Julia Khusainova, một designer với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc và độc đáo của mình trong việc thiết kế các sản phẩm với trọng tâm là UX (trải nghiệm người dùng).
Julia Khusainova hiện đang làm việc tại Airbnb với nhiều năm kinh nghiệm trong công việc thiết kế. Trước đây, cô cũng từng đảm nhiệm khâu thiết kế cho một dòng sản phẩm mới tại Shyp. Đồng thời, cô cũng đã làm việc về mảng phát triển thị trường cho Twitter và thiết lập những thiết kế sáng tạo cho những công ty khác trong giai đoạn mới khởi nghiệp của chúng.
Trong thời gian gần đây, cô ấy đã ra mắt buổi toạ đàm thảo luận đầu tiên tại Generate London. Trong buổi trao đổi ấy, Julia Khusainova đã giới thiệu quá trình phát triển những sản phẩm mới – từ khâu lên ý tưởng, đến phân đoạn kiểm tra đánh giá, và sau đó là giai đoạn phát triển nó. Từ những chia sẻ đó, chúng ta dễ dàng có kiến thức nền tảng để tiến xa hơn trong việc gặt hái những thành tích trong kinh doanh mà không gây phiền hà trong trải nghiệm người dùng.
Để hiểu rõ hơn những thông tin về việc thiết kế sản phẩm nói riêng và kỹ thuật phần mềm nói chung, Oliver Lindberg (tác giả của bài viết) đã gặp gỡ CreaJulia Khusainova để trao đổi cách cô ấy tiếp cận các hệ thống thiết kế, làm thế nào để có thể tạo ra một phương tiện truyền tải thông điệp đầy đủ những tính năng hấp dẫn hay là nhiều hơn thế nữa.
Là một người Nga chính gốc, làm thế nào bạn có thể thành công được ở San Francisco?
Julia Khusainova: Tôi là người luôn có niềm đam mê cháy bỏng với du lịch nhưng nó chỉ là vấn đề thời gian cho đến khi tôi quyết định từ giã việc sống chung với gia đình và chuyển tới một vùng đất mới. Tôi đã điều hành một công ty tư vấn thiết kế ở Nga. Khi đó, một trong những khách hàng của tôi đang bắt đầu khởi nghiệp ở San Francisco và anh ấy cũng có nhu cầu tìm kiếm một nhà thiết kế cho riêng công ty của mình. Chính vì thế, họ muốn tôi tham gia với vai trò là một người lãnh đạo trong vấn đề thiết kế của công ty. Và tôi đồng ý thôi.
Làm thế nào bạn có thể tạo một cú nhảy vọt từ việc vận dụng các bước trong kỹ thuật phần mềm để có thể thiết kế sản phẩm?
JK: Theo tôi nghĩ, kỹ thuật phần mềm hay thiết kế sản phẩm đều có những quy tắc tương đồng. Điểm khác nhau chính là việc tìm cách đáp ứng thoả đáng những cảm nhận từ phía người dùng vì họ nhìn sản phẩm theo các góc độ rất khác nhau. Việc xây dựng một sản phẩm phụ thuộc vào việc sản phẩm ra sao và trông như thế nào. Thậm chí là, chúng tôi đã vẽ những biểu đồ giống nhau!
Từ đó, chúng tôi luôn cảm thấy thú vị khi nhận thấy rằng vấn đề thiết kế và kỹ thuật đều được đặt ngang hàng trên những mục tiêu mà chúng tôi đề ra – chúng sẽ bắt đầu cạnh tranh khốc liệt với nhau. Tôi chỉ muốn thử sức mình đối với những vấn đề mới trong quá trình cũ, và cụm từ “tiền xây dựng” là cái mà tôi sẽ sử dụng với mục đích lấy ý kiến sự trải nghiệm từ phía người tiêu dùng. Tuy nhiên, tôi vẫn đặt cho chúng những số hiệu theo cách riêng của tôi.
