Thiết kế là một trong những công việc đòi hỏi độ sáng tạo maximum, vì đam mê mà bạn dấn thân vào công việc này, nên hãy luôn tìm cách liên tục đổi mới bản thân để dừng bao giờ từ bỏ khi gặp khó khăn nhé. Thử những tip mà Arena chỉ dưới đây xem nào bạn ơi!
1. Loại bỏ những thứ không cần thiết
Đầu năm nay tôi đã phải xem lại toàn bộ những tin tức từ RSS của tôi, những bài viết được đánh dấu trước đây và đem xóa hết tất cả chúng vì không thể lưu trữ nổi. mặc dù trong đó có nhiều bài viết chứa nội dung rất hay nhưng chắc chắn một điều rằng tôi ít khi nhớ đến và đọc lại chúng.
2. Những kế hoạch nhỏ sẽ dẫn bạn đi xa
Nhiều nhà thiết kế cũng mong muốn mình sẽ tạo nên một vài cái trang mạng xã hội đại loại kiểu như Facebook hay Twitter chẳng hạn nhưng than ôi vấn đề ở chỗ 99{2fbbcdce6fba7ceca857f06e76ee977e945822970f76c6e598e150c203d39bd9} những kiểu hoài bão như vậy đều không thể thực hiện được. Tôi không cố ý ám chỉ mục tiêu đó là quá cao nhưng ở đây tôi chỉ muốn nói tới những mục tiêu mà bạn có thể đạt được, bắt đầu từ việc đưa ra cho bản thân bạn một vài những thành công nhỏ. Đó chính là những cơ hội trong tầm tay của bạn. nếu nó thành công tức là bạn có thể tiến xa hơn trong tương lai. Chỉ cần bỏ ra một chút cố gắng là bạn có thể tiết kiệm cho mình một khoản chi phí đáng kể trong việc thực hiện mục tiêu của mình. Cả một thế giới rộng lớn mà bạn hoàn toàn có thể khai thác được từ những nguồn tư liệu sách báo cho đến những tài liệu hướng dẫn bổ ích hay những trang thiết kế trên Internet, tất cả hoàn toàn đều nằm trong tầm tay của bạn.
3. Đừng tỏ ra quá kín đáo
Như nhiều nhà thiết kế khác, trước đây tôi cũng thường ít khi nói về công việc của mình trước bất cứ ai, đặc biệt là những khách hàng cho đến khi mọi việc diễn ra suông sẻ. Nhưng giờ tôi cảm thấy rất mừng khi thoát ra khỏi lối suy nghĩ đó. Bạn càng chia sẻ một vài thông tin về công việc mà bạn đang tiến hành cho những người bạn quan tâm thì bạn càng sớm nhận ra con đường mình đi có đúng hướng hay không.
4. Đôi khi thất bại cũng được xem là một lựa chọn
Trong một cuộc phỏng vấn, khi phóng viên hỏi về cảm giác của anh như thế nào sau những thất bại liên tiếp, Thomas Edison nói rằng : “I have not failed. I’ve just found 1000 ways that won’t work.”. Hầu hết ai trong chúng ta đều có thể biết Edison là ai bởi những thành tựu quá vĩ đại mà ông đã để lại cho nhân loại. Nhưng nếu không có những thất bại trong phòng thí nghiệm thì chắc chắn chúng ta đã không nghe nói đến một cái tên lỗi lạc như vậy phải không nào.