Một bản thiết kế đẹp không chỉ đẹp trên máy tính, mà nó cũng cần phải thật hoàn hảo, thu hút khi được xuất thành phẩm. Sự chỉn cho trong sáng tạo buộc designer phải thật nghiêm túc khi in ấn. Những lưu ý được tổng hợp dưới đây sẽ cung cấp thêm phần nào kiến thức cho các designer khi quyết định xuất bản đứa con tinh thần của mình.
Trước khi in ấn: hãy đảm bảo là bạn đã sẵn sàng
Một điều kiện vô cùng quan trọng xảy đến ngay từ khi bạn nhận được yêu cầu thiết kế đó là hai từ: KẾ HOẠCH. Cần phải lên kế hoạch công việc của bạn. Đừng quên rằng việc xuất phim (hoặc ghi bản), phơi bản, in và thành phẩm sẽ mất rất nhiều thời gian. Nếu bạn thực hiện không đúng kế hoạch điều đó không có nghĩa là nhà in phải tăng tốc để kịp tiến độ cho bạn. Các máy in đều làm việc với một lịch dày đặc, các tờ in phải có thời gian để khô và nếu chế bản gặp sự cố, nó phải mất rất nhiều thời gian để mọi việc trở lại trật tự.
Hãy lập kế hoạch thật tỉ mỉ
Để đưa ra được một quyết định đúng đắn cho ấn phẩm của mình, hãy đảm bảo rằng bạn am hiểu hầu hết những nguyên liệu sẽ làm nên nó như loại giấy in, kiểu in, chỉ có vậy, bạn mới đặt sản phẩm của mình vào đúng chỗ mà nó cần.
Trên thị trường hiện nay, dùng cho in ấn, có thể điểm tên những chất liệu giấy sau đây:
– Giấy Fort : Loại giấy thông dụng, phổ biến nhất là giấy A4 trong các photo. Định lượng thường là 70-80-90g/m2 … Giấy Fort có bề mặt nhám, bám mực tốt, được dùng làm bao thư, hóa đơn, sổ, vở học sinh…
– Giấy Bristol : Loại giấy có bề mặt hơi bóng, mịn, bám mực tốt vừa phải, thường dùng để in hộp xà phòng, mỹ phẩm, dược phẩm, brochure, danh thiếp, tờ rơi, poster, thiệp … Định lượng: 230 – 350g/m2.
– Giấy Ivory: Loại giấy cũng tương tự như Bristol, nhưng chỉ có một mặt láng, mặt còn lại sần sùi, thường nằm ở mặt trong sản phẩm ( Nếu giấy được dùng làm bao bì thực phẩm thì phải được kiểm định).
– Giấy Couché : Loại giấy thường có bề mặt bóng, mịn, láng, in rất bắt mắt và sáng. Dùng để in tờ rơi quảng cáo, catalogue, poster, brochure … Định lượng: 90-300g/m2. Bên cạnh đó còn có Couche Matt cũng tương tự nhưng không phản xạ ánh sáng, thường được dùng để in các loại tạp chí cao cấp.
– Giấy Duplex : Có bề mặt trắng và láng gần giống với Bristol, mặt kia thường sẫm như giấy bồi. Thường dùng in các hộp sản phẩm kích thước khá lớn, cần có độ cứng, chắc chắn vì định lượng thường trên 300g/m2.
Ngoài ra còn có các loại giấy mỹ thuật, cán gân, dát vàng, bạc, các loại giấy than, giấy carton và nhiều loại khác nữa được sử dụng trong in ấn…
Nói đến các kiểu in ấn, hiện nay có 6 loại in thông dụng sau:
– In Typo: hiện nay kiểu in này không còn phổ biến nữa vì năng suất thấp.
– In flexo: Phương pháp in này được sử dụng rộng rãi để in các loại nhãn decal, bao bì hoặc thùng carton.
