Trong phần 3, 7 phong cách hội họa đặc sắc cuối cùng trong số 21 phong cách sẽ được hé lộ!
15. Vẽ Typography
Nếu bạn là một Designer chuyên nghiệp trong mảng thiết kế kiểu chữ hay đơn giản là thích “chơi đùa” với các con chữ, thiết kế Typography là một lĩnh vực chuyên môn hấp dẫn.
Vẽ Typography có thể bao gồm bất cứ điều gì, từ việc vẽ các cảnh bên trong những con chữ đến sắp xếp chữ theo các chủ đề. Bạn có thể thỏa sức sáng tạo trên sân chơi này.
Nguồn: Pinterest
Ngoài ra, vẽ thư pháp cũng là một kỹ thuật thú vị để học hỏi về thế giới chữ cái. Loại hình này sẽ giúp bạn thành thạo lựa chọn chất liệu mực và mài dũa sự chính xác trong thiết kế. Ngoài ra, công nghệ kỹ thuật số giúp việc theo đuổi nghệ thuật Typography trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết bằng cách sử dụng các font chữ và các phần mềm một cách sáng tạo.
16. Vẽ bằng chấm (Stippling)
Vẽ bằng chấm xuất hiện lần đầu tiên vào thời kỳ Phục hưng bởi một nghệ sĩ tên là Giulio Campangola. Ông đã sử dụng nó trong in ấn để tạo độ sâu cho các bản in chỉ có một màu. Vẽ bằng chấm liên quan đến việc tạo ra một bản vẽ bằng nhiều chấm nhỏ.
Các chấm được nhóm lại với nhau để tạo thành hình ảnh. Bóng đổ và chuyển sắc được tạo ra bằng cách đặt các chấm gần nhau hơn hoặc trải rộng chúng ra. Bạn có thể có được độ chi tiết đáng kinh ngạc với kỹ thuật vẽ bằng chấm, điều này cũng dạy bạn thêm về việc tạo bóng đổ.
Nguồn: Pinterest
Vẽ bằng chấm có thể bị nhầm lẫn với Pointillism (chấm họa). Sự khác biệt là vẽ bằng chấm là một phong cách vẽ, thường được thực hiện bằng một màu, trong khi Pointillism là một phong trào ấn tượng trong hội họ, liên quan đến việc chấm nhiều sắc thái khác nhau, kết hợp quang học để tạo ra vẻ ngoài của màu sắc, bóng đổ và sắc độ.
Hãy sử dụng bút bi hoặc bút chì sắc để vẽ hình theo phong cách vẽ bằng chấm vì bạn phải tạo ra các chấm rất nhỏ để tránh mất chi tiết.
17. Vẽ gạch và vẽ gạch chéo (Hatching and cross-hatching)
Kỹ thuật vẽ phổ biến này được sử dụng để tạo chiều sâu, chuyển sắc và họa tiết mà không cần pha trộn. Vẽ gạch liên quan đến việc lấp đầy một hình ảnh bằng các đường song song được vẽ gần nhau. Không giống như các đường cong được sử dụng trong vẽ theo đường nét chéo, các đường này thường là các đường thẳng.
Nguồn ảnh: Linearity
Vẽ gạch chéo gần giống hệt, ngoại trừ các đường cắt nhau và chéo nhau. Vẽ gạch chéo có thể mang lại cảm giác táo bạo và lộn xộn hơn, vì vậy hãy lưu ý cách nó có thể ảnh hưởng đến cảm xúc trong bản vẽ của bạn.
Để tạo chiều sâu hay độ dày, hãy đặt các đường vẽ gạch và vẽ gạch chéo gần hoặc xa nhau hơn.
18. Vẽ Scumbling
Tương tự như vẽ bằng chấm và vẽ gạch, vẽ scrumbling là một kỹ thuật vẽ tự do được sử dụng để bao phủ các diện tích bề mặt lớn bằng các đường nét. Vẽ scrumbling thường được sử dụng cho các khu vực mà bạn muốn gợi ý chi tiết thay vì phác họa cụ thể từng chi tiết một cách rõ ràng.
Bạn cũng có thể vẽ scrumbling bằng cách chà, nhòe hoặc kéo nhẹ bút chì trên bề mặt bản vẽ thay vì sử dụng các đường nét liền. Điều này có thể được sử dụng để tạo hiệu ứng chuyển sắc, họa tiết hoặc bóng đổ mềm.
Nguồn ảnh: Pinterest
Để áp dụng kỹ thuật này, bạn có thể sử dụng nhiều hình tròn nhỏ, hình ngôi sao hoặc hình số tám để phát triển các họa tiết tinh tế. Vẽ scrumbling đặc biệt hiệu quả trong việc tạo ra các bản vẽ có tính biểu cảm cao, phá vỡ khuôn mẫu của nghệ thuật truyền thống.
19. Nghệ thuật vẽ nguệch ngoạc (Scribble Art)
Mặc dù nghệ thuật vẽ Scribble và Doodle đều liên quan đến các đường nét tự phát và thường không có cấu trúc cố định nhưng vẫn có một sự khác biệt quan trọng giữa hai phong cách vẽ này.
Vẽ Doodle thường được coi là một hình thức vẽ tự phát xuất phát từ tiềm thức, thường được thực hiện trong khi sự chú ý của bạn đang tập trung vào việc khác, chẳng hạn như trong cuộc gọi điện thoại hoặc cuộc họp.
