều đó thật tệ. Không có gì khó khăn hơn là dốc hết sức vào tìm việc, phỏng vấn một cách tiềm năng, và sau đó không được nhận. Xây dựng sự nghiệp của bạn cần có thời gian, kiên trì, và niềm tin. Đôi khi nó còn nhiều thách thức hơn bạn nghĩ. Dù không nhận được lời đề nghị thì không có nghĩa là bạn không có tài năng. Tôi đã nhìn thấy các tình huống như thuyên chuyển công tác đến một thành phố khác, mâu thuẫn nội bộ với nhân viên hoặc đóng cửa do cắt giảm ngân sách. Tôi đã nhìn thấy các tình huống mà các nhà quản lý tuyển dụng không chắc chắn chính xác kiểu designer nào họ cần khi họ phỏng vấn, hoặc họ cần phải phỏng vấn một số ứng cử viên trước khi họ sẵn sàng đề nghị. Có lẽ vị trí công việc sẽ rất tốt để điền vào đơn, nhưng không phải là quan trọng để điền vào ngay. Có thể bạn có nhiều hơn, ít hơn, hoặc kinh nghiệm khác hơn mà vị trí đó yêu cầu. Rất nhiều điều đi kèm với hoàn cảnh và thời gian.
Tốt hơn là suy nghĩ về kết quả phỏng vấn của bạn và tìm cách để cải thiện, nhưng đừng để mình cảm thấy chán nản. Biết rằng các nhà thiết kế thành công không phải lúc nào cũng là những người tài năng nhất. Những nhà thiết kế thành công là những người ứng tuyển và chấp nhận những gì đã được đề xuất tại mỗi thời điểm trong sự nghiệp. Họ tiếp tục phát triển kỹ năng, học được những gì họ có thể làm được từ nhiều vai trò, và đã có rất nhiều cuộc phỏng vấn thực hành. Hãy linh động và luôn luôn cởi mở đối thoại về vai trò tiềm ẩn. Công việc tốt đẹp không đến đúng khi bạn cần nó. Nếu bạn có ý định bắt đầu làm việc tại một công ty cụ thể, hãy đợi một năm và sau đó áp dụng lại. Sau một năm xây dựng kinh nghiệm hầu hết các công ty công nghệ sẽ đưa ra cái nhìn khác.
Mỗi công ty có một chút khác biệt trong cách phỏng vấn, nhưng hy vọng rằng có một số thông tin tốt (và khá phổ quát) ở đây để giúp bạn trên con đường sự nghiệp. Chúc may mắn!
Theo Amanda Linden/Blog Prototypr.io
Bản Việt hóa được dịch từ Arena Multimedia