Quá trình thiết kế đồ họa là sự tổng hòa của hàng loạt những thao tác khác nhau được hình thành dựa trên kỹ năng của các designer. Vì vậy, để trở nên nổi bật giữa những ứng viên khác và “hạ gục” nhà tuyển dụng ngay trong buổi phỏng vấn đầu tiên, các designer cần trang bị cho mình 15 kỹ năng thiết kế đồ họa sau đây.
1. 10 Kỹ năng chuyên môn thiết kế đồ họa
Các kỹ năng chuyên môn không chỉ giúp nhà thiết kế đồ họa rút ngắn thời gian làm việc, nâng cao chất lượng sản phẩm mà nó còn là nhân tố giúp các designer tự tin thể hiện trong buổi phỏng vấn. Dưới đây là 10 kỹ năng thiết kế đồ họa mà bạn nên bắt tay vào rèn luyện ngay hôm nay:
1.1. Thiết lập ý tưởng
Lên ý tưởng là điều nói ra khá đơn giản nhưng lại luôn gây khó khăn cho quá trình sáng tạo của các nhà Thiết kế đồ họa. Để giải quyết vấn đề bế tắc trong việc lên ý tưởng, nhiều nhà thiết kế đồ họa đã áp dụng phương pháp moodboard.
Các ý tưởng trong đầu của các designer cần được hiển thị thông qua một bản trình bày và đó chính là moodboard. Moodboard là một bảng ý tưởng, nó có thể được sử dụng để lưu trữ mọi thứ, từ màu sắc, hình chụp, đồ họa đến kiểu chữ, văn bản. Là một designer chuyên nghiệp, bạn cần biết cách sắp xếp và dán nhãn nội dung một cách chính xác để có thể dễ dàng truy xuất thông tin khi cần tham khảo lại.
1.2. Typography/ Typesetting – Thiết kế kiểu chữ
Cho dù thiết kế đồ họa có cải tiến đến đâu thì kiểu chữ – Typography vẫn là yếu tố quan trọng trong các tác phẩm thiết kế. Vì vậy kỹ năng sáng tạo kiểu chữ là không thể bỏ qua trong danh sách các kỹ năng thiết kế đồ họa bắt buộc phải có.
Thông qua tác vụ thực hiện như: căn chỉnh kiểu chữ, tạo loại chữ mới, và kết hợp văn bản với đồ họa để tạo nên tác phẩm thiết kế phù hợp từng dự án, Typography có thể định đoạt sự thành công của một thiết kế. Kiểu chữ tuyệt vời truyền tải ý nghĩa sâu sắc, lưu dấu ấn trong tâm trí người xem về một thương hiệu cụ thể hoặc thậm chí tái tạo và gợi lên cảm xúc mãnh liệt, ngược lại, kiểu chữ tồi tệ có thể gây nên sự khó chịu cho người xem và khiến khách hàng quay lưng với thương hiệu.
1.3. Xây dựng thương hiệu
Thương hiệu là một phần quan trọng trong Thiết kế đồ họa, thậm chí nhiều agency ra đời chỉ chuyên cung cấp dịch vụ xây dựng bộ nhận diện thương hiệu. Đó là lý do tại sao xây dựng thương hiệu lại là kỹ năng quan trọng đối với một nhà thiết kế đồ họa.
Để tạo nên một bộ nhận diện thương hiệu, các designer cần nắm rõ những yếu tố cơ bản như: Thông tin tóm tắt, chiến lược thương hiệu, giá trị thương hiệu, ý tưởng thương hiệu và bản sắc thương hiệu.
1.4. Thiết kế cho in ấn
Thiết kế cho bản in và mọi thứ liên quan đến nó được xếp hạng cao trong danh sách các kỹ năng thiết kế đồ họa cần thiết để trở thành một graphic designer. Mặc dù đặc điểm của Thiết kế đồ họa là làm việc với nền tảng số, nhưng đa phần các sản phẩm tạo ra vẫn được in ấn trên các chất liệu như giấy, vải… Chính vì vậy, để đảm bảo các sản phẩm in ấn hình thành hoàn hảo nhất designer cần nắm vững kỹ năng thiết kế cho in ấn.
