Tất cả những hình ảnh nhân vật, giao diện, đồ họa trong game mà bạn thường thấy đều được tạo ra bởi các Game Artist. Bạn đã hiểu rõ Game Artist là gì, mức lương cực hot mà ngành nghề này đem lại hiện nay? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Hiểu rõ về Game Artist
1.1. Game Artist là gì?
Chắc hẳn với nhiều game thủ, khi chơi một sản phẩm game, thứ cuốn hút bạn đầu tiên có lẽ là giao diện, là hình ảnh nhân vật, bối cảnh game. Và Game Artist (Họa sĩ Game) chính là phù thủy đã khắc họa tất cả các yếu tố trực quan này: từ nhân vật, quần áo, xe cộ, đạo cụ, phong cảnh, màu sắc, họa tiết…
Hiện nay, dưới sự bùng nổ của công nghệ và các hình thức giải trí, Game Artist đóng vai trò quan trọng, thường chiếm gần phân nửa nhu cầu nhân lực trong một studio game. Cùng với đội nhóm phát triển game của mình, Game Artist có trách nhiệm tạo ra các phác thảo sơ bộ, và biến các phác thảo đã chọn thành đồ họa 2D hoặc 3D.
Bởi sự đa dạng của các sự vật trong game, Game Artist có thể được chia nhỏ vai trò, như: 3D Modeller, 2D/ Texture Artist, Environment Artist, Lighting hay Effect Artist,… Đây là những hướng đi mà người học có thể lựa chọn dựa trên năng lực và thế mạnh bản thân.
1.2. Game Artist và Game Design có khác nhau không?
Khi lựa chọn ngành học Thiết kế Game, không ít bạn trẻ nhầm lẫn giữa 2 ngành nghề này. Nếu chỉ thoạt nghe lần đầu, có thể bạn sẽ thấy Game Artist hay Game Design dường như cùng đảm nhận việc tạo nên một hình ảnh, sự vật trong game.
- Game Artist (Họa sĩ Game)
- Game Design (Thiết kế Game)
Game Artist có vai trò tạo ra hình ảnh 2D hoặc 3D cho game. Họ phải tưởng tượng các yếu tố trực quan này và phác thảo, sau đó biến các bản phác thảo được lựa chọn thành đồ họa máy tính.
Mặt khác, Game Design thực hiện việc tạo ra câu chuyện, tình tiết game, mục tiêu, các quy tắc, thách thức lôi cuốn nhằm thúc đẩy tương tác giữa các nhân vật, người dùng…
Một số nhiệm vụ chính của một Game Design: phát triển cốt truyện game, cốt truyện nhân vật, đối thoại game, phát triển luật chơi & hệ thống tính điểm, xác định mức khó, cấp bậc game, chỉnh sửa kỹ thuật, kết xuất hình ảnh… hay kiểm tra chất lượng bằng cách trải nghiệm game.
Tham khảo: https://vntalent.edu.vn/game-artist-va-game-design-co-khac-nhau-khong/
2. Thu nhập và cơ hội nghề nghiệp của Game Artist
2.1. Thu nhập
Hiện nay, Game Artist là một trong số những nghề không có giới hạn thu nhập. Không chỉ dựa trên loại hình, vị trí, quy mô công ty, mức lương thỏa thuận còn tùy thuộc vào kinh nghiệm của bạn.
Trung bình mỗi giờ, Game Artist trên thế giới có mức lương là 43.40 $ theo số liệu của Career Explorer (từ 22.77 $/h – 69.62 $/h). Còn tại Việt Nam, theo Salary Expert, khởi điểm cho vị trí 3D Game Artist vào khoảng 215.000.000 đồng/năm, trong khi vị trí senior có thể lên đến 360.000.000 đồng/năm.
2.2. Cơ hội nghề nghiệp của Game Artist
Với sự phát triển của ngành công nghiệp Game hiện nay, Game Artist đang là một trong những vị trí được ưu tiên tuyển dụng nhiều nhất tại các công ty Game Việt Nam.
Để trở thành Game Artist tại các công ty, bạn có thể bắt đầu với vị trí Intern (thực tập sinh) hoặc trải qua bài kiểm tra chất lượng đầu vào. Thông thường, tối thiểu sau khoảng 5 năm, bạn sẽ trở thành quản lý chính trong đội nhóm Game Artist.
Game Artist có khá nhiều mảng chuyên sâu. Bạn có thể định hướng mạnh theo một lĩnh vực cụ thể như: thực tế ảo (VR) hoặc Game Mobile, hay thậm chí lấn sân sang Game Design. Một số nhánh khác như thiết kế đồ họa 2D hoặc 3D của giải trí hay truyền thông, tiếp thị hoặc giáo dục.
3. Yếu tố cần có để trở thành Game Artist chuyên nghiệp?
3.1. Đam mê
Trong bất kỳ ngành nghề nào, đam mê là yếu tố cần thiết. Là Game Artist, bạn phải dành rất nhiều thời gian ngồi trước màn hình vi tính, nghiên cứu và luyện vẽ để cho ra sản phẩm tốt. Đây thực sự là một chặng đường đầy thách thức. Nếu không có đủ đam mê, bản lĩnh với nghề thì khó có thể theo đuổi Game Artist lâu dài. Bởi vậy, bạn cần có cho mình đam mê, lòng nhiệt huyết gắn bó và thời gian sẽ trả lời.
