Với Apple Park (Trụ sở chính của công ty Apple), nhà thiết kế chính Jony Ive lại một lần nữa vận dụng chính xác tầm nhìn thiết kế của Steve Job vào trong đời sống hiện tại.
Vào một ngày Chủ Nhật trong tháng 5, Jonathan Ive – hay còn gọi là Jony – lần đầu tiên nhìn thấy một phần hoàn chỉnh của dự án Apple Park, khuôn viên đại học to lớn ở Cupertino, California. Nó đã trở thành một trong những dự án dài hơi nhất của ông với tư cách là nhà thiết kế chính của Apple. Một phần không gian làm việc trong bản thiết kế, có tên gọi là toà nhà Norman Foster – cuối cùng cũng đã được đưa vào sử dụng với một thiết kế xây dựng rất hoàn hảo, bao gồm: cửa kính trượt cách âm, một cái bàn họp màu trắng làm từ gỗ cây sồi theo phong cách châu Âu, những cái bàn làm việc có thể điều chỉnh chiều cao, những dây cáp và dây thép được giấu kỹ, và bộ khung thép để khuếch tán không khí…
Bằng sự tinh tế đặc trưng trong phong cách của mình, Ive đã có phản hồi rằng: “Thiết kế của toà nhà rất đẹp đúng không?” – biểu cảm lo lắng từng phút từng giây đều hiện trên gương mặt của ông ấy mỗi khi sản phẩm được công bố ra thế giới. Ive, người đã tròn 50 tuổi từ hồi tháng 2, nói rằng: “Sự chênh lệch giữa bản thiết kế và thành phẩm khi tung nó ra thị trường không quá khác biệt. Cái cảm giác đó, tôi thật sự không biết phải diễn tả thế nào, bởi vì điều tôi quan tâm hơn hết là khi chúng tôi không còn cảm giác lo lắng nữa. Vì chúng tôi không phải là những người phê bình, không phải là một nhóm kỳ dị, càng không phải là nhóm hay dò hỏi như thể chúng tôi buộc phải làm điều đó vì nó sẽ giúp chúng tôi hoàn thàn công việc tốt và hiệu quả hơn”.
Apple Park không giống như những sản phẩm khác mà Ive đã làm việc. Toà nhà đó sẽ chỉ có duy nhất một khuôn viên, trái ngược lại với sự phổ biến của cấu trúc máy tính và điện thoại của Apple. Điều đó thật sự đã gây ra khó khăn và phức tạp. Tuy nhiên, Ive đã áp dụng một quy trình thiết kế tương tự như đã làm đối với các thiết bị công nghệ của mình. Ông đã tạo nguyên vật liệu giảm thiểu rủi ro, và thu hẹp khoảng cách cho cái mà ông gọi là đồng bằng giữa ý tưởng và tính xác thực của một dự án. Apple Park cũng là dự án chính cuối cùng mà Ive được hợp tác với Steve Jobs. Người đồng nghiệp mà Jobs từng gọi là “đối tác tinh thần” của ông ấy, chính vì thế mà Jony đã trực tiếp thực hiện dự án này.
“Sau khi Steve mất, ông ấy là người duy nhất tiếp tục thực hiện dự án theo đuổi mục đích như lúc ban đầu”, theo Laurene Powell Jobs – vợ Steve Jobs. Ive mô tả những chi tiết dù chỉ là nhỏ nhất đối với trụ sở mới của công ty có giá trị nhất thế giới – với 750 tỷ đô la mức vốn hoá thị trường và kho dự trữ tiền mặt lên đến 257 tỷ đô la. Điều đó gợi cho chúng ta sự kết nối trực tiếp về quá khứ của Steve Jobs, cái được miêu tả như là một cây anh đào và cây mơ, tuổi trẻ của Steve Jobs cũng gắn liền với những vườn cây ăn quả ở Silicon Valley. Cũng vào lúc đó, ông ấy cũng hứa hẹn rằng Silicon Valley sẽ là nơi sinh ra của những món đồ chơi mới và những dụng cụ mới, nhưng vào thời điểm đó, chúng tôi vẫn chưa một ai có thể hình dung ra được. Ive và Tim Cook, giám đốc điều hành của Apple, chia sẻ về những dự án và tầm nhìn của mình cho các thế hệ nhân viên kế tiếp của Apple. Điều đó được ví như là việc bố mẹ đang thực hiện một kế hoạch bất động sản cho con cái sau này.