Hình vẽ nguệch ngoạc có thể bao gồm các hình dạng hoặc họa tiết trừu tượng cho đến các thiết kế nghệ thuật hơn nhưng chúng thường không được lên kế hoạch hoặc thiết kế với mục tiêu hoặc thông điệp cụ thể nào.
Trong khi đó, nghệ thuật vẽ Scribble là một kỹ thuật có chủ đích được sử dụng để tạo ra một kết quả nghệ thuật cụ thể. Các nét nguệch ngoạc được sử dụng để tạo thành các hình dạng, họa tiết và lớp phủ bóng mờ, tạo nên một hình ảnh ấn tượng, bắt mắt hoặc thiết kế trừu tượng. Mặc dù kỹ thuật này có vẻ hỗn loạn, nhưng nó đòi hỏi sự nỗ lực và kiểm soát có ý thức từ phía người nghệ sĩ.
Nguồn ảnh: Linearity
Phong cách vẽ này được định nghĩa bằng cách sử dụng các đường nét tự do, thường được áp dụng nhanh chóng hoặc ngẫu nhiên để tạo kết cấu, hình dạng và hình khối. Mặc dù nó có vẻ ngẫu nhiên, nhưng nghệ thuật vẽ nguệch ngoạc có thể khá chi tiết và chính xác.
Các nét nguệch ngoạc có thể tạo ra cảm giác chiều sâu, chuyển động và năng lượng đáng kinh ngạc. Nó thường được nhìn thấy trong nghệ thuật biểu diễn và nghệ thuật đường phố đương đại.
Trong nghệ thuật vẽ nguệch ngoạc, bạn thường sử dụng các chuyển động tròn lặp đi lặp lại, hình ziczac hoặc các họa tiết khác với một phương tiện vẽ, xếp chúng thành nhiều lớp để tạo ra các vùng tối hơn và sáng hơn của bản vẽ.
Một số nghệ sĩ nổi tiếng sử dụng kỹ thuật vẽ nguệch ngoạc trong tác phẩm có thể kể tới: Vincent Van Gogh theo trường phái hậu ấn tượng, Cy Twombly theo trường phái biểu hiện trừu tượng, Sol LeWitt, trường phái nghệ thuật ý niệm và Jean-Michel Basquiat, nghệ sĩ đường phố.
Những nghệ sĩ này cho thấy rằng mặc dù vẽ nguệch ngoạc có vẻ là một kỹ thuật đơn giản nhưng nó có thể được sử dụng để tạo ra các tác phẩm nghệ thuật phức tạp và táo bạo.
20. Vẽ biểu đồ (Diagrammatic drawing)
Bản vẽ biểu đồ là một loại bản vẽ kỹ thuật giải thích cách thức hoạt động của một thứ hay một quy trình nào đó. Bạn có thể tạo một bản vẽ biểu đồ về bất cứ thứ gì, từ con người hoặc động vật đến kế hoạch thiết kế nội thất và hình dạng của các đối tượng.
Phong cách vẽ biểu đồ rất quan trọng và cần các nhà thiết kế nắm vững vì nó cho phép họ truyền đạt ý tưởng bằng hình ảnh.
Vẽ biểu đồ là một cách thực hành tốt để phát triển các kỹ năng quan sát của bạn. Nó cũng giúp bạn phác thảo các ý tưởng từ trí tưởng tượng của mình, chẳng hạn như khi tạo ra thế giới giả tưởng hoặc thiết kế sản phẩm mới.
21. Vẽ phối cảnh biến dạng (Anamorphic drawing)
Phong cách vẽ này hướng dẫn bạn tạo chiều sâu bằng cách vẽ một ảo ảnh 3D trong một bản vẽ 2D. Vẽ phối cảnh biến dạng có thể tạo ra các hình dạng từ đơn giản đến ảo ảnh 3D, từ đó mang tới các bản vẽ phức tạp, có chiều sâu, trông giống như chúng đang nhô ra khỏi bề mặt bản vẽ.
Nguồn ảnh: Bored Panda
Phối cảnh biến dạng là một kỹ thuật phối cảnh sử dụng sự biến dạng để miêu tả một ảo ảnh chỉ có thể quan sát được từ một vị trí quan sát cụ thể. Hình ảnh có thể trông bị bóp méo và rối loạn từ hầu hết các điểm nhìn nhưng khi được nhìn từ góc nhìn dự định, nó trở nên sống động như một hình ảnh 3D tuyệt vời.
Kỹ thuật vẽ đáng kinh ngạc này cần thời gian để thành thạo nhưng bạn có thể bắt đầu với phong cách vẽ 3D đơn giản hơn mà chúng mình đã đề cập tới trong phần trước.
Xem thêm:
Khám phá sự đa dạng trong nghệ thuật qua 21 phong cách hội họa độc đáo (Phần 1)
Khám phá sự đa dạng trong nghệ thuật qua 21 phong cách hội họa độc đáo (Phần 2)
Nguồn: Linearity
Anh Thư
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. – Kỳ 1: Graphic Design – Thiết kế đồ họa – Kỳ 2: Digital Product Design – Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số – Kỳ 3: Digital Filmmaking – Làm phim kỹ thuật số – Kỳ 4: 3D Game Design – Thiết kế Game 3D – Kỳ 5: 3D Animation – Hoạt hình 3D Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học: https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |