Trong xã hội phát triển ngày nay, ngành nghề nào, lĩnh vực nào cũng cần đến thiết kế đồ họa. Không chỉ là yếu tố phụ trợ, bổ sung, Thiết kế đồ họa đã vươn lên đạt một vị trí riêng và có những tác phẩm mang tính dấu mốc. Cùng Arena Multimedia xem 20 thiết kế đồ họa vô cùng ấn tượng và đi vào lịch sử nền công nghiệp thiết kế thế giới.
20. Kiệt tác thiết kế đồ họa: nhân vật truyện tranh SuperMan
Thiết kế: Stan Lee
Thời gian: 1960-1970
Thể loại: Thiết kế truyện tranh
Thiết kế này mới đầu được đăng trên Time Publishing năm 1939 do Stan Lee là tổng biên tập và giám đốc phụ trách mỹ thuật vào những năm 1960. Những tác phẩm nối tiếng nhất của ông là Spider-Man, The X-Men, The Fantastic Four, Hulk, Thor, Iron man và Captain America.
19. Kiệt tác thiết kế đồ họa: Never Mind the Bollocks – Sex Pistols
Thiết kế: Jamie Reid/
Thời gian: 1977 – Thể loại: thiết kế bìa album
Album Never Mind the Bollocks phát hành năm 1977 khi trào lưu Punk đang lên, gây nhiều tranh cãi. Tựa đề và ngôn ngữ thiết kế của Jamie đã trở thành tiêu biểu của trào lưu Punk.
18. Kiệt tác thiết kế đồ họa: Câu chuyện của Glittering Plain
Thiết kế: William Morris/
Thời gian: 1861
Thể loại: Thiết kế sách
William Morris là người sáng tác và thiết kế cho Câu chuyện của Glittering Plain (đây có thể coi là tiểu thuyết giả tưởng hiện đại đầu tiên). Thiết kế mang phong cách của phong trào Mỹ thuật và Thủ công.
17. Kiệt tác thiết kế đồ họa: Graphis
Thiết kế: Joseph Binder
Thời gian: 1944 – Thể loại: Thiết kế tạp chí
Joseph Binder là một nhà thiết kế sinh ra tại Australia, nhưng lại có ảnh hưởng lan sang cả châu Âu và Mỹ.
Ông thiết kế bìa cho tạp chí thiết kế Graphis, một tạp chí nổi tiếng với phong cách trình bày rất nghệ thuật, các thiết kế hoàn hảo và chất lượng nội dung tốt.
16. Kiệt tác thiết kế đồ họa: De Stijl
Thiết kế: Theo Van Deosburg/ Năm: 1921
Thể loại: thiết kế tạp chí
Theo Van Deosburg là người Hà Lan, đã thành lập và đứng đầu trào lưu nghệ thuật De Stijl và tạp chí cùng tên để hoàn thiện các tác phẩm, đồng thời nâng cao tầm nhìn của mình.
15. Kiệt tác thiết kế đồ họa: Harper’s Bazaar
Thiết kế: Alexey Brodovitch
Thời gian: 1934-1958
Thể loại: Thiết kế tạp chí
Nhiếp ảnh gia người Nga Alexey Brodovitch phụ trách nghệ thuật cho tờ Harper’s Bazaar gần 20 năm, từ 1934 đến 1958. Những thiết kế của Harper’s Bazaar đã mang lại phong cách hiện đại kiểu châu Âu cho nước Mỹ. Cho đến nay, tạp chí vẫn còn ảnh hưởng lớn đến các thiết kế.
14. Kiệt tác thiết kế đồ họa: Tạp chí Nova
Thiết kế: Harry Peccinotti/ David Hillman/
Thời gian: 1965-1975
Thể loại: Thiết kế tạp chí
Nova là một hiện tượng sáng tạo trong suốt thời kỳ “Swinging London”, luôn đi đầu trong mọi lĩnh vực. Kỹ thuật tạo chữ, bố cục, minh họa và thuật chụp ảnh của Nova luôn đánh dấu những sáng tạo trong thiết kế tạp chí.
13. Kiệt tác thiết kế đồ họa: The Guardian
Thiết kế: David Hillman ở Pentagran
Thời gian: 1988 – Thể loại: Thiết kế báo
Năm 1988, tại Pentagram, David Hillman đã sáng tạo ra kiểu thiết kế lại cho tên tờ báo – The Guardian.
Cách tạo kiểu chữ “The” theo font Garamon in nghiêng cạnh chữ “Guardian” theo font Helvetica in đậm được coi là một trong bước đột phá thời gian đó. Năm 1999, Simon Esterton đưa ra mẫu thiết kế font cho các tít tiêu đề, sau đó Mark Porter áp dụng font Berliner với hầu hết các phần của tờ báo.
12. Kiệt tác thiết kế đồ họa: Set the Twilight Reeling – Lou Reed
Thiết kế: Stefan Sagmeister
Thời gian: 1996
Thể loại: Thiết kế bìa album
Stefan Sagmeister đã thiết kế chân dung của Lou Reed trên nền bìa màu xám. Khi di chuyển tấm bìa, có cảm giác như Lou Reed đang ở chỗ tranh tối tranh sáng.
