Bài viết chia sẻ các cách mang câu chuyện của bạn đến thế giới đầy sinh động dưới góc nhìn của các chuyên gia hàng đầu. Cùng xem qua và góp nhặt những thông tin bổ ích cho mình nhé!
Trong ngành thiết kế, kể chuyện không có nghĩa là đọc một quyển sách; nó mang ý nghĩa rộng hơn trong việc truyền đạt câu chuyện đằng sau một sản phẩm, công ty hoặc thương hiệu.
Như bà Margaret Nolan – Creative Director tại Denomination chia sẻ: “Kể chuyện chính là việc gói gọn các chi tiết đáng tin cậy và thú vị về thương hiệu của bạn và truyền tải chúng đến người tiêu dùng. Điều này có thể được thực hiện bằng nhiều cách như bằng từ ngữ, hình ảnh, tên thương hiệu, hoặc thậm chí là chính thiết kế bao bì sản phẩm.
Thiết kế nhãn mác của Squealing Pig thay đổi các từ trên nền thơ “The Three Little Pigs” dành cho trẻ em
Chỉ cần một vài từ ngữ thôi là bạn đã có thể tạo ra được một bức tranh sống động cho thương hiệu mình. Gần đây, tôi nhìn thấy các bao bì đựng trứng chỉ có một dòng duy nhất: Ấp bởi Matilda, Henrietta Biscuit và Pecky. Dòng này đã truyền tải các thông tin đầy đủ về thương hiệu về một nhà sản xuất trứng am hiểu tường tận về sản phẩm và rất thương yêu những con gà mái.
Nhìn chung, việc kể chuyện là để cho người tiêu dùng hiểu bản chất của thương hiệu bạn là gì, những đặc điểm tượng trưng. Và việc tìm ra những câu chuyện này là trọng tâm của tất cả các bản brief của chúng tôi” – bà Margaret Nolan chia sẻ thêm.
Nolan cho biết: “Chúng tôi cần định vị thương hiệu như là một sản phẩm cao cấp, nhấn mạnh về sản xuất rượu vang”
Trong tác phẩm của Denomination về rượu Squealing Pig, Nolan nói: “Khách hàng muốn thương hiệu được đặt ở vị trí khác với đa số các nhãn hiệu New Zealand, vốn khá nghiêm nghị và đặc trưng với hình ảnh núi rừng hoặc cảnh quan trong việc xây dựng thương hiệu của họ. Ý tưởng của chúng tôi là sử dụng các câu thơ nổi tiếng cho trẻ em nhưng thay đổi những từ ngữ then chốt để liên kết từ ‘pig’ với cả việc sản xuất rượu và New Zealand.”
Trong bài này, chúng ta sẽ lắng nghe từ một số chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo về việc làm thế nào để cải tiến và trau chuốt kỹ năng dẫn dắt câu chuyện bằng hình ảnh nhé!
1. Nghiên cứu tìm ra “cốt lõi” (ADN) của thương hiệu
Jazzbones Creative đã sử dụng câu chuyện kể về “Mỗi kỳ nghỉ là điều tuyệt vời” cho Imagine Cruising
Nhìn từ góc độ thiết kế, làm sao truyền tải một thông điệp hay? Nathan Sandhu, người sáng lập kiêm giám đốc sáng tạo của Jazzbones Creative chia sẻ: “Các chiến dịch hiệu quả nhất đều có một mạch kể chuyện rõ ràng. Và điểm xuất phát của việc kể chuyện phải bắt nguồn từ “ADN” của chính khách hàng – điều gì làm cho câu chuyện trở nên đặc biệt và thông điệp được kể ra khác với đối thủ cạnh tranh như thế nào”.
Vì vậy, đầu tiên bạn cần phải dành thời gian để tìm hiểu khách hàng. “Trong các tiểu thuyết, nhân vật là người điều khiển cốt truyện, chứ không theo chiều ngược lại. Nếu nhân vật không được thể hiện rõ ràng như họ là ai, họ đến từ đâu, điều gì thúc đẩy họ, họ sẽ đi đâu thì làm cách nào bạn có thể soạn ra lời thoại cho các nhân vật ấy? Và nguyên tắc này cũng sẽ được áp dụng vào việc kinh doanh”.
Trước khi phát triển mạch câu chuyện, bạn cần phải hiểu về công ty; những gì công ty đại diện, cái gì làm cho công ty trở nên đặc biệt, và những điều làm cho sản phẩm của công ty trở nên độc đáo.