Designer cần chuẩn bị đầy đủ kiến thức in ấn – vết mực, vết cắt, vết gấp, sản xuất in, giới hạn mực, độ tăng điểm, độ trong suốt… cùng với đó là các định dạng tệp in – PDF (Định dạng kỹ thuật số di động) và Packaged InDesign. Đặc biệt là kỹ năng sử dụng các hệ màu chính xác – CMYK hoặc PMS và thông tin chất liệu vật phẩm được in – giấy, vải, chất liệu cứng,…
1.5. Sử dụng thành thạo Adobe InDesign
Được phát hành lần đầu tiên cách đây hơn 20 năm trong bộ Adobe Creative Cloud, Adobe InDesign là công cụ đồng hành được đánh giá cao nhất của các designer. Đới với những designer mới bắt đầu, phần mềm này sẽ khá phức tạp vì nó yêu cầu cần kiến thức chuyên ngành vững vàng cùng thời gian luyện tập dài hạn. Một khi designer kiểm soát được kỹ năng sử dụng Indesign, họ sẽ có khả năng tạo ra hàng ngàn thiết kế như áp phích, sách báo, hình ảnh minh họa,…
1.6. Sử dụng thành thạo Adobe Photoshop
Một phần khác của Adobe Creative Cloud chính là Photoshop – ứng dụng chỉnh sửa ảnh phổ biến nhất trên thế giới. Xuất hiện trên thị trường từ năm 1990, Adobe Photoshop không chỉ dừng ở những đặc tính chỉnh sửa hình ảnh, phần mềm này hỗ trợ nhiều hơn thế. Một designer cần sử dụng Photoshop để chỉnh sửa và sửa đổi đồ họa raster / bitmap (hay còn gọi là JPEG, PNGS và GIF) trong thiết kế.
1.7. Sử dụng thành thạo Adobe Illustrator
Phần thứ ba Adobe Creative Cloud, Adobe Illustrator là một trình chỉnh sửa đồ họa vector được phát hành lần đầu tiên vào năm 1987. Đồ họa vector không được tạo thành pixel, nhưng thay vào đó được tạo thành từ các vectơ và do đó có thể được thu nhỏ hoặc phóng to lên nhiều lần. Thành thạo kỹ năng Thiết kế đồ họa bằng Adobe Illustrator là cơ sở để designer tạo ra các sản phẩm đồ họa quảng cáo, in ấn.
Xem thêm: Học thiết kế đồ họa bằng Adobe Illustrator từ A – Z cho người mới bắt đầu
1.8. Sử dụng thành thạo Adobe Premiere Pro
Phát triển vào năm 2003, phần thứ 4 của bộ Adobe Creative Cloud là Adobe Premiere Pro – một ứng dụng phần mềm được sử dụng rộng rãi để chỉnh sửa video trên máy tính mac OS hoặc Windows.
Xem thêm: 18 Phần mềm, ứng dụng của ngành Thiết kế đồ họa mà Designer phải biết
1.9. Sử dụng thành thạo Digital (UI, UX, Sketch)
Ngày nay, các trang web và ứng dụng di động đã trở thành một phần quan trọng của thiết kế đồ họa. Để thiết kế chúng, designer cần làm quen với các khái niệm về UI, UX cùng kỹ năng Thiết kế đồ họa sử dụng phần mềm Sketch.
1.10. Sử dụng thành thạo 3Ds Max
Thiết kế đồ họa không chỉ dừng ở những thiết kế phẳng 2D và đồ họa chuyển động mà còn bao gồm cả những thiết kế 3D. Phần mềm chuyên dụng để tạo nên những mô hình 3D, hoạt ảnh, game và hình ảnh 3D chính là 3Ds Max. Đây là một trong những chương trình phổ biến nhất trong ngành đồ họa máy tính và nổi tiếng là có bộ công cụ mạnh mẽ dành cho các nghệ sĩ 3D thuộc sở hữu của Autodesk.
Xem thêm: Giải mã câu hỏi: Ngành Thiết kế đồ họa có dễ xin việc không?
2. Kỹ năng mềm trong thiết kế đồ họa
Ngoài các kỹ năng chuyên môn được liệt kê ở trên, giống như trong bất kỳ nghề nghiệp nào khác, các kỹ năng mềm sẽ giúp designer phát triển lâu bền trên con đường thiết kế đồ họa. Các kỹ năng này có thể được học hoặc thực hành, giống như các kỹ năng chuyên môn ở trên.
2.1. Kỹ năng quản lý thời gian
2.2. Kỹ năng giao tiếp
2.3. Kỹ năng phân tích thông tin
2.4. Kỹ năng phác thảo
Xem thêm: Thiết kế đồ họa có cần vẽ đẹp? TIPs cho người không biết vẽ
2.5. Kỹ năng làm việc nhóm
Vậy bạn đã sở hữu bao nhiêu kỹ năng rồi? Nếu chưa thì hãy đăng ký một khóa học thiết kế đồ họa chuyên nghiệp để được hướng dẫn rèn luyện bài bản những kỹ năng Thiết kế đồ họa này nhé. Arena Multimedia là thương hiệu đào tạo Chuyên gia Thiết kế đồ họa hàng đầu châu Á, tập trung phát triển chương trình đào tạo nâng cao kỹ năng cho học viên từ chuyên môn đến các kỹ năng bổ trợ, đảm bảo học viên có thể tìm kiếm công việc phù hợp ngay sau khi tốt nghiệp.