Bài viết là lời chia sẻ của bà Amanda Linden (Director of Product Design @Facebook, Head of Design & Brand @ Asana) về cách xây dựng portfolio của bạn như thế nào để được nhà tuyển dụng chú ý đến và làm sao phỏng vấn thành công tại các công ty công nghệ cao.
Gần đây tôi đã nói chuyện với một nhóm sinh viên, họ cần lời khuyên về làm thế nào để xây dựng portfolio để được các nhà tuyển dụng chú ý và cách phỏng vấn thành công tại các công ty công nghệ cao. Dưới đây là lời khuyên tôi đưa ra mà tôi hy vọng là hữu ích cho các nhà thiết kế khác. Tôi biết rằng có thể khó xây dựng kinh nghiệm và được chú ý, đặc biệt là khi bạn mới vào nghề.
1. Em nên thiết kế portfolio online như thế nào?
Hãy xem nó thật đơn giản
Học thiết kế những năm đầu tiên, tôi đã dành rất nhiều thời gian để suy nghĩ về việc thiết kế trang portfolio của mình. Tôi nghĩ nó thực sự là một dự án thiết kế nghiêm túc của bản thân. Ban đầu, tôi chú trọng đến màu sắc, biểu tượng và cấu trúc điều hướng phức tạp. Nhưng sau đó, tôi nhận ra đó là một sai lầm không đáng có. Vì khi nhìn vào hàng trăm portfolio mỗi tháng thì những portfolio phức tạp luôn làm tôi rối mắt và tôi nghĩ, cách tốt nhất nên để chúng sạch sẽ và đơn giản.
Ngoài ra, tôi còn có những quan điểm khác về cách ý tưởng bố cục portfolio như sau:
- Trang chủ nên được bố trí hình ảnh thành từng khung đều nhau và có liên kết đến trang “about me”;
- Từng dự án thiết kế sẽ gói gọn vào từng khung;
- Trang portfolio cần thiết kế trung lập/tối thiểu như: nền trắng, chữ xanh hoặc xám. Trang web sẽ hoạt động như một trải nghiệm toàn màn hình (canvas) xuyên suốt;
- Trình bày tác phẩm gần nhất và tác phẩm tốt nhất trên trang chủ;
Trình bày portfolio đầy đủ như một case study cụ thể
Làm sao để trình bày giao diện portfolio thân thiện với người dùng và thể hiện quy trình làm thực tế một cách dễ xem, dễ tìm kiếm nhất? Hãy lưu ý những yếu tố sau:
1. Chỉ rõ vấn đề của user mà bạn đang giải quyết và mục đích của dự án;
2. Vai trò của bạn và người cùng làm việc với dự án đó;
3. Những phác thảo/khung sườn gần nhất về ý tưởng của bạn;
4. Những nghiên cứu insight cho biết giải pháp của bạn;
5. Số liệu bạn đã sử dụng để đo lường mức độ thành công;
6. Các giải pháp chọn lọc (chọn những cái tốt nhất);
7. Kết quả dự án thiết kế của bạn. Kết quả kinh doanh hoặc kết quả của user là gì?
Sử dụng các định dạng case study thể hiện quá trình thực hiện đằng sau các giải pháp thiết kế của bạn một cách hợp lý. Theo cách thiết lập này thì trang web của bạn sẽ hiển thị tốt nhất trên màn hình điện thoại để nhà tuyển dụng dễ dàng theo dõi.
Đừng quên trang “about me”
Ngoài việc muốn xem công việc của bạn, thì chúng tôi cũng muốn biết tổng quan về bạn nữa. Theo quan điểm của tôi thì một trang “about me” tốt nên cần:
- 1-2 đoạn giới thiệu ngắn;
- Một bức ảnh của bạn trong môi trường làm việc;
- Liên kết đến các trang mạng xã hội của bạn, các bài bạn đã viết, và các trang web chứa công việc của bạn;
- Một danh sách các kinh nghiệm chuyên môn (tóm tắt hồ sơ);
- Cách để liên lạc trực tiếp với bạn (email, số điện thoại, facebook…)
Nếu em không có nhiều dự án để chia sẻ thì sao?
Nếu bạn chỉ có 3-4 dự án và cảm thấy lo ngại rằng trang web của bạn có vẻ trống trải, bạn có thể thực hiện một trong ba việc sau:
1. Bạn có thể phát minh ra ứng dụng hoặc sản phẩm mà bạn muốn có, sau đó thiết kế chúng. Đây là một lựa chọn tốt trong đó cho thấy khía cạnh kinh doanh và sáng tạo của bạn.
2. Tham gia tổ chức phi lợi nhuận của địa phương để xem liệu bạn có thể làm một số công việc thiết kế để cống hiến thời gian một cách xứng đáng. Điều này có lợi ở chỗ bạn có thể làm việc với những ràng buộc trong thiết kế thực tế và xem công việc của bạn đi vào giai đoạn sản xuất.
3. Tìm một ứng dụng mà bạn cảm thấy có thể cải tiến và thiết kế lại nó như là một bài tập cá nhân (dán nhãn nó như trên website của bạn). Điểm tốt của việc này là bạn có thể tìm ra những vấn đề mà các nhà quản lý đã quá quen thuộc và bạn có thể sửa lỗi bằng cách hiển thị hình ảnh trước và sau khi đã được thiết kế.
