Học Thiết kế đồ họa trên máy tính nào là vấn đề khiến các chuyên gia Thiết kế đồ họa tương lai rất quan tâm. Bài viết này sẽ giải đáp chi tiết về yêu cầu thông số cấu hình máy tính, các phần mềm từ miễn phí đến chuyên nghiệp và các khóa học Thiết kế đồ họa từ trực tuyến cho đến bài bản chính thống. Cùng theo dõi nhé!
1. Học thiết kế đồ họa cần máy tính như thế nào?
Khi lựa chọn máy tính để học Thiết kế đồ họa, các ban cần xem xét những đặc điểm sau đây: Khả năng xử lý lệnh thao tác mượt mà không giật lag; khả năng hiển thị đảm bảo sắc nét với độ sai lệch màu nhở; khả năng lưu trữ lớn vì các sản phẩm đồ họa thường rất nặng và khả năng đa nhiệm chạy nhiều ứng dụng cùng lúc.
Từ những đặc điểm này, các thành phần của máy sẽ cần thông số kỹ thuật tương ứng sau:
- CPU: Bộ vi xử lý Intel i5 – i7 hoặc Ryzen 5 – 7;
- Bo mạch chủ: Khả năng hỗ trợ RAM 16GB trở lên;
- RAM: Dung lượng tối thiểu từ 8GB đáo , đặc biệt yêu cầu RAM 16GB – 32GB để đảm bảo các công việc chuyên nghiệp;
- Ổ cứng: Lựa chọn ổ SSD tối thiểu 256GB để chạy ứng dụng và hệ điều hành và ổ HDD có khả năng lưu trữ 1TB – 4TB;
- Màn hình: Độ phân giải Full HD trở lên cho chất lượng hiện thị màu sắc chuẩn xác và kích thước phù hợp với nhu cầu cá nhân;
- Card đồ họa: Ưu tiên sử dụng máy tính có card đồ họa rời với dung lượng từ 4GB trở lên, có thể nâng cấp.
Dưới đây là 5 loại máy tính để bàn và 5 loại laptop dành cho thiết kế đồ họa hàng đầu hiện nay:
Máy tính để bàn | Máy tính xách tay – Laptop |
1 – iMac (27-inch, năm 2020): CPU: Intel Core i5 – i9 thế hệ thứ 10; Đồ họa: AMD Radeon Pro 5300 – Radeon Pro 5700 XT; RAM: 8GB – 128GB 2666MHz DDR4; Bộ nhớ: 256GB – 8TB SSD; Màn hình: Màn hình Retina 5K 27 inch (đường chéo) 5120 x 2880. | 1 – MacBook Pro (16-inch, 2019): CPU: 9th-generation Intel Core i7 – i9; Graphics: AMD Radeon Pro 5300M – Radeon Pro 5500M; RAM: 16GB – 64GB; Screen: 16-inch Retina display with True Tone; Storage: 512GB – 8TB SSD. |
2 – iMac (24 inch, năm 2021): CPU: chip Apple M1 với CPU 8 lõi; Đồ họa: Tích hợp GPU 7 lõi – 8 lõi; RAM: Bộ nhớ hợp nhất 8GB – 16GB Màn hình: Màn hình Retina 24 inch 4,5K; Bộ nhớ: lên đến 2TB. | 2 – MacBook Pro 13 inch (M1, 2020): CPU: chip Apple M1 với CPU 8 lõi; Đồ họa: Tích hợp GPU 8 nhân; RAM: Bộ nhớ thống nhất 8GB – 16GB; Màn hình: Màn hình Retina 13,3 inch 2560 x 1600 LED-backlit; Lưu trữ: 256GB – 2TB SSD; Kích thước (Cao x Rộng x Cao): 30,41 x 21,24 x 1,56 cm. |
3 – Microsoft Surface Studio 2: CPU: Intel Core i7-7820HQ; Đồ họa: Nvidia GeForce GTX 1060 6GB -GTX 1070 8GB; RAM: 16GB – 32GB; Bộ nhớ: 1TB – 2TB SSD. | 3 – Dell XPS 15 (2020): CPU: Intel Core i5 – i7 thế hệ thứ 10; Đồ họa: Đồ họa Intel Iris Plus – Nvidia GeForce GTX 1650 Ti;RAM: 8GB – 64GB; Màn hình: 15,6 ”FHD + (1920 x 1200) IPS – UHD + (3840 x 2400); Dung lượng: 256GB – 1TB SSD. |
4 – HP Pavilion 590: CPU: 4-8 nhân AMD Ryzen 3/5/7, 4-6 nhân Intel Core i3 / i7; Đồ họa: Intel UHD / AMD Vega Pro / Radeon RX550 / Nvidia GeForce GTX 1050Ti / 1060; RAM: 8GB – 16GB;Bộ nhớ: SSD 128-256GB, Intel Optane 16GB, HDD 1-2TB. | 4 – Acer ConceptD 7: CPU: Intel Core i7 thế hệ thứ 9; Đồ họa: NVIDIA GeForce RTX 2060 – 2080; RAM: 16GB – 32GB; Màn hình: 15,6 ”4K UHD (3840 x 2160) 16: 9 IPS;Dung lượng: 1TB. |