Jonathan Ive, nhà thiết kế chính của Apple, trong bộ trang phục bình dị và đeo một ấn bản của Apple Watch
Với Apple Park, Ive được xem như là chủ nhân của toà nhà. Điều đó có nghĩa là ông cũng được “trao cho” một gánh nặng phải chứng minh được với thế giới rằng những chuỗi ngày hào quang của Apple sẽ không bao giờ tàn. Apple đã không có một sản phẩm đột phá nào kể từ khi Jobs qua đời. Sự tăng trưởng doanh số của iPhone cũng đang có dấu hiệu bị đình trệ, và được kỳ vọng rằng sẽ tăng vọt khi chiếc điện thoại đánh dấu 10 năm hoạt động của Apple sẽ được trình làng trong khoảng cuối năm nay. Nó được các chuyên gia cho rằng sẽ là một chiếc điện thoại với những chức năng cải tiến đáng kể hơn so với những sản phẩm trước đó. Đối với những thiết bị công nghệ khác, từ những trang thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số đến những loại phương tiện không cần người điều khiển, cho đến những yếu tố phát sinh và những phán đoán thực tế, Apple dường như đang bị tụt hậu so với những công ty công nghệ khổng lồ, bao gồm cả Google, Amazon và Telsa.
Sự phân bố rải rác của hàng nghìn nhân viên từ phía Apple trên hơn 100 địa điểm tại Silicon Valley đã tạo ra khó khăn nhất định cho tinh thần hợp tác cần thiết đối với sự cải tiến. Cook nói: “Chúng tôi đã không thể thảo luận xuyên suốt về định hướng phát triển của công ty, và sau đó, chúng tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng của mình. Chúng tôi đã rất mải mê trong việc cố gắng đẩy mọi thứ về phía trước, nhưng lại không mảy may quan tâm gì đến nơi làm việc của chính mình”. Ông tiếp lời: “Chúng tôi đã hoàn thành xuất sắc những công việc chính và những việc liên quan, nhưng nó lại không phải là cách mà chúng tôi muốn thực hiện, thậm chí, nó cũng không đại diện cho văn hoá làm việc của chúng tôi”.
Như những thiết kế khác của Ive, Apple Park dường như cũng được “dàn xếp” để trở thành một biểu tượng. Tất cả mọi người đều thừa nhận rằng, ngoài những nhân viên của Apple, khuôn viên cũng sẽ rất thu hút sự chú ý của người khác. Sẽ có một trung tâm tiếp nhận du khách tham quan Apple Park và một cửa hàng bán những sản phẩm độc đáo từ Apple Park. Những máy bay không người lái, từ trên cao, ghi lại hình dáng tròn như một chiếc nhẫn của toà nhà và Nhà hát Steve Jobs – một thính phòng bằng kính và đầy chỗ ngồi.
Kính tròn phản ánh nhiều màu xanh xung quanh toà nhà.
Ive mong muốn nhấn mạnh về quan điểm trong việc cho rằng vòng tròn 2.8 triệu feet sẽ không gây được ấn tượng mạnh mẽ. Khi bạn ở bên trong toà nhà và nhìn ra bên ngoài về phía Tây, hướng ngược lại dường như đã trang hoàng sẵn một sân khấu cho dãy núi Santa Cruz. “Khi bạn ở trong vùng đất sắp được xây dựng,” ông ấy nói, xem xét một vùng đất với diện tích 30 mẫu sẽ được định hình thành trung tâm của chiếc nhẫn, “nó hoàn toàn không bị chi phối bởi cấu trúc xây dựng gì cả”.
“Jony làm việc không mệt mỏi với những chi tiết, cải tiến, cải thiện, tinh chế. Đối với tôi, tất cả những điều đó làm cho ông ấy trở thành một thi sĩ” – Norman Foster.
Việc thực hiện những bước chuyển tiếp của Apple đã thực sự trở thành gánh nặng trên đôi vai của Ive. Sau sự qua đời của Jobs, vai trò của Ive được nâng rộng ra thành giám sát tất cả phần cứng và trải nghiệm của người dùng – tất cả những cách chủ chốt để mọi người có thể tương tác với những thiết bị của Apple. Chính vì thế, những đồng nghiệp của ông đã tiết lộ rằng, do khối lượng công việc ngày một gia tăng nên dẫn đến tình trạng ông bị kiệt sức. Hai năm trước, ông đã tự từ bỏ một số trách nhiệm về quản lý khi tên của mình được thay đổi từ Phó chủ tịch thiết kế sang Giám đốc thiết kế.