– In ống đồng: in các loại bao bì mềm dạng màng. (Bao ny-lông, bao đựng bánh kẹo, mì tôm…) Kiểu In này mang lại chất lượng in khá, tốc độ in nhanh, giá thành khá cao (vài ngàn đồng/sản phẩm), thích hợp với số lượng in khá lớn. Chi phí ban đầu rất cao (hơn 2 triệu đồng/ 1 màu).
– In lụa: Hình thức in thủ công (danh thiếp. bao bì, vải, quần áo…). Chất lượng in thấp, tốc độ chậm (200 sản phẩm/giờ/1 màu). Chi phí thấp.
– In offset (truyền qua): In sách báo, bao bì giấy, thiếc. Đặc điểm: Chất lượng in rất tốt, tốc độ in nhanh (5000 tờ A0/giờ), giá thành thấp (dưới 100đ/tờ A4, 4 màu). Thích hợp với số lượng in lớn. Chi phí ban đầu khá cao (khoảng 3 triệu).
– In phun: In quảng cáo trên các loại giấy, nhựa chuyên dùng (Hiflex). Giá thành khá cao (30.000 -> 50.000đ/m2). Thích hợp với in quảng cáo, số lượng in thấp.
Hãy xác định ấn phẩm của bạn thuộc loại nào để tìm được lưu ý dành riêng cho nó khi in nhe!
In poster thường sử dụng kích thước thông dụng là 40×60 cm, 50×75 cm, 60×80 cm. Loại giấy in chất lượng để in poster là giấy Couché để đảm bảo poster có màu sắc đẹp và độ dày hợp lý, phù hợp cho việc dán poster tại nơi công cộng. Sau khi in, poster thường được cán một lớp màng nilon bóng lên trên bề mặt in để tăng tone màu và bảo vệ bề mặt poster.
Sản phẩm poster của Học viên Arena
In vỏ hộp, bao bì sản phẩm, bạn hãy lựa chọn chất liệu in phù hợp và tiết kiệm nhất. Chọn loại bìa các tông của các nhà sản xuất uy tín, vừa dai vừa bền, chọn các loại bìa, giấy được kiểm định chất lượng và đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng. Bao bì rất chú trọng yếu tố thẩm mỹ vì vậy sự trơn láng, bắt sáng, màu sắc của chất liệu in cũng như kỹ thuật in ấn cũng cần được cân nhắc kỹ.
Bao bì là hồn của sản phẩm
Tờ rơi hiện nay được in trên máy in offset hiện đại hoặc được in bằng máy in kỹ thuật số (máy in laze màu chất lượng cao). Tờ rơi được in tráng phủ varnish hoặc cán màng để bảo vệ bề mặt in khỏi bị lem màu, trầy xước, thấm nước… Tại Việt Nam, giấy Couché và giấy Offset là 2 loại giấy được dùng để in tờ rơi nhiều nhất.
Một trong những mẫu tờ rơi đẹp nhất năm 2014
Hãy nhập cuộc thật sự quyết đoán
Sau khi tìm hiểu và chuẩn bị những thông tin cần kiến cho sản phẩm in ấn của mình, hãy tiến hành ngay khi có thể với những phần mềm in ấn và những lưu ý, yêu cầu vô cùng cần thiết sau.
Các designer nên sử dụng những phần mềm ứng dụng quen thuộc của nhà in như: PageMaker, QuarkXpress, Illustrator , CorelDraw, Photoshop. Đồng thời nên sử dụng các phần mềm đúng với yêu cầu, ví dụ như sử dụng PageMaker hoặc QuarkX-press để dàn trang; Illustrator, Freehand,CorelDraw phù hợp để vẽ các đối tượng đồ họa hoặc thiết kế những trang đơn; Photoshop để xử lý ảnh tốt nhất.
