Thiết kế đồ họa kỹ thuật số có thể thu hút nhiều sự chú ý, nhưng điều đó không có nghĩa là Thiết kế đồ họa in ấn đã lỗi thời. Có rất nhiều loại Thiết kế đồ họa in ấn vẫn là một phần không thể thiếu trong lĩnh vực quảng cáo – truyền thông, và các Designer tương lai cần phải có kỹ năng chuyên môn về thiết kế in ấn. Vậy học Thiết kế đồ họa in ấn là gì và tại sao nó vẫn quan trọng?
Bài viết này sẽ giải đáp những thắc mắc này cùng với đó là giới thiệu môi trường đào tạo bài bản ngành nghề này.
1. Thiết kế đồ họa in ấn là gì?
Thiết kế đồ họa in ấn hay Thiết kế in ấn là một hình thức giao tiếp bằng hình ảnh được sử dụng để truyền tải thông tin đến khán giả thông qua thiết kế thẩm mỹ có chủ đích được in trên một bề mặt hữu hình. Sản phẩm được thiết kế để in trên giấy, thay vì trình bày trên nền tảng kỹ thuật số.
Nói cách khác, Thiết kế in ấn là một quá trình Thiết kế đồ họa. Sản phẩm cuối cùng của nó vẫn là một thiết kế ở dạng kỹ thuật số (.psd, .tif, .indd,…), sau đó thiết kế này được in lên các vật liệu như giấy, bìa cứng, nhựa, kim loại, gốm sứ,… Lưu ý KHÔNG bao gồm quá trình in, tức là sản xuất bản cứng của tài liệu và các thiết kế khác.
Xem thêm: Biết tuốt từ A đến Z trước khi theo đuổi ngành Thiết kế đồ họa
2. Các sản phẩm Thiết kế đồ họa in ấn
Dưới đây là 11 sản phẩm phổ biến nhất mà người học Thiết kế đồ họa in ấn có thể tạo ra:
Xem thêm: Sản phẩm thiết kế đồ họa – Tất cả những gì bạn cần biết
3. Yếu tố cần nắm rõ khi theo học Thiết kế đồ họa in ấn
7 yếu tố dưới đây chỉ là những lưu ý cơ bản nhất mà các designer cần nắm rõ khi Thiết kế đồ họa in ấn.
3.1. Kích thước in ấn
Yếu tố rất quan trọng đầu tiên của Thiết kế đồ họa in ấn chính là sự đồng đều kích thước của file kỹ thuật số và bề mặt in ấn. Các designer cần đảm bảo kích thước file thiết kế vừa đúng tỉ lệ hoặc lớn hơn so với kích thước mong muốn thực tế khi thiết kế được in ra. Ví dụ, file thiết kế cỡ A3 có thể được in trên khổ giấy A4 nhưng ngược lại thì không. Đặc biệt, đối với những sản phẩm yêu cầu đồ họa hình ảnh, việc thiết kế đúng kích thước sẽ càng quan trọng hơn trong việc đảm bảo hình ảnh hiển thị với chất lượng cao nhất.
Các thông số kích thước thường gặp trong Thiết kế in ấn:
- A1: 59.4cm x 84.1cm;
- A3: 29.7cm x 42cm;
- A4: 21cm x 29.7cm;
- A5: 14.8cm x 21cm;
- Standee: 60cm x 160cm; 80cm x 180cm;
- Brochure: 20cm x 30cm.