5 – Dell Inspiron 27 7000: CPU: Intel Core i5-i7 / AMD Ryzen; Đồ họa: AMD Radeon 580 8GB / Nvidia GeForce GTX 1050 4TB; RAM: 8GB – 32GB; Màn hình: 27-inch 3840×2160 IPS hiển thị; Lưu trữ: 1TB HDD; Ổ cứng SSD 256GB. | 5 – Lenovo ThinkPad P1: CPU: Intel Core i5, Core i7, Core i9 hoặc Xeon; Đồ họa: Nvidia Quadro P1000 / P2000; RAM: 8GB-64GB; Màn hình: 15,6 ”Full HD (1.920 x 1.080); Lưu trữ: SSD 256-4TB. |
2. Top 5 phần mềm Thiết kế đồ họa trên máy tính miễn phí cho người mới bắt đầu
Nếu bạn đang trong quá trình tìm hiểu về Graphic Design thì danh sách 5 phần mềm hỗ trợ miễn phí sau đây sẽ là khởi đầu phù hợp với bạn.
2.1. DesignWizard
Đứng đầu danh sách những phần mềm hỗ trợ Thiết kế đồ họa trên máy tính miễn phí là DesignWizard – một công cụ mạnh mẽ dành cho những designer mới bắt đầu. Người dùng có thể truy cập vào nguồn cơ sở dữ liệu hình ảnh đồ sộ với hơn 15.000 mẫu thiết kế có sẵn. Đặc biệt, DesignWizard được phát triển với một giao diện đơn giản và thân thiện với người dùng. Cùng với đó, DesignWizard liên tục cập nhật các phông chữ mới cũng nhiều bài hướng dẫn thiết kế đồ họa trên kênh Youtube của nhà phát hành.
Bạn hoàn toàn không mất chi phí trả trước để sử dụng DesignWizard, tuy nhiên, để sở hữu các chức năng mạnh mẽ hơn thì bạn phải trả phí.
2.2. Canva
Canva là một trang web Thiết kế đồ họa miễn phí cực kỳ phổ biến đối với người dùng Việt Nam. Không chỉ hỗ trợ người dùng tạo CV, bản thuyết trình, infographic hay poster, Canva phát triển nhiều mẫu thiết kế đáp ứng xu hướng truyền thông kỹ thuật số như bài đăng Instagram, biểu đồ, tranh ghép ảnh, hình nền điện thoại,… Người dùng thoải mái tùy chỉnh những mẫu thiết kế này theo sở thích cá nhân để cho ra sản phẩm thiết kế ưng ý.
Bạn có thể sẽ cần đầu tư vào phiên bản trả phí hoặc thử phần mềm Thiết kế đồ họa miễn phí trên máy tính nâng cao hơn khi bạn hoàn thiện kỹ năng. Mặc dù phiên bản miễn phí của Canva rất tuyệt vời cho các nhà thiết kế mới làm việc với các mẫu, nhưng bạn có thể truy cập các công cụ và tính năng phức tạp hơn – chẳng hạn như chia sẻ nhóm – trong phiên bản trả phí.
2.3. Gravit Designer
Gravit Designer là một ứng dụng thiết kế vector được tạo ra bởi các nhà phát hành Corel Draw. Với một loạt các công cụ để tạo đồ họa vector với giao diện tự điều chỉnh, Gravit giành được vị trí trong số phần mềm Thiết kế đồ họa miễn phí tốt nhất cho máy tính hệ điều hành Mac và Windows – công cụ này cũng có sẵn cho ChromeOS và Linux.
2.4. Adobe Spark
Những designer mới học Thiết kế đồ họa trên máy tính có thể sử dụng Adobe Spark như một phần mềm thay thế miễn phí cho Adobe Illustrator. Mặc dù Adobe Spark không thể tích hợp đầy đủ tính năng như Adobe Illustrator nhưng đây vẫn là một nguồn dữ liệu cung cấp đa dạng các mẫu thiết kế sáng tạo trên một giao diện dễ sử dụng hơn nhiều. Bên cạnh đó, người dùng có thể thiết kế poster, logo hoặc thực hiện 1 video quảng cáo cơ bản với Spark.