Sandhu giải thích: “Một chủ khách sạn nhỏ ở Scotland sẽ khác hẳn một người điều hành công ty du lịch đa quốc gia; và do đó tiếng nói của họ và đối tượng người nghe cũng khác nhau. Nếu bạn không nỗ lực vào công cuộc tìm hiểu khách hàng cũng như điều gì thúc đẩy nhu cầu của họ, bạn sẽ không thể kể câu chuyện của họ một cách hiệu quả và đáng tin cậy”.
Jazzbones Creative đã giúp Imagine Cruising tìm được chỗ đứng thích hợp trong ngành du lịch cực kỳ cạnh tranh, thông qua việc nắm bắt câu chuyện khá đặc trưng “Mỗi Kỳ Nghỉ Lễ Là Một Điều Tuyệt Vời”. Vì theo ông: “Mục đích là để khơi dậy cảm hứng cho khách hàng, để họ mường tượng ra kỳ nghỉ mơ ước cho mình”.
2. Ai cũng có câu chuyện cho riêng mình
Vậy phương pháp kể chuyện này sẽ phù hợp nhất với đối tượng khách hàng nào? Kieron Molloy – Creative Director của Conran Design Group, cho rằng việc tạo ra câu chuyện như thế sẽ phù hợp với mọi đối tượng khách hàng
Theo ông: “Câu chuyện sẽ đóng vai trò như sợi dây liên kết xuyên suốt, với hầu hết các khách hàng của chúng ta, bất kể nguyên tắc của họ là gì.
Khi kể một câu chuyện, việc đạt được mốc then chốt của vấn đề, cái cần được miêu tả, chính là điều rất chi là cần thiết. Vì vậy, đối với một khách hàng luôn bận rộn với chỉ số giá cả chứng khoán, thì chúng ta nên truyền tải câu chuyện một cách đơn giản và dễ nhớ, việc này cũng sẽ thúc đẩy cho sự thành công dài lâu.
Một cốt truyện rõ ràng, không bị xáo trộn, được trình bày theo hướng riêng biệt và dễ nhớ, chắc chắn sẽ là điều thúc đẩy việc xây dựng thương hiệu tốt nhất”.
3. Bám vào câu chuyện của bạn
Nhãn mác của London Cru là sự kết hợp giữa hình dáng của lá nho với bản đồ của thành phố
Khi bạn đã xác định được nội dung câu chuyện, điều quan trọng nhất bạn cần làm là phải bám sát vào nó, Kath Tudball – Design Director của The Partners đã nói: “Khi bạn tìm ra được một câu chuyện xác thực và rõ ràng, sau đó tung nó ra và mở rộng, nhưng hãy giữ đúng bản chất của nó. Nhấn mạnh về điều đó, bà đưa ra ví dụ về sản phẩm của công ty mình về nhà máy rượu vang đầu tiên của London – London Cru”.
Theo bà, trong trường hợp này, thành phố chính là nội dung câu chuyện. Các loại rượu vang hảo hạng được ép và đóng chai ngay tại đây trong The London Fog, vì vậy London phải là mô-tuýp trực quan. Các loại lá nho khác nhau được tạo ra từ bố cục của bản đồ thành phố, với sự rọi bóng đầy biểu tượng của dòng sông Thames, tạo thành thân cây.
Hình ảnh của một lễ cưới đầy trực quan và gần gũi tại London, kèm với rượu vang được tạo ra trên nhãn dán, mà ta không cần phải xem xét toàn thân của chai. Với cách kể đầy tính trực quan và mạnh mẽ như vậy, việc thêm thắt các chi tiết khác sẽ phức tạp hóa các vấn đề, vì vậy ta nên thuận theo tự nhiên và đặt tên theo cùng dòng chảy tư tưởng như thế.
Vùng đặt chữ ký trên mã thư tín SW6 cũng đảm nhiệm vai trò như một dấu chỉ dẫn đến địa phương cụ thể sau này, với vị trí của nó trên nhãn dán theo đúng tính địa lý xác thực của bản đồ. Còn các loại rượu vang riêng lẻ được đặt tên theo những con phố nổi tiếng ở London, như Charlotte Street cho Chardonnay. Ngay cả nghệ thuật sắp đặt chữ cũng được lấy cảm hứng từ việc thiết kế bản đồ.