2. Em nên làm gì để tạo sự khác biệt?
Hãy tạo nơi để các nhà tuyển dụng tìm kiếm
Khi tôi đang tìm kiếm designer, tôi thường đến LinkedIn hoặc tìm kiếm các từ khoá liên quan đến kiểu tài năng tôi đang tìm kiếm. Tôi lướt qua hàng tá các ứng cử viên và dừng mắt với những người có số kinh nghiệm hoặc công việc liên quan. Thường chỉ sau khi tôi tìm một người nào đó trên mạng xã hội hoặc trang web thiết kế thì tôi mới click vào trang portfolio của họ.
Điều quan trọng là các nhà quản lý không chỉ dừng chân ở một trang web chính, họ còn tìm hiểu bạn ở những trang mạng xã hội khác. Vì vậy, bạn nên đảm bảo thông tin và công việc dự án hiện tại được cập nhật đầy đủ trên LinkedIn, Dribbble, Behance, Medium, Twitter, Facebook, v.v.
Không sử dụng mật khẩu trên trang web của bạn
Tôi thường thấy nhiều portfolio không có bất kỳ công việc nào trên trang chủ nhưng có một liên kết để xem portfolio. Khi tôi nhấp chuột vào nó thì bị nhắc mật khẩu. Đây là một sai lầm lớn!
Ngay cả khi ứng cử viên đưa cho tôi portfolio của họ bao gồm mật khẩu trong email. Nhưng khi cần, tôi phải quay lại email, tìm mật khẩu và nhập nó. Đó là điều cản trở mọi người xem sản phẩm của bạn. Nếu dự án của bạn công khai, không có lý do gì để giấu chúng. Nếu công việc chưa được khởi chạy và không thể chia sẻ, nó thực sự không nên được xuất bản. Tôi nghĩ tốt hơn là chỉ hiển thị tác phẩm đã được ra mắt và bỏ qua mật khẩu để dễ tiếp cận hơn.
Bao gồm trình diễn tương tác
Trình bày bằng hoạt hình và những demo sẽ hấp dẫn hơn so với các mocks tĩnh. Sẽ tốt hơn khi xem sản phẩm của bạn nếu tôi có thể nhấp các demo thiết kế và xem sự chuyển động/tương tác.
Hiển thị trên Android
Bạn có thể có iPhone nhưng hầu hết mọi người trên thế giới đều sử dụng điện thoại Android. Nhiều công ty công nghệ đã thiết kế cho Android trước và muốn biết rằng các designer đang thiết kế cho user đó, không phải cho chính họ. Thật tuyệt khi thấy các designer có thiết kế Android trên trang web của họ.
Chăm chút các chi tiết thiết kế trực quan
Bạn có thể là một nhà thiết kế tương tác (interaction designer) hơn là một nhà thiết kế thị giác (visual designer), nhưng portfolio rất cần mặt thị giác cao. Hãy chắc chắn rằng bạn rất tự hào về tất cả các hình ảnh trong portfolio của bạn. Chất lượng của các chất liệu thủ công. Nhiều yêu cầu thiết kế sản phẩm sẽ cần bạn giỏi trong cả tương tác lẫn thiết kế trực quan.
3. Làm sao để thể hiện tốt nhất trong một cuộc phỏng vấn?
Ở hầu hết các công ty công nghệ, định dạng phỏng vấn thường bắt đầu với 30-45 phút trình bày, tiếp theo là 3-5 cuộc phỏng vấn một-đối-một. Thông thường một trong những cuộc phỏng vấn là tương tác trên bảng trắng hoặc thực hành thiết kế.
Bài thuyết trình
Bạn có thể dùng trực tiếp từ nội dung portfolio để xây dựng nội dung trình bày.
Bắt đầu bài thuyết trình của bạn với phần giới thiệu ngắn về bản thân. Chỉ cần một đến hai phút là đủ. 95{2fbbcdce6fba7ceca857f06e76ee977e945822970f76c6e598e150c203d39bd9} thời gian còn lại sẽ được dùng để đi vào chi tiết về 2-3 dự án.
Một vài gợi ý khác:
- Thể hiện bài thuyết trình của bạn với người tuyển dụng trước cuộc phỏng vấn và mời họ đưa ra phản hồi. Họ có thể đưa ra những lời khuyên có giá trị cho bạn để cải thiện nó.
- Điều quan trọng là tập luyện nhiều lần để theo kịp thời gian, và để bạn không nhìn vào giấy ghi chép. Tập trước bằng cách thuyết trình cho bạn bè và yêu cầu họ phản hồi. Tại sao phải làm vậy? Vì thật không may, tôi đã nhìn thấy nhiều người thuyết trình quá thời gian và phải dừng lại vì hết giờ. Người xem sẽ không thể ở lại xem nếu bạn lố giờ, vì họ có các cuộc họp khác để tham dự.
- Nếu phòng nhỏ (ít hơn 20 người xem), tôi nghĩ tốt hơn là ngồi và chia sẻ hơn là đứng nói. Điều đó sẽ thân thiện và thoải mái cho cả người thuyết trình cũng như những người xem.
Tiếp tục áp dụng và tận dụng tối đa những gì nhà tuyển dụng đã được cung cấp tại mỗi giai đoạn trong sự nghiệp của bạn. Hãy tiếp tục phát triển kỹ năng của bạn, học những gì họ để có thể sử dụng trong mỗi vai trò phỏng vấn. Hãy linh động và luôn luôn cởi mở đối thoại về những điều còn tiềm ẩn. Công việc sẽ không đến đúng khi bạn cần nó. Nếu bạn có ý định bắt đầu làm việc tại một công ty nào đó, hãy đợi một năm và sau đó áp dụng lại. Sau một năm xây dựng kinh nghiệm hầu hết các công ty công nghệ sẽ nhìn bạn khác hơn.
Theo Amanda Linden/Blog Prototypr.io
Bản Việt hóa được dịch từ Arena Multimedia