3.2. Kiến thức và khả năng hội họa
Nền tảng hội họa gần như là yếu tố bắt buộc của mọi nhà thiết kế nói chung cũng như Game Artist nói riêng. Công việc của Game Artist về cơ bản giống như một họa sĩ vậy. Không họa sĩ nào lại không hiểu rõ kiến thức về mỹ thuật như màu sắc, bố cục, tỷ lệ, ánh sáng… Để mô phỏng được sự vật, vẽ chính xác những gì bạn nghĩ cần phải trải qua quá trình rèn luyện, trau dồi liên tục.
3.3. Khả năng sử dụng các công cụ
Đây chính là điểm khác biệt của Game Artist với các nghề họa sĩ khác. Bạn cần phải biết cách vẽ bằng cách sử dụng công cụ kỹ thuật số (digital). Tùy thuộc vào mục đích sản phẩm, có các phần mềm đồ họa khác nhau để bạn chọn lựa:
- 2D Artist: Photoshop, Adobe Flash Professional
- 3D Artist: 3ds Max, Zbrush, Maya
- Animator: 3ds Max, Maya
- Effect/Partical Artist: After Effects
3.4. Kiến thức về game, kiến thức tổng hợp
Chắc hẳn bạn trẻ nào khi tìm hiểu về Game Artist ít nhiều có sự say mê game. Và công việc của một Game Artist đòi hỏi bạn chơi càng nhiều dạng game khác nhau càng tốt. Qua nhiều trải nghiệm, đánh giá đồ họa game (từ Moba, RPG…) hay nghiên cứu sự khác nhau trong chiến thuật chơi, bạn sẽ gia tăng hiểu biết về đối tượng, đa dạng phong cách vẽ. Từ đó, rút ra được cách vẽ phù hợp.
3.5. Sự sáng tạo
Bên cạnh kiến thức, khả năng sử dụng thành thạo công cụ vi tính, sáng tạo là yếu tố không thể thiếu với một Game Artist. Nếu một người chép hình ảnh đơn thuần chỉ sao chép lại nguyên mẫu thì điểm khác biệt của Game Artist là làm nổi bật được đặc điểm, cá tính, hình thù của mỗi đối tượng vẽ ra bằng các trải nghiệm, khả năng quan sát, sáng tạo.
4. Thách thức đối với nghề Game Artist
Thực tế, Game Artist là một nghề mở rộng nhiều cơ hội việc làm.Tuy vậy, chi phí học tập và việc đầu tư trang thiết bị lại là vấn đề khiến nhiều bạn trẻ còn lưỡng lự khi suy nghĩ có nên theo đuổi nghề hay không.
Hiện nay, có 4 trung tâm đào tạo Game Artist nổi trội là Arena Multimedia, FPT Arena, VTC Academy và Polygon. Học phí tại đây trung bình vào khoảng 60 triệu/ khóa 2 năm, kèm theo các chi phí về máy tính, bảng vẽ điện tử, … ít nhất là 20 triệu. Song nếu thực sự đam mê theo đuổi nghề, đây là khoản đầu tư tương xứng với mức lương Game Artist trong tương lai.
Bên cạnh trường lớp, một thách thức khác cho các bạn trẻ thiết kế đồ họa game Artist là nghề yêu cầu khả năng tự học rất cao. Kiến thức không chỉ dừng lại ở hiểu biết mà còn phải là những kinh nghiệm chuyên sâu. Đó là các trải nghiệm thực tế, kiến thức xã hội, kiến thức game để hiểu đối tượng, hiểu nhân vật, bối cảnh game. Cách thể hiện của mỗi yếu tố này giúp chắp nối với câu chuyện trong trò chơi một cách chính xác nhất.
Ngoài ra, với mỗi loại hình trò chơi thì thiết kế đồ họa, hình ảnh game có sự khác nhau. Họa sĩ game vì thế cần biết cách linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi liên tục của các nền tảng cũng như xu hướng về thể loại game hiện hành.
5. Học thiết kế Game ở đâu?
Bơi trong biển kiến thức của Game Artist không phải chuyện đơn giản. Nếu mới tìm hiểu về nghề, bạn có thể thử tự học, nhưng khi mong muốn chính thức theo nghề, một địa chỉ học sẽ giúp bạn đi nhanh, sâu và bền vững hơn. Môi trường học tập, giao lưu, học hỏi và cọ xát với người trong nghề sẽ gia tăng hiểu biết, vốn kỹ năng cho bất kỳ người học đồ họa nào.
Để được tư vấn thêm về: Game Artist là gì hoặc các chương trình đào tạo và ưu đãi khuyến học tại Arena Multimedia, vui lòng liên hệ Ban tuyển sinh tại Arena để được hỗ trợ nhanh chóng, chính xác.
Tại thành phố Hồ Chí Minh:
- 212-214 Nguyễn Đình Chiểu, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 1800 1525
Email: [email protected]
- 778/10 Nguyễn Kiệm, phường 4, quận Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 1800 6325
Email: [email protected]
- Số 6 Tân Kỳ Tân Quý (gần Etown), Q.Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh
Số điện thoại: 1800 2074
Email: [email protected]
Tại thành phố Hà Nội:
- 80 Trúc Khê, phường Láng Hạ. quận Đống Đa, TP Hà Nội
Số điện thoại: 1800 1542
Email: [email protected]
- D29 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội
Số điện thoại: 1800 1542
Email: [email protected]
- 110 Trần Phú, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Số điện thoại: 1800 1542
Email: [email protected]