Designer biết cách kể chuyện trong thiết kế thì sẽ mang lại ý nghĩa gì? Dưới đây là dòng chia sẻ của Brigita Daisy (Designer @Spreaker) về những cách kể chuyện trong công việc thiết kế.
Thuật ngữ “kể chuyện” bắt đầu nổ ra trên web trong những năm gần đây. Khi tôi nhận thấy phần lớn người dùng Instagram bắt đầu tự gọi mình là những người kể chuyện, tôi đã tự hỏi – việc họ làm có thật sự là kể một câu chuyện đúng nghĩa? Về quan điểm cá nhân, tôi đã học về Thiết kế tương tác (Interaction Design), dạy về cách làm phim, lên storyboard và viết kịch bản. Vì vậy, suy nghĩ về việc kể chuyện của tôi hơi khác và khá kinh điển.
Sau đó, trong một vài podcast (một hệ thống phân phối nội dung, cho phép người dùng tự động tải nội dung thông qua RSS, như là dữ liệu âm thanh và dữ liệu video được phân phối trên Internet) và các bài báo có liên quan đến thiết kế, tôi bắt đầu chú ý đến cụm từ “design storytelling” nhiều hơn. Không có một đầu mối rõ ràng hay bất kỳ một nghiên cứu định nghĩa nào, tôi đã cố gắng xác định nó, bằng cách kết hợp kiến thức về viết cốt truyện cùng với những phân tích hàng ngày về các quy trình thiết kế. Tôi đoán tôi đang viết bài này cho bản thân mình. Nhưng đủ để bạn sẵn lòng đọc nó.
“The Story”
Vậy thực ra “the story” là gì? Tôi đặt tên cho nó là một sự đồng nhất của các thông tin, diễn ra theo một thứ tự nhất định để truyền tải một thông điệp nào đó. Câu chuyện được xây dựng từ các yếu tố khác nhau nhưng lại có liên quan đến nhau trong một sự hài hòa đặc biệt. Câu chuyện truyền thống có cấu trúc, nhân vật, không khí, và tâm trạng thể hiện cảm xúc nhất định. Nhưng quan trọng nhất, mỗi câu chuyện đều có mâu thuẫn.
Cấu trúc cổ điển nhất của câu chuyện bao gồm 5 phần: bắt đầu (thiết lập và trình bày), xung đột (vấn đề), gia tăng hành động (giải quyết vấn đề), đỉnh điểm (chạm vào cốt lõi của vấn đề), hành động lắng xuống (để giải quyết vấn đề), và kết quả (vấn đề được giải quyết như thế nào).
Bạn đã bắt đầu liên kế giữa cách kể chuyện và thiết kế chưa? Yah, tôi nghĩ bạn đã nắm được rồi!
Nếu bạn nhìn kỹ vào cấu trúc của cốt truyện, bạn sẽ nhận thấy nhiều điểm tương đồng với quá trình thiết kế sản phẩm. Một điều rất phổ biến là giải quyết vấn đề.
Tuy nhiên, một câu chuyện không chỉ giải quyết được vấn đề, nó cũng giúp thu hút và giữ trọng tâm.
Vậy cách kể phản ánh như thế nào trong quá trình thiết kế?
Visual Storytelling
Câu chuyện có rất nhiều yếu tố. Và những yếu tố đó có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc cùng nhau. Tôi sẽ trình bày bằng một ví dụ cụ thể về storytelling căn bản trong giao tiếp trực quan.
Cách đây vài năm, tôi đã tạo một chuỗi ảnh chụp màn hình để giới thiệu ứng dụng trong Google Play Store. Tôi đã không nhận ra sau đó, nhưng việc suy nghĩ làm thế nào để kết hợp các chất liệu lại với nhau đã thực sự hình thành quá trình viết cốt truyện.
Để củng cố những trải nghiệm, tôi đã tạo ra một user hư cấu, nhân vật Daniel. Daniel có tên, ngày tháng năm sinh, quốc tịch, sở thích, mục đích và điểm quan tâm nhất. Nó tương tự như một nhận dạng cá thể trong nghiên cứu UX.
Có một nhân vật, dễ dàng hơn để quấn quanh câu chuyện về các tính năng. Bạn sẽ chỉ cần giả định hành trình mà Daniels sử dụng ứng dụng và minh hoạ nó tương ứng. Ví dụ: màn hình trò chuyện trông như thế nào và những cuộc trò chuyện của anh ấy sẽ như thế nào? Anh ấy tạo nên tình tiết cho podcast của mình như thế nào? Anh ấy sẽ tạo nên hệ thống nội dung ra sao và tại sao?
Mặt khác, tôi có thể bỏ qua cách kể chuyện cho chuyện này. Nhưng nó thực tế hơn, nhất quán hơn, và thú vị hơn (!) Để tạo ra một câu chuyện đằng sau nó.