3.2. Định dạng tệp in
Có nhiều loại tệp chung khác cũng như những loại tệp dành riêng cho các chương trình và hệ điều hành cụ thể, nhưng để thành công nhất, hãy sử dụng các loại tệp này:
- JPG / JPEG: Là định dạng tệp mặc định trên máy ảnh kỹ thuật số, JPG được lưu bằng cách sử dụng độ phân giải thích hợp và không gian màu chính xác. Theo mặc định, ảnh JPG được in với hệ màu CMYK;
- PDF: Một định dạng tệp khác được sử dụng rộng rãi do tính năng bảo toàn nội dung và hình thức gốc cho dù người xem nhìn thấy hình ảnh như thế nào;
- EPS: Đồ họa vector thường được lưu ở định dạng này sau khi hoàn thành và vẫn có thể được phóng to không giới hạn bằng cách sử dụng loại tệp này;
- PNG: Loại tệp này vượt trội nhờ mang lại chất lượng hình ảnh cao và hỗ trợ nền trong suốt hoặc các đặc điểm mờ trong hình ảnh;
- TIFF: Độc quyền để in hình ảnh, chất lượng hình ảnh cao và kích thước tệp lớn khiến nó trở thành một phương pháp in thiết kế được ưa chuộng. Nén hình ảnh không làm giảm chất lượng của nó không giống như hầu hết các loại tệp ở trên.
3.3. Hệ màu hiển thị
Trước hết, các bạn cần phân biệt 2 hệ màu phổ biến trong Thiết kế đồ họa in ấn quảng cáo hiện nay:
- CMYK là một chế độ màu trừ, trong đó tất cả các màu có thể được tạo ra từ các kết hợp khác nhau của Lục lam, Đỏ tươi, Vàng và Đen (Chính). Nó hoạt động bằng cách thêm các kết hợp khác nhau của các loại mực với nhau để tạo ra các màu sắc khác nhau. Càng sử dụng nhiều mực, màu càng đậm.
- RGB cho phép phổ màu rộng hơn CMYK. Bằng cách đảm bảo thiết kế để in ở chế độ màu CMYK, bạn có thể đảm bảo rằng thiết kế của mình chỉ giới hạn ở những màu có thể tái tạo trong quá trình in chuyên nghiệp.
Các công ty in ấn chuyên nghiệp lựa chọn sử dụng hệ màu CMYK, vì vậy các designer cần đảm bảo cài đặt chế độ màu thành CMYK trong bất kỳ ứng dụng thiết kế nào đang dùng. Thiết kế ở chế độ RGB thay vì CMYK có lẽ là sai lầm phổ biến nhất đối với những người mới tìm hiểu về thiết kế in ấn.
3.4. Độ phân giải
Để đảm bảo sự sắc nét của sản phẩm đồ họa sau khi in thì độ phân giải trong file kỹ thuật số phải phù hợp với kích thước ấn phẩm. Ví dụ, khổ giấy A5 và A4 có thể đáp ứng độ phân giải cao nhất của những thiết kế với kích thước nhỏ 300 x 450 px tuy nhiên đồ họa sẽ hiển thị chất lượng kém hay bị vỡ ảnh nếu được in trên khổ giấy kích thước A2, A1. Vì vậy, designer cần lựa chọn hình ảnh trong thiết kế có độ phân giải tối thiểu là 300ppi.
3.5. Vùng bù xén
Một lưu ý quan trọng trong quá trình in file Thiết kế đồ họa kỹ thuật số ra mặt giấy đó là: máy in sẽ tự động cắt bớt từ 2 – 3 mm các mép ngoài của mẫu thiết kế. Điều này hình thành khái niệm “vùng bù xén” nghĩa là các designer cần chừa 1 vùng khoảng 2 – 3mm bao quanh tài liệu để bù vào vùng cắt của máy in.
3.6. Phông chữ – Font
Khi các file Thiết kế đồ họa kỹ thuật số được chuyển qua lại giữa máy tính của designer và máy tính của công ty in ấn, có thể font chữ sẽ bị thay đổi hoặc không hiển thị được nội dung trên các thiết bị không có đủ font chữ. Vì vậy để tránh các vấn đề trên xảy ra, các designer cần cài đặt chữ về dạng outline.