4. Đồng cảm với người thưởng thức
Làm cách nào để câu chuyện của bạn chạm đến trái tim người nghe? Ông Beri Cheetham, Creative Director của The Gate London chia sẻ: “Điều đầu tiên tôi làm khi viết hoặc xem lại bất kỳ hình thức kể truyện nào, tôi cũng đặt mình vào vị trí của khán giả. Tôi xem xét bối cảnh họ đang xem nó, và trên tất cả, cách mà chúng ta muốn mọi người nghĩ, cảm nhận hoặc được lôi cuốn là như thế nào”.
Và điều quan trọng nhất là thực tế. Luôn nhớ rằng tất cả mọi người sẽ khó lòng sở hữu một niềm đam mê thương hiệu chung, hoặc hiểu biết về nó như các tín đồ. Và cũng sẽ không có lợi gì cho họ, khi có một nhà hoạch định chiến lược giải thích các điểm trọng yếu nào hay hơn cái nào, trong cái họ đang xem.
Họ không phải chờ đợi cả năm trời chỉ để một thương hiệu nào đó làm gián đoạn thời gian quý báu của mình, bằng việc kể một câu chuyện. Hãy cho họ nghe cái họ cần hơn là cái bạn muốn kể.
5. Vừa bí ẩn nhưng cũng thật rõ ràng
Thiết kế bao bì cho Fortnum & Mason sử dụng cách kể chuyện tinh tế
“Câu chuyện bạn kể không phải lúc nào cũng là hiển nhiên đối với khán giả”, Asa Cook, Creative Director của Design Bridge nói.
Ông giải thích: “Tôi nghĩ bạn có thể mắc phải sai lầm khi đưa ra câu chuyện kể một cách rõ ràng, trong khi cách tiếp cận tiềm ẩn sẽ hiệu quả rất nhiều. Trí óc của con người đủ tinh vi để tạo ra những mối liên hệ này một cách tiềm thức – giữa thế giới trực quan và chuyện về thương hiệu. Sự hài lòng trong việc khám phá thiết kế chính là tự tạo ra những sự liên kết này”.
Ví dụ, Design Bridge thấy rằng cửa hàng bách hoá cao cấp Fortnum & Mason ở London, mang lại cảm giác như một ngôi nhà kiểu Georgia rộng rãi và luôn chào đón. Cook nói: “Di chuyển từ kệ này đến kệ kia cũng giống như việc đi từ chỗ này của căn nhà sang chỗ khác vậy. Vì vậy, mỗi thiết kế bao bì của chúng tôi phản ánh một phần lịch sử phong phú của ngôi nhà”.
Điều tồi tệ nhất bạn làm là đã “không đánh giá cao” khách hàng, ông đã nói thêm: “Có rất nhiều ví dụ về cách thể hiện sáng tạo một cách lộ liễu, hoặc thậm chí xem thường trí thông minh của người xem, đặc biệt là khi họ đang cố gắng kể câu chuyện về thương hiệu với mục đích kiêu kỳ. Nó thường không phải là ý tưởng thương hiệu hay mục đích gì cả, và chính nó là vấn đề, nhưng sự biểu hiện sáng tạo ấy đã “bắn không trúng đích”.
Riêng các nhà thiết kế đôi khi có thể làm cho câu chuyện quá phức tạp và do đó không ai có thể thực sự hiểu, thậm chí bằng tiềm thức. Vì vậy, một câu chuyện vẫn cần phải trở nên đơn giản để thiết kế trở nên rõ nét và trực quan.
6. Duy trì tập trung vào các mục tiêu cốt lõi
Sandhu nói, các bí quyết này đều đáng xem xét, nhưng điều quan trọng là đừng bao giờ bỏ qua mục đích cốt lõi của bạn. Bởi vì thử thách lớn nhất của việc kể chuyện thành công là liệu nó có đạt được mục tiêu kinh doanh của nó cho khách hàng hay không.
“Một tiểu thuyết gia muốn độc giả của mình hoàn thành cuốn sách với một nụ cười trên môi hoặc có thể là một giọt nước mắt”, ông nói thêm. Mục đích chính của việc xây dựng thương hiệu và thiết kế là để cho “độc giả” của họ “hành động” và “phản ứng” một cách cụ thể sau khi đọc “câu chuyện”, cho dù đó có là việc đặt một chuyến đi du ngoạn trên biển, đặt phòng khách sạn hay quyết định ghé thăm một địa điểm cụ thể. Hãy luôn ghi nhớ điều đó trong suốt quá trình lên chiến dịch”.
Theo Creative Bloq
Bản dịch được Việt hóa bởi Arena Multimedia