Tôi cho rằng, bạn phải cộng tác với rất nhiều kỹ sư, nhà quản lý dự án, người nghiên cứu thị trường, và những người trong nhiều lĩnh vực khác. Vậy những sự cộng tác cho cùng một dự án diễn ra như thế nào?
JK: Tôi thực sự đã phải làm điều đó rất thường xuyên! Các nhóm mà tôi đã có cơ hội hợp tác thường rất bình đẳng, và sự “hợp tác xuyên biên giới” được diễn ra rất thường xuyên. Tôi luôn luôn đặt mình vào vị trí của những đồng nghiệp để tạo ra sự kết nối ngay khi có thể với các kỹ sư, những nhà thiết kế sản phẩm, nhà chiến lược nội dung, các nhà nghiên cứu dữ liệu, và những nhà nghiên cứu đối tác. Nếu mọi người bình đẳng với nhau trong việc đặt ra mục tiêu và kết quả khi bắt đầu một dự án, sẽ làm cho các quy trình tạo ra sản phẩm sẽ trở nên trơn tru hơn.
Trao đổi trực tiếp cùng với tiến hành ghi chép lại luôn luôn là lựa chọn tối ưu nhất, nhưng hiện nay, trao đổi qua email cũng rất có hiệu quả. Nó là sự kết hợp cân bằng giữa việc trao đổi những thông tin mới nhất cũng như không hoàn toàn mới nhất. Những người sở hữu tài liệu và việc họ chia sẻ kiến thức của mình cùng nhau hay cho những người khác cũng là yếu tố cốt lõi.
Bạn cũng là một Designer khá nổi tiếng trong giới khởi nghiệp, trong đó bao gồm cả Shyp và Twitter. Vậy điểm chung trong việc thiết kế sản phẩm là gì?
JK: Tất cả chúng tôi đều nỗ lực cố gắng để có thể truyền đạt những trải nghiệm tốt nhất cho người dùng. Tôi đã học hỏi được rất nhiều điều từ những buổi làm việc nhóm, hợp tác với những kỹ sư và các đối tác, cũng như những nhà thiết kế khác. Bên cạnh đó, chúng tôi luôn dành sự ưu tiên của mình cho việc phân tích hành vi của người dùng. Và cũng thật khó khăn khi buộc chúng tôi phải đánh giá tốt hay xấu cho những trải nghiệm đó. Tuy nhiên, bạn phải xem những nghiên cứu đó chính là “đôi mắt” để ghi lại phản ứng của người dùng dành cho thiết kế của mình. Nó thật sự là một bài học đáng giá mà tôi thu nhặt được mỗi khi làm việc với các đối tác nghiên cứu.
Bạn có thể chia sẻ cho chúng tôi biết về cách bạn tiếp cận những hệ thống thiết kế để có thể phát triển sản phẩm nhanh hơn và đồng bộ hơn?
JK: Tôi bắt đầu việc này với việc buộc bản thân mình phải suy nghĩ toàn diện về sản phẩm cũng như vạch rõ những nguyên tắc thiết kế. Tôi muốn biết cảm giác của người dùng khi họ sử dụng nó là gì. Điều quan trọng nhất để có thể kết nối với người dùng là gì. Những điểm mạnh nào của sản phẩm sẽ thu hút người tiêu dùng nhất. Trả lời những câu hỏi này vào giai đoạn khởi đầu, cũng như việc quyết định đưa nhóm kỹ sư chính thức đi vào hoạt động đã làm cho công việc của chúng tôi trở nên dễ dàng hơn khi trải nghiệm thực tế về phía người tiêu dùng diễn ra.
Việc xây dựng một “nền móng” vững chắc – như là việc trình bày bản in hay cách phối hợp màu sắc – cho thiết kế của mình là những điều cơ bản nhưng cũng chính là điều kiện tiên quyết cho sự thành công của thiết kế. Sau khi đã xây dựng một nền tảng vững chắc, tôi có thể sáng tạo ra nhiều yếu tố phức tạp, như là những mũi tên hay những cái bàn và sau đó, tôi chỉ việc xác định nơi phù hợp để đặt những yếu tố phức tạp đó vào trong bản thiết kế của mình.