Ive đã cộng sự với Apple gần một nửa cuộc đời của mình, vào những năm ông hơn 20 tuổi, khi công ty đang ở bờ vực thẳm. Một trong những thiết kế đầu tiên của ông, một chiếc iMac với màu của những viên kẹo, đã bị những thành viên trong ban quản trị từ chối. Ive đã giấu nó đi cho đến khi Jobs trở về lại công ty vào năm 1997. Sau 12 năm gián đoạn, chiếc iMac với màu sắc của những viên kẹo đã trở thành một điểm kết nối ngay lập tức giữa hai người đàn ông và được đưa vào sản xuất ngay sau đó. Việc tạo ra những sản phẩm của Apple, như iPod, iPhone, iPad và các sản phẩm khác đã làm cho Ive giờ đây được giới thiết kế và ngành công nghiệp điện tử tôn kính. Ông ấy cũng nhận bằng danh dự từ Đại học Oxford và Đại học Cambridge. Thêm vào đó, vào tháng 7, ông đã trở thành Hiệu trưởng trường Cao đẳng Nghệ thuật Hoàng gia ở London.
Bạn của Ive đã viết một email nói rằng ông ấy thật sự “không ngừng nghỉ, không ngơi ngớt trong quá trình theo đuổi sự hoàn hảo” trong khi Norman Foster, công ty kiến trúc của ông ấy được Apple tuyển dụng để xây dựng trụ sở chính với một chi phí dự kiến là 5 tỷ đô la lại gọi Jony là “thi sĩ”. Foster cho rằng, những nhà thiết kế khác là “những nhà viết tiểu luận tuyệt vời, nhưng việc khác nhau giữa tiểu luận và thơ là bạn phải thật sự làm việc chăm chỉ hơn nếu như bạn muốn tạo ra một bài thơ. Nó được chưng cất nhiều hơn, chứa nhiều tinh tuý hơn”.
GLASS CASTLE – Hành lang xung quanh chu vi toà nhà chính được thiết kế dành cho những buổi gặp mặt thường niên. Những cái ghế của Poul Kjarholm
Phần nhiều thời gian của thập kỷ trước, một mảnh đất nhỏ ở ngoại ô phía Bắc California đã là trọng tâm trong trí tưởng tượng của Ive. Đi bộ trong Công viên London’s Hyde vào năm 2004, Jobs đã cùng Ive tưởng tượng về việc xây dựng một khuôn viên tập trung xung quanh khu vực, như là trường đại học Standford, với nhiều công viên để đi dạo hay gặp mặt, Ive nói. Vào thời điểm đó, chiếc iPhone đầu tiên đã được tiến hành, và sự hồi sinh của Apple là nhờ vào iPod và iMac. Điều đó có nghĩa là công ty đã phát triển vượt bậc tại Cupertino, California, có thể chứa hơn 3000 người trong sáu toà nhà tại Infinite Loop (trụ sở cũ của Apple). Một cách chậm rãi, Apple bắt đầu xây dựng đồ án cho một không gian mới bằng cách mua 175 mẫu đất từ Hewlett-Packed. Và Ive đã mô tả như là “khu đất nhỏ cho việc đỗ xe”, một lối ra của xa lộ phía Nam cho trụ sở chính hiện tại của Apple.
Trong những ngày đầu tiên của kế hoạch, Powell Jobs – người thường chứng kiến những sự cộng tác lâu năm – đã nói rằng, Ive và Jobs đã chia sẻ những “bản vẽ, quyển sách, và tạo ra cách miêu tả cảm xúc”. Một vài nguyên tắc đã được đưa ra như là niềm tin với ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành làm cho chúng ta vui vẻ hơn và hiệu quả hơn. Nguyên vật mẫu thiết kế tiên quyết được tạo ra cho việc so sánh đối chứng giữa Foster và cộng sự, cũng như việc thực hành mô hình hoá và tạo ra nguyên vật mẫu. Các mẫu thiết kế được tạo ra để khớp nối và đối chiếu với các mẫu tương tự của Công ty Foster + Partners. Norman Foster ghé thăm Ive trong top-secret design studio trong cuộc họp đầu tiên của họ. Hai chuyên gia thiết kế có những mục đích khác nhau, nhưng vẫn tồn tại tình yêu đối với công trình hoạ sĩ người Anh – Bridget Riley, người theo đuổi phong cách đồ hoạ trắng-và-đen.