Product Design Storytelling
Câu chuyện tiên tiến hơn trong thiết kế là câu chuyện kể về trải nghiệm của người dùng và sản phẩm. Hãy tưởng tượng quá trình thiết kế sau một hành trình được định hình bởi 5 điểm kinh điển (đã đề cập trước đó) tồn tại trong cốt truyện.
Lý do tôi thích ý tưởng đằng sau quá trình này là nó có một cấu trúc sạch sẽ và các mục tiêu cụ thể của cấu trúc đó. Nó giúp để xem hình ảnh lớn hơn. Nó cũng kết hợp sức mạnh của sự sáng tạo với nhu cầu tư duy phân tích.
Làm thế nào để nó thực sự tiến hành?
Vâng, giả sử chúng tôi đang thiết kế một dự án cho một ứng dụng giúp mọi người kiểm soát đăng ký dịch vụ hàng tháng và hàng năm của họ (Amazon Prime, Spotify, Adobe Cloud…)
Chúng ta bắt đầu với một thiết lập hoặc trình bày: nhân vật của chúng ta (persona) là Luke. Luke sống ở Mỹ, anh ta có nhiều thuê bao dịch vụ. Anh ấy tích cực mua các thuê bao mới. Mâu thuẫn (vấn đề) là anh ta không thể theo dõi được vì đơn giản có quá nhiều đăng ký. Anh ta không có một công cụ để kiểm soát và giám sát tất cả các đăng ký. Hành động tăng lên (giải quyết vấn đề) bắt đầu bằng việc tạo ra các vấn đề lớn và nhỏ (điểm quan tâm nhất của khách hàng) trên đó. Cực điểm xác nhận vấn đề chính và ở hành động lắng xuống chúng ta cố gắng giải quyết nó theo nhiều cách. Cuối cùng, kết quả là cách tốt nhất để giải quyết nó.
User Experience Storytelling
Câu chuyện khác có thể bắt đầu khi sản phẩm được ra mắt. Do luôn có chỗ để cải tiến và mục tiêu giữ chân người dùng.
Vì thế, chúng tôi đã giới thiệu sản phẩm – ứng dụng giám sát tất cả các đăng ký. Bây giờ, để tìm cách tốt nhất cho nó hoạt động thành công, chúng tôi phải theo câu chuyện của Luke, sử dụng sản phẩm. Khi chúng tôi đặt mình là Luke và chúng tôi khám phá trên ứng dụng, chúng tôi sẽ tạo ra câu chuyện về trải nghiệm người dùng. Những chi tiết nhỏ, chẳng hạn như quá trình nhập môn, phân tích hành vi nhân vật, mục tiêu nhân vật, và các điểm khác.
Có thể kể một câu chuyện theo quan điểm của người dùng, chúng ta có thể khám phá ra chiếc hộp kỳ bí Pandora cho việc cải tiến. Vì nó giúp để nhìn thấy những điều cũ trong một tia sáng mới, và khám phá những cơ hội chưa nhìn thấy.
Cảm xúc của câu chuyện
Nếu phần cấu trúc là nhất quán và có hệ thống hơn, thì phần cảm xúc (đây chỉ là những gì tôi quyết định gọi nó) sẽ mang cảm tính hơn những gì đã định hướng. Dù câu chuyện trên truyền hình như: phim truyền hình, tội phạm, hài kịch, lãng mạn, tất cả chúng đều có cấu trúc câu chuyện tương tự nhau, nhưng lại mang một cảm xúc khác. Khi phim tội phạm sẽ làm cho bạn cảm thấy căng thẳng và tò mò, hài kịch sẽ làm cho bạn cười và thư giãn.
Vì vậy, bất kỳ câu chuyện thiết kế nào chúng ta đang xây dựng, ngoài một cấu trúc chung, đều có mặt khác – cảm xúc. Tất nhiên với mỗi sản phẩm bạn muốn tạo ra một loại cảm xúc khác nhau. Nhưng chúng có thể thay đổi, như con người của bạn.
Làm thế nào để làm chủ câu chuyện?
Tôi tin không có câu trả lời duy nhất cho điều này. Nhưng sự đam mê có thể là một điểm khởi đầu tốt. Cá nhân tôi tìm thấy truyện tranh (tài liệu thực sự tuyệt vời cho việc lấy cảm hứng từ storyboarding), những giải thưởng quảng cáo thương mại (vì họ có một cốt truyện ngắn và thường là dí dỏm), sách, và dĩ nhiên là thăm dò tình huống cuộc sống (cố gắng đóng vai trò của một nhà nhân loại học về các tình huống hàng ngày) rất cảm hứng cho việc kể chuyện.
Liệu sức mạnh của việc kể chuyện có thể làm cho một nhà thiết kế tốt hơn? Tôi hoàn toàn tán thành!
Theo trang Muzli
Bản Việt hóa được dịch bởi Arena Multimedia