Giống như mọi lĩnh vực khác, graphic design cũng có những cơ hội và thử thách nhất định mà người làm nghề sẽ trải qua. Tùy thuộc vào khả năng của mỗi graphic designer mà họ có thể chuyển biến những cơ hội này thuận lợi hay khó khăn riêng. Trong bài viết này, Arena Multimedia sẽ bật mí cho bạn những khó khăn và thuận lợi của nghành Thiết kế đồ họa để bạn có sự chuẩn bị phù hợp nhất.
1. Thời gian làm việc linh động
Yêu cầu của ngành graphic design chỉ tập trung vào kết quả sản phẩm thiết kế. Nói cách khác, graphic designer không cần phải xuất hiện tại một địa điểm trong một khoảng thời gian cố định mà sẽ phải làm việc theo “deadline” – mốc thời gian định trước từ sẵn cần báo cáo công việc. Điều này thực chất mang lại cả thuận lợi và khó khăn.
- Khó khăn: Giờ làm việc linh hoạt đồng nghĩa với việc designer phải có tính kỷ luật rất cao, phải tự thúc đẩy bản thân hoàn thành công việc. Một lần lỡ deadline không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân designer mà còn ảnh hưởng đến tiến độ của toàn đội.
- Thuận lợi: Bù lại, designer có thể chủ động sắp xếp lịch làm việc phù hợp với nhu cầu cá nhân, thoải mái tự do di chuyển nhiều nơi mà vẫn kiếm thêm thu nhập.
2. Phải đầu tư cho công cụ làm việc
Với sự phát triển nhanh chóng của graphic design, đặc biệt để có thể làm việc mọi lúc mọi nơi, các designer cần phải đầu tư công cụ máy tính để bàn hoặc laptop với cấu hình cao để sử dụng mượt mà những phần mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp.
- Khó khăn: Chi phí đầu tư cho những sản phẩm công nghệ này là không hề rẻ, khởi điểm từ XX triệu đồng trở lên. Với những nhà thiết kế chuyên nghiệp, đầu tư những công cụ tân tiến để có thể cập nhật những xu hướng thiết kế và đáp ứng nhu cầu của thị trường.
- Thuận lợi: Thực chất, khoản tiền đầu tư này không chỉ dành để sở hữu món đồ công nghệ mà còn cả giá trí sử dụng món đồ, một thiết bị đồ họa chất lượng nếu được sử dụng hợp lý có thể duy trì được từ 2- 3 năm. Bên cạnh đó, sản phẩm đồ họa được tạo ra xuất sắc sẽ giúp designer nhanh chóng thu hồi vốn.
3. Cân bằng giữa cái tôi nghệ sĩ và yêu cầu tổ chức
Một trong những thử thách của nghề Thiết kế đồ họa là Designer cần duy trì cái tôi nghệ sĩ để tạo ra ý tưởng độc đáo, nhưng vẫn phải tuân theo những yêu cầu của tổ chức. Những khó khăn và thuận lợi trong việc cân bằng 2 điều kiện này là:
- Khó khăn: Giữa việc học tập, thực hành tại trường lớp và làm việc tại các doanh nghiệp tồn tại sự khác biệt khá lớn. Tại trường lớp, các bạn học viên thỏa sức triển khai mọi ý tưởng, mọi chủ đề và thầy cô sẽ là người hướng dẫn cũng như hỗ trợ các bạn thực hiện. Tuy nhiên, thực tế làm việc, designer phải tuân thủ theo tiêu chuẩn của công ty, không phải mọi ý tưởng của designer đề phù hợp với dự án.
- Thuận lợi: Ý tưởng thì thường quá bay bổng và thiếu thực tế, những yêu cầu cụ thể sẽ là giới hạn để các designer biết mình cần làm những gì và nên làm đến đâu. Lâu dần, designer sẽ hình thành phong cách làm việc chuyên nghiệp, gia tăng năng suất và cơ hội thăng tiến.
4. Yêu cầu của khách hàng khắt khe
- Khó khăn: Trong thiết kế sáng tạo không tồn tại tiêu chuẩn chung, đúng hay sai đều phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, ngay cả khi điều đó ngược lại hoàn toàn với ý kiến của designer. Lúc này, designer cần phải kiểm soát cái tôi cá nhân để giải quyết vấn đề của khách hàng và đây không phải là một điều dễ dàng.
- Thuận lợi: Việc đáp ứng được nhu cầu của khách hàng sẽ rèn luyện designer trở nên kiên nhẫn, khả năng lắng nghe, nắm bắt tâm lý khách hàng. Từ đó, designer sẽ thiết kế những sản phẩm mang tính đa chiều khi vừa đáp ứng được khách hàng nhưng vẫn duy trì được ý tưởng của mình.