Ive đã khảo sát một cách tinh tế trên những khuôn viên công nghệ tại Silicon Valley. Ive nói: “Rất nhiều tòa nhà đang được xây dựng vào thời điểm hiện nay là sản phẩm của nền văn hóa chỉ có phần mềm. Bởi vì chúng tôi hiểu rõ về việc sáng tạo, chúng tôi sẽ xây dựng một nguyên vật mẫu rồi thử nó, và sử dụng nó. Sau đó, chúng tôi tiến hành xem xét những gì có hiệu quả và những gì không hiệu quả”. Facebook đã ủy nhiệm cho Frank Gehry thực hiện thiết kế cho trụ sở chính của mình với các bức tường ván ép chưa hoàn chỉnh, dây cáp vẫn còn treo trên trần nhà. Kế hoạch thiết kế của Bjarke Ingels và Thomas Heatherwick cho khuôn viên mới của Google lại thiên về một mái vòm bằng kim loại khổng lồ. Ive đã quen với việc tiếp nhận những dự án trong các lĩnh vực mới – chẳng hạn như máy nghe nhạc hay điện thoại thông minh – vì vậy việc thiết kế một khuôn viên không phải là một bước nhảy vọt đối với ông. Trong thực tế, Ive nghĩ rằng việc tách thiết kế kiến trúc từ dòng thiết kế sản phẩm không cần phải quá cứng nhắc. Kiến trúc vẫn chỉ là “một loại thiết kế sản phẩm; bạn có thể nói về quy mô, chức năng và vật liệu”, ông nói. “Tôi nghĩ rằng phác hoạ là một tập hợp các ranh giới nhẹ nhàng hơn cả việc đánh dấu chuyên môn của chúng tôi”.
Những chiếc bàn trong không gian làm việc mở, chúng có thể được nâng lên đến một mức nào đó bằng một nút ấn.
Bàn màu trắng được làm từ gỗ cây sồi trong khu vực sinh hoạt chung.
Vượt qua sự cần thiết phải có đủ không gian để chứa 12.000 nhân viên là sự mong muốn mãnh liệt về ánh sáng đã tạo nên hình dáng cho toà nhà chính của Apple Park. Những nhân viên khác nói rằng, Ive luôn luôn khao khát dấu hiệu vô hạn trong không khí. Ngoài ra, họ cũng cho biết thêm rằng, những vấn đề phức tạp, bao gồm thiết kế hệ thống thoát khí, một cánh quạt xoay liên tục. Cuối cùng, họ nhận ra rằng chỉ có toà nhà với thiết kế có hình dạng chiếc nhẫn mới đáp ứng được những nhu cầu đó.
Thiết kế này đòi hỏi bốn tầng văn phòng, nhiều hơn những gì Ive suy nghĩ, nhưng cũng chỉ được xem là đủ “vì bạn không cần sử dụng thang máy, và bạn có thể đi bộ để ghé thăm mọi người”, Ive nói. Bức vẽ và ảnh chụp những bức hình thiết kế trên nền một tòa nhà bên kia đường từ khuôn viên làm trụ sở cho dự án xây dựng. (Vào thời gian cao điểm vào tháng 2, đã có 6.200 công nhân tới để tiến hành xây dựng Apple Park hàng ngày). Một sơ đồ cho thấy các đơn vị khác nhau sẽ được đặt văn phòng của mình trong tòa nhà chính: Tầng thứ tư sẽ là căn hộ cho các phòng điều hành (bao gồm cả studio thiết kế của Ive), văn phòng dành cho nhóm Apple Watch. Tiếp đến, môt phần của đội ngũ làm việc với Siri sẽ chiếm lấy tầng ba của toà nhà. Bộ phận đảm nhiệm về iMac và iPad sẽ được sắp đặt xen kẽ với các nhóm phần mềm cấp trung bình.
Sau khi định hình một hình dạng tổng thể, nhóm nghiên cứu đã chia nhỏ toà nhà thành các phần nhỏ hơn. “Một trong những ưu điểm của chiếc nhẫn này là sự lặp đi lặp lại của một số phân đoạn”, Ive nói. “Chúng tôi có thể để mắt và chú ý đến chi tiết nhỏ hay đơn giản mà sau đó vẫn được lặp lại. Vì vậy, có chủ nghĩa thực dụng to lớn trong tòa nhà. “Vành đai sẽ được tạo thành từ các vỏ – không gian làm việc được xây dựng xung quanh khu vực trung tâm, giống như một tiếng nói hướng về phía trung tâm của chiếc nhẫn, và một hàng ghế ngồi tùy biến trong mỗi địa điểm: 80 cái mỗi tầng, tổng số là 320, nhưng chỉ có một nguyên vật mẫu và chúng tôi buộc phải thành công.