3.7. Nhúng hình ảnh
Thói quen chỉ dẫn liên kết hình ảnh giúp cho file thiết kế trở nên nhẹ hơn, tuy nhiên trước khi gửi file đi in nếu không nhúng hình ảnh, file thiết kế có khả năng cao sẽ mất toàn bộ hình ảnh hoặc hiển thị hình ảnh chất lượng thấp.
Xem thêm: Khóa học Thiết kế đồ họa quảng cáo cho người mới
4. Nên học Thiết kế đồ họa in ấn ở đâu?
Một địa chỉ đào tạo uy tín sẽ cung cấp thêm kiến thức chi tiết về Thiết kế đồ họa in ấn, bên cạnh đó hệ thống bài bản các nội dung về tổng quan thiết kế đồ họa áp dụng từ bước tư duy ý tưởng cho đến kỹ năng hình thành bản thiết kế hoàn hảo. Đây chính là phương pháp đào tạo tại Arena Multimedia – Thương hiệu đào tạo Thiết kế đồ họa hàng đầu Châu Á.
Chương trình đào tạo Chuyên gia Thiết kế đồ họa kéo dài 15 tháng của Arena Multimedia sẽ trang bị cho học viên về:
- Kỹ năng sử dụng thành thục các phần mềm thiết kế đồ họa như Adobe Illustrator CC; Adobe Photoshop CC; Adobe Indesign CC;… hỗ trợ tối đa cho những sản phẩm in ấn;
- Kiến thức chuyên môn về Thiết kế cho in ấn và quảng cáo, bên cạnh các môn bổ trợ như Thiết kế dàn trang sách, báo; Nghệ thuật chữ; Minh họa kỹ thuật số;…
- Bằng chứng chỉ có giá trị quốc tế cấp bởi Arena Multimedia toàn cầu được chấp nhận tại hơn 20 quốc gia và liên thông với 4 trường đại học đứng đầu nền công nghiệp sáng tạo.
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) là khóa đào tạo nghề chuyên nghiệp với thời gian 2,5 năm, được cấp bằng quốc tế (Advanced Diploma In Multimedia) và liên thông Đại học quốc tế với các trường danh tiếng tại Úc, Anh, Tây Ban Nha & Canada. Kỳ 1: Graphic Design (thiết kế đồ hoạ) Kỳ 2: Digital Product Design (Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số) Kỳ 3: Digital Filmmaking (Làm phim kỹ thuật số) Kỳ 4: 3D Game Design (Thiết kế game 3D) Kỳ 5: 3D Animation (Hoạt hình 3D) Độc giả đăng ký tư vấn khóa học tại đây. |
Nếu bạn muốn tìm hiểu chi tiết hơn về chương trình học Thiết kế đồ họa nói chung và học Thiết kế đồ họa in ấn nói riêng tại Arena, đừng ngần ngại liên hệ đến bộ phận tư vấn của nhà trường để được giải đáp chi tiết:
Thông tin liên hệ:
TP.HCM
Email: arena@aprotrain.com
* ARENA Nguyễn Đình Chiểu
212-214 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
Tel: 1800 1525
* ARENA Hồ Văn Huê
43R/12 Hồ Văn Huê, P.9, Q.Phú Nhuận
Tel: 1800 6325
* ARENA Tân Bình
Số 6 Tân Kỳ Tân Quý (gần Etown), Q.Tân Bình
Tel: 1800 2074
* ARENA Lê Tuấn Mậu
136 Lê Tuấn Mậu, Quận 6
Tel: 1800 2046
HÀ NỘI
Email: arena2@aprotrain.com
* ARENA Trúc Khê
80 Trúc Khê, Q. Đống Đa
Tel: 1800 1542
* ARENA Phạm Văn Bạch
D29 Phạm Văn Bạch, Q. Cầu Giấy
Tel: 1800 1542
* ARENA Trần Phú
110 Trần Phú, Q. Hà Đông
Tel: 1800 1542