11. Kiệt tác thiết kế đồ họa: I shop therefore I am
Thiết kế: Barbara Kruger
Thời gian: 1989
Thể loại: In ấn/ Tác phẩm nghệ thuật
Barbara Kruger sinh ra ở Mỹ, nổi tiếng nhờ những bức hình đa nền với những khẩu hiệu của các hãng, phần lớn nói về quyền lợi người tiêu dùng, sự bình đẳng, tự chủ và khát vọng. Kruger dạy biên tập thiết kế đồ họa ở New York trước khi chuyển sang lĩnh vực nghệ thuật.
10. Kiệt tác thiết kế đồ họa: Ray gun
Thiết kế: David Carson
Thời gian: 1992 – 1995
Thể loại: Thiết kế tạp chí Ray gun là nơi David Carson thể hiện phong cách thiết kế đậm tính cá nhân. Tạp chí này khá lộn xộn và nhiều khi rất khó đọc, song thiết kế rất đặc biệt.
9. Kiệt tác thiết kế đồ họa: Avant Garde
Thiết kế: Herb Lubalin/ Thời gian: 1968
Thể loại: Thiết kế tạp chí Với khổ 11×14 inches và bìa cứng, Avant Garde buộc mọi người phải chú ý giống như với một tác phẩm nghệ thuật. Năm 1970, Lubalin đã công bố kiểu chữ ITC Lublin được lấy cảm hứng từ thiết kế bìa tạp chí này.
8. Kiệt tác thiết kế đồ họa: i-D
Thiết kế: Tery Jones
Thời gian: 1980 đến nay
Thể loại: Thiết kế tạp chí
Người sáng lập và phụ trách thiết kế của i-D là Terry Jones, đã từng làm Giám đốc mỹ thuật cho Vogue. Bìa của i-D luôn là hình nháy mắt hoặc là bị che mất một bên.
7. Kiệt tác thiết kế đồ họa: Bìa Tạp chí Time Out
Thiết kế: Pearce Marchbank
Thời gian 1970-1983
Thể loại: Thiết kế tạp chí Pearce Marchbank thiết kế cho Time out trong suốt 13 năm. Mới đầu Marchbank là người thay thế vị trí thiết kế logo cho tạp chí.
6. Kiệt tác thiết kế đồ họa: Orgasm Addict = Buzzcocks
Thiết kế: Malcom Garett và Linder Sterling
Thời gian: 1977
Thể loại: Thiết kế bìa đĩa kích thước 7 inches
Trong tác phẩm này, Linder Sterling thiết kế phần đầu của người phụ nữ là một chiếc bàn là, còn Malcolm Garret đảm nhiệm phần thân.
5. Kiệt tác thiết kế đồ họa: Áp phích quảng cáo du lịch Thụy Sỹ
Thiết kế: Herbert Matter
Thời gian: 1932 – Thể loại: Áp phích/ Sách quảng cáo du lịch Thụy Sĩ
Nhiếp ảnh gia người Mỹ gốc Thụy Sĩ Herbert Matter đã thiết kế một loạt các áp phích và sách quảng cáo cho dụ lịch năm 1932, trở thành một trong những người tiên phong kết hợp hình ảnh và chữ viết.
4. Kiệt tác thiết kế đồ họa: Sonny Rollins – Vol 2
Thiết kế: Reid Miles
Thời gian: 1957
Thể loại: Thiết kế bìa đĩa kích thước 12 inch
Reid Miles thiết kế đồ họa và rất thân cận với nhiếp ảnh gia Francis Wolf, đã từng thiết kế 500 bìa đĩa trong 11 năm làm cho hãng Blue Note Records. Nhiều tác phẩm của Miles còn được bắt chước đến ngày nay.
3. Kiệt tác thiết kế đồ họa: The Face
Thiết kế: Neville Brody
Thời gian: 1981-1986
Thể loại: Thiết kế tạp chí
The Face là tạp chí dẫn đầu về đổi mới phong cách và định hướng cho các thiết kế. Giám đốc Mỹ thuật của tạp chí, Neville Brody đã tạo ra những biểu tượng của mảng thiết kế biên tập.
The Face đã thiết kế ra một loạt những hình hoạt họa và tiếp tục phát triển thiết kế tạp chí cho đến những năm 1990.
2. Kiệt tác thiết kế đồ họa: Bìa sách Penguin
Thiết kế: Jan Tschichold
Thời gian: 1947-1949 – Thể loại: Thiết kế sách
Chỉ trong hai năm thiết kế bộ Penguin (1947-1949) Tschichold đã thiết kế hơn 500 bìa. Những đóng góp của Tschichold cho Penguin đã trở thành chuẩn mực trong thiết kế chẳng hạn như sử dụng font Gill Sans hay vị trí của tên và tác giả.
Tschichold cũng đã xây dựng tiếp và phát triển bìa sách gồm 3 phần do người tiền nhiệm của ông là Edward Young thiết kế.
1. Kiệt tác thiết kế đồ họa: Bule Monday – New Order
Thiết kế: Peter Saville
Thời gian: 1983
Thể loại: Thiết kế bìa đĩa kích thước 12 inch
Peter Saville là một nhân vật chủ chốt trong thiết kế đồ họa từ khi anh tham gia dự án với Factory Records ở Manchester vào cuối những năm 1970. Bìa đĩa Blue Monday điển hình cho óc thẩm mỹ luôn sáng tạo của Saville.
Nguồn: idesign
Tìm hiểu thêm về các tin tức khác về Multimedia truy cập tại đây!