Bên cạnh khả năng hoạt động trên máy tính, Adobe Spark hoạt động trên nền tảng thiết bị di động, cho phép người dùng thiết kế mọi lúc, mọi nơi.
2.5. Vecteezy
Vecteezy là một trình chỉnh sửa trực tuyến miễn phí trên trình duyệt web, phần mềm cho phép bạn chỉnh sửa các mẫu đồ họa vectơ hiện có hoặc sáng tạo các thiết kế vectơ từ đầu. Nó cực kỳ dễ sử dụng và sở hữu hiệu năng mạnh mẽ đáng ngạc nhiên dù là được cung cấp dưới dạng bản miễn phí. Đây sẽ là một phần mềm Thiết kế đồ họa trên máy tính bạn nên ghi lại để sử dụng sau này.
3. Top 5 phần mềm chuyên nghiệp cho chuyên gia Thiết kế đồ họa
Các phần mềm miễn phí là bước đầu để làm quen với việc Thiết kế đồ họa trên máy tính. Tuy nhiên, để phát triển lâu dài trên con đường chuyên nghiệp, các bạn cần đầu tư rèn luyện bài bản kỹ năng sử dụng các phần mềm nâng cao sau:
- Adobe Photoshop;
- Adobe Illustrator;
- Adobe Indesign;
- CorelDRAW Graphics Suite 2019;
- Xara Designer Pro.
Để tìm hiểu chi tiết và học cách sử dụng thành thạo các phần mềm trên bạn nên lựa chọn các khóa học Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp.
4. Khóa học Thiết kế đồ họa online trên máy tính cho người mới
Coursera là một nền tảng cung cấp khóa học trực tuyến của Hoa Kỳ thành lập bởi các giáo sư khoa học máy tính Andrew Ng và Daphne Koller của Đại học Stanford. Coursera hợp tác với các trường đại học và các tổ chức khác để cung cấp các khóa học trực tuyến về nhiều môn học khác nhau và trong đó có Graphic Design. Dưới đây là một vài khóa học Thiết kế đồ họa trên máy tính mà bạn mới với lĩnh vực này có thể tham khảo:
- Graphic Design Specialization: CalArts là Viện Nghệ thuật California tạo ra khóa học này để trang bị cho những người mới bắt đầu kiến thức về các công cụ chính thức và khái niệm được sử dụng trong lĩnh vực thiết kế đồ họa;
- Graphic Design Elements for Non-Designers Specialization: Đây là khóa học do Đại học Colorado Boulder nổi tiếng thế giới cung cấp nội dung về các yếu tố thiết kế đồ họa cơ bản, lý thuyết màu sắc, hình ảnh, thiết kế ấn phẩm và kỹ thuật tạo bố cục hiệu quả;
- Google UX Design Professional Certificate: Google đã ra mắt chương trình chứng chỉ Thiết kế UX trực tuyến trên Coursera để giúp người học tìm hiểu nền tảng của thiết kế UX, cách tiến hành nghiên cứu người dùng và thiết kế nguyên mẫu trong các công cụ như Figma và Adobe XD;
- UI / UX Design Specialization: Khóa học này từ CalArts lựa chọn phương pháp tiếp cận lấy thiết kế làm trung tâm, tập trung vào việc truyền đạt các kỹ năng thực tế về truyền thông hình ảnh nhiều hơn là lập trình hoặc tiếp thị.
Với tính chất đăng ký học miễn phí, các khóa học kể trên chỉ cung cấp nội dung kiến thức cơ bản. Tuy nhiên, để thành thạo kỹ năng Thiết kế đồ họa trên máy tính và có khả năng cạnh tranh lâu dài trên thị trường sáng tạo khốc liệt, bạn cần tham gia các chương trình tạo bài bản.
Tại các khóa học này, học viên sẽ được đào tạo bài bản từ tư duy sáng tạo cho đến nguyên lý thiết kế và thành thục kỹ năng sử dụng các phần mềm Thiết kế đồ họa trên máy tính như: Adobe Illustrator CC; Adobe Photoshop CC; Adobe Indesign CC; Adobe Lightroom CC;… Một số đơn vị đào tạo chất lượng còn trang bị cho học viên máy tính cấu hình cao kèm phần mềm chuyên nghiệp do nhà trường đầu tư để phục vụ quá trình học tập.
Xem thêm: Học Thiết kế đồ họa cần những gì? Bật mí cho người mới bắt đầu
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn học Thiết kế đồ họa trên máy tính hiệu quả hơn. Hi vọng bạn sẽ tìm được chiếc máy tính phù hợp và những phần mềm hỗ trợ hữu ích để đáp ứng tốt nhu cầu học tập của mình!