5. Ý tưởng sáng tạo thường xuyên đi vào ngõ cụt
- Khó khăn: Ý tưởng không phải là một thứ có sẵn trong sách hay tìm kiếm Google mà đòi hỏi designer phải tìm tòi, cập nhật thông tin và rèn luyện tư duy thường xuyên. Tuy nhiên, nhiều lúc tâm trạng bất ổn, designer bị căng thẳng thì việc tư duy ý tưởng thật sự rất khó khăn.
- Thuận lợi: Nếu ý tưởng dễ dàng tìm kiếm được bất cứ ai cũng có thể trở thành designer, như vậy bản thân bạn sẽ không còn trở nên đặc biệt nữa. Đây sẽ là động lực thúc đẩy designer động não (brainstorming), cập nhật thông tin, phân tích vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau.
Xem thêm: [Thảo luận] Con gái có nên học thiết kế đồ họa không?
6. Phải làm gì để vượt qua những khó khăn của ngành thiết kế đồ họa?
- Lập kế hoạch làm việc chi tiết cho bản thân, tạo động lực riêng bằng việc thưởng cho bản thân khi hoàn thành mục tiêu và chịu phạt nếu không tuân thủ đúng kế hoạch.
- Cân nhắc năng lực tài chính để xây dựng kế hoạch đầu tư phù hợp với mục tiêu.
- Dung hòa ý tưởng cá nhân thể hiện theo đúng mục tiêu mà doanh nghiệp, tổ chức hướng tới.
- Kiên nhẫn lắng nghe ý kiến của khách, thuyết phục và xác nhận các thông tin rõ ràng với khách hàng để tránh xung đột về sau.
- Thường xuyên tham khảo, cập nhập tài liệu (báo chí, bài đăng, hình ảnh, video…) về graphic design để lấy cảm hứng và hãy ghi lại mọi sáng kiến để có thể áp dụng cho các dự án.
- Học hỏi và trau dồi mỗi ngày từ những chuyên gia lâu năm trong nghề. Đặc biệt nếu bạn đang có dự định theo học hay đang trong quá trình học tập graphic design, đây sẽ là một vài gợi ý dành cho bạn:
- Tập trung học hiểu kiến thức nền về thiết kế như nguyên tắc thiết kế, xây dựng bố cục, nghệ thuật chữ, thiết kế dàn trang, phối màu và chất liệu thiết kế,…;
- Tư duy thẩm mỹ được hình thành từ nội dung kiến thức cơ bản cùng với kinh nghiệm làm việc, sau mỗi lần thiết kế thất bại designer cần tự rút ra bài học và cải thiện từ đó;
- Kỹ năng sử dụng phần mềm có thể được đào tạo ở các trung tâm giảng dạy ngắn hạn nhưng không đảm bảo chuyên sâu về tư duy thẩm mỹ. Nghề này yêu cầu liên tục về độ bền của tuổi nghề cần những người thực sự yêu nghề, biết sáng tạo và làm nghệ thuật mỗi ngày. Nếu chỉ biết cách sử dụng mà không có sự trau dồi bài bản sẽ rất khó để duy trì và thăng tiến.
Như vậy, việc học tập bài bản và hệ thống các kiến thức chuyên môn là rất quan trọng để hình thành tư duy nghệ thuật và nắm vững kỹ năng thiết kế. Một môi trường cung cấp toàn diện những tiêu chí trên chính là Arena Multimedia. Hiện nay, Arena Multimedia phát triển 2 chương trình đào tạo, bao gồm:
- Chuyên gia Thiết kế đồ họa, quảng cáo: Với thời lượng khóa học 15 tháng, học viên sẽ được trang bị kiến thức và kỹ năng làm việc trong lĩnh vực đồ họa 2D. Sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ được cấp bằng Diploma In Multimedia (DIM);
- Chuyên gia Mỹ thuật đa phương tiện: Chương trình tập trung vào lĩnh vực đồ họa 3D, game, phim hoạt hình kéo dài trong 30 tháng. Sau khoá học, học viên sẽ được cấp bằng Advanced Diploma in Multimedia (ADIM) sau khi tốt nghiệp.
Trên đây là những thông tin về thuận lợi và khó khăn của ngành Thiết kế đồ hoạ. Nếu vẫn còn băn khoăn không biết có nên theo học ngành này không, bạn hãy liên hệ với Arena Multimedia để nhận tư vấn chi tiết:
Tại thành phố Hồ Chí Minh:
- 212-214 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 1800 1525
Email: [email protected]
- 43R/12 Hồ Văn Huê, phường 9, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 1800 6325
Email: [email protected]
- 06 Tân Kỳ Tân Quý, phường 13, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 1800 2074
Email: [email protected]
- 136 Lê Tuấn Mậu, phường 13, quận 6, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 1800 2046
Email: [email protected]
Tại thành phố Hà Nội:
- 80 Trúc Khê, phường Láng Hạ. quận Đống Đa, TP Hà Nội
Số điện thoại: 1800 1542
Email: [email protected]
- D29 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Số điện thoại: 1800 1542
Email: [email protected]
- 110 Trần Phú, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Số điện thoại: 1800 1542
Email: [email protected]