Powell Jobs nói: “Tính chất của nó là cảm hứng. Chất lượng của gỗ, chất lượng của đá, chất lượng của ánh sáng – đó là những gì tạo nên vẻ đẹp cho kiến trúc”. Cùng một thiết kế với Apple Park, mặc dù các nguyên vật liệu khá khiêm tốn. Hầu hết thiết kế của chiếc nhẫn thì làm từ bê tông và đá bi. Ive đã chỉ ra rằng, các đường viền của trần nhà làm bằng bê tông và bên ngoài cũng đã được đánh bóng như bề mặt các đá lót sàn, cũng như các miếng đá được lót trên cầu thang.
Phòng ăn chính – nơi Ive bắt đầu chuyến tham quan về tiến độ gần đây của khuôn viên trường – là một phòng khách bốn tầng với những cửa kính lớn 440.000 bảng mở ra ở cả hai bên để cho không khí đi qua. Các cột khổng lồ là những cột dát bằng thép thổi phồng giống với nhôm được sử dụng trên điện thoại và máy tính của Apple. (Apple đã xây dựng một mẫu phòng ăn gần trụ sở chính cũ của mình, nơi nó đã thử nghiệm dịch vụ ăn trong 3 năm). Ive tưởng tượng nó như là một điểm họp trung tâm – nhà bếp sẽ phục vụ 14.000 bữa trưa mỗi ngày – dẫn đến các cuộc gặp gỡ căng thẳng có thể sinh ra những ý tưởng mới. Nhân viên của Apple sẽ trả tiền cho các món ăn được phục vụ ở đây, nhưng với một tỷ lệ nhất định nào đó sẽ được trợ cấp. “Triết lý của Steve là khi mọi người phải chi trả một khoảng trong trò chơi, họ sẽ đánh giá cao hơn“, Dan Whisenhunt, giám đốc bất động sản và phát triển của Apple cho biết.
Nhân viên sẽ có nhiều cơ hội để tụ hợp với nhau hơn. Vùng trung tâm sẽ là địa điểm cho các “loại bia nổi tiếng” của Apple. Vào buổi chiều thứ Sáu, các chương trình giải trí nổi bật sẽ được diễn ra. Nhà hát Steve Jobs, với mục đích sử dụng chủ yếu cho các sự kiện ra mắt sản phẩm, cũng sẽ tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề, các buổi hòa nhạc nhỏ và các cuộc họp với Cook hay Ive sẽ được thực hiện theo từng nhóm trong khuôn viên trường.
ALL ABOUT IVE – Ive là động lực cho trụ sở mới của Apple, được thiết kế phối hợp với Norman Foster.
Trong vài tháng tới, Ive và các hàng nghìn nhân viên khác sẽ chuyển về Apple Park. Nhóm thiết kế của ông được dự kiến sẽ là một trong những người cuối cùng chuyển sang trụ sở mới vào mùa thu này – cùng khoảng thời gian với sự kiện mà Apple thường giới thiệu chiếc iPhone mới của mình. Các vấn đề tiếp theo mà Ive phải đối mặt, ngoài việc tái phát minh ra một thành công lớn nhất, là làm thế nào để củng cố công nghệ vào cơ thể và trong nhà của chúng ta, sử dụng các thiết bị như Apple Watch, AirPods và HomePods như đầu mối thu thập dữ liệu và theo dõi chúng ta. “Mọi thứ chúng tôi thiết kế và thực hiện trong tương lai sẽ bắt đầu ngay tại đây”, ông nói.
Với mỗi sản phẩm mới của Apple đã được tung ra, mẫu cũ trước đó của nó có vẻ hơi cũ kỹ. Nhưng Ive và Jobs đã xây dựng Apple Park để tồn tại, và di sản của họ sẽ được khắc sâu vào những lớp kính, những tầng bê tông và cây cối ở khuôn viên trong nhiều thập kỷ tới. Giống như vòng tròn mở ranh giới giữa bên trong và bên ngoài. Là một nhà thiết kế, “bạn dành quá nhiều thời gian để sống hoặc sống với giải pháp chưa từng tồn tại,” ông nói. “Tôi chỉ mong được gặp một kỹ sư mà tôi đang làm việc với một cái gì đó, để ngồi ở đó và có thể đi bộ ra ngoài, hay ngồi bên ngoài một chút với anh ấy, để có thể đi đến hội thảo và bắt đầu xem làm thế nào chúng ta đang xây dựng một cái gì đó”.
Bởi Christina Passariello trên trang The Wall Street Journal
Hình: Mikael Jansson, Tạp chí WJS
Bản Việt hóa được dịch bởi Arena Multimedia