Lỗi chính tả luôn là điều dễ sơ suất nhất với designer bởi đôi khi họ quá chú tâm vào những gì mình thể hiện. Hãy đề nghị in ra mẫu thiết kế để cùng kiểm tra lỗi chính tả với họ. Ngoài ra, khi giao file, nên có 2 phần:
1. CD chứa file thiết kế (gọi là bản mềm)
2. Mẫu thiết kế (trong CD) được in ra (gọi là bản cứng)
Lưu ý cực kỳ quan trọng: Đầu tiên ghi CD, sau đó hãy dùng chính file trên CD đó để in. Điều này sẽ tránh được sai xót rất lớn khi in.(Không nên có thói quen ghi CD nhưng in file trên máy vì rất có thể 2 file này khác nhau do một lý do vô tình nào đó).
In ấn bao bì CD cũng rất phổ biến
Tùy thuộc vào nhu cầu in ấn, chúng ta cần xuất ra những định dạng file phù hợp:
- Xuất chỉ 1 file hình ảnh có đuôi “.JPG” (Có thể sử dụng trong việc in văn phòng, in hiflex kỹ thuật số, in PP…)
- Xuất file gốc đã convert font + file hình ảnh có đuôi “.JPG” (Đây là cách thường thấy trong in ấn. File gốc để in, file hình ảnh JPG để xem và đối chiếu).
- Xuất file gốc đã convert font + file có đuôi “.dpf” (file nào cũng có thể in, tùy theo mức độ và chất lượng).
- Trọn bộ: File gốc chưa convert font + Bộ font chữ sử dụng trong mẫu thiết kế + File có đuôi “.dpf” + file có đuôi “.JPG” + Hình ảnh link trong mẫu thiết kế. (Có thể đóng gói theo cách lưu tất cả file riêng lẻ vào 1 folder hoặc nếu đang thiết kế trong chương trình)
Đặt tên file in để không nhầm lẫn
Cách lưu file theo cú pháp như sau:
Tên công ty_Tên Sản phẩm_Phiên bản_Năm tháng ngày
VD: BMG_Banner 5m x 1m_Final_20100131
Lưu theo cách này sẽ có ưu điểm là: File tự động sắp xếp theo thời gian, dễ tìm, dễ quản lý.
Trong lúc xuất file, tình hình tương đối căng thẳng, có khi phải ghi đến 2, 3 CD do chỉnh sửa liên tục. Thế nên, đĩa nào ghi xong mà file bị lỗi thì loại ngay(vứt sọt rác), không đặt lung tung trên bàn. Tránh tình trạng cầm nhầm. File trong CD sửa rồi không lấy, lấy trúng cái chưa sửa mà bụng đinh ninh rằng đó là file cuối.
Đặc biệt, khi xuất file
Các bạn lưu ý một số điều sau:
- Màu của mẫu thiết kế hiển thị trên màn hình mỗi máy khác nhau.
- Màu sắc máy in phun nhanh trong công ty hoàn toàn khác so với loại được in sản phẩm (bài 2 đã từng đề cập về khía cạnh này nhưng với cách sử dụng Giấy).
- Màu sắc trên máy in proof (in test) cũng khác nhau so với sản phẩm thật.
- Ngay cả màu sắc khi in trên cùng 1 máy cũng khác nhau khi in trước, in sau.(VD: Tờ in thứ 150 có thể khác so với tờ thứ 3000)…
-
Màu sắc hiện thị trên máy tính và trên sản phẩm có thể lệch nhau
Vậy nên trước khi bàn giao thiết kế cho khách hàng, các bạn cũng nên chỉ rõ việc màu sắc có thể khác đi 3-5{b4d7861bc4ace284223a290b44341f7c57539798d7460e71679da0aaf3462b93} do ảnh hưởng giấy (đậm hơn, nhạt hơn)…
Trên đây là một vài lưu ý, yêu cầu và những kiến thức cơ bản nhất dành cho in ấn 2D, hi vọng các bạn designer sẽ khắc thật sâu những điều trên để làm thỏa mãn cao nhất những yêu cầu khắt khe từ khách hàng. Chúc các bạn thành công!