Bạn tạo mẫu prototype nào và làm cách nào để sử dụng chúng cho nghiên cứu người dùng?
JK: Tôi cộng tác với InVision, Framer, và Principle cho các prototype mẫu có tính chất tương tác nhanh. Tôi sáng tạo ra một vài phiên bản phụ thuộc vào những điều tôi muốn khảo sát (thông điệp, câu chuyện riêng của vật mẫu, bản thiết kế,…) và trình bày nó cho người dùng. Tôi sửa đi sửa lại vật mẫu của mình dựa trên những phản hồi của người dùng. Chính vì thế, người dùng tiếp theo sẽ được trải nghiệm một phiên bản tốt hơn, đầy tinh tế hơn phiên bản cũ.
Tôi có kinh nghiệm trong việc sử dụng giấy phác thảo và thậm chí là tạo ra một sản phẩm “lý tưởng” với người dùng bằng cách cùng vẽ lại thiết kế với người dùng. Điều đó thật sự là một cách tương tác rất tốt và vui nhộn.
Chìa khoá bí mật của việc thuyết phục người dùng đồng ý trải nghiệm sản phẩm của mình là gì?
JK: Các bạn phải giới thiệu rõ ràng về lợi ích của sản phẩm khi người dùng đồng ý trải nghiệm nó. Cũng như việc các bạn phải chú tâm truyền đạt một cách súc tích về những tính năng nổi bật của sản phẩm. Không một ai mong muốn phải khổ sở về việc tải những ứng dụng hay đăng ký tài khoản trên website để có thể lướt và nhấp chuột 40 lần vào màn hình chỉ để đọc một bài báo.
Hãy thu hẹp phạm vi thiết kế của mình bằng cách để lại 3 tính năng quan trọng nhất mà bạn mong muốn người dùng trải nghiệm trên sản phẩm của mình. Rồi sau đó, bạn hãy giới thiệu những tính năng còn lại của sản phẩm trong quá trình người dùng sử dụng sản phẩm.
Trong công việc của mình, Julia Khusainova luôn suy nghĩ một cách có hệ thống và chú trọng những thiết kế có tính chất mở rộng.
Với vai trò là một nhà thiết kế sản phẩm, điều khiến gì cho bạn phải đau đầu nhất trong công việc của mình và làm thế nào bạn có thể vượt qua chúng?
JB: Tôi thường áp đặt suy nghĩ mình là một kỹ sư. Và điều này khiến tôi dễ dàng hơn trong việc “đàm phán” với bản thân về những quyết định thiết kế của riêng mình. Điều này làm cho tôi có lợi thế trong việc nghĩ ra các yêu cầu mà những nhà kỹ sư thường đòi hỏi khi cộng tác cùng nhau. Chính vì lý do đó, tôi đang cố gắng để thích nghi với vấn đề này cho đến khi cuộc thương thuyết bắt đầu.
Mọi người có thể học hỏi những gì từ buổi toạ đàm tại Generate London của bạn?
JK: Chúng ta sẽ đi sâu vào thế giới đầy sôi động nhưng cũng đầy thử thách của các công ty khởi nghiệp, và ý nghĩa của việc trở thành một nhà thiết kế là gì. Làm cách nào các bạn có thể có một ý tưởng xuyên suốt, thiết kế và xây dựng sự cải tiến của những sản phẩm. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng chia sẻ với khán giả cách duy trì những ý tưởng cũ trong giai đoạn đầu nhưng vẫn giữ gìn được tính xách thực của thương hiệu trong giai đoạn hiện tại. Đó là một trong những điều quan trọng giúp các công ty khởi nghiệp có thể “giữ chân” khách hàng của mình. Song song đó, chúng tôi sẽ nói về vấn đề suy nghĩ một cách có hệ thống và tính năng mở rộng của thiết kế.
Theo Creative Blog
Bản dịch được Việt hóa bởi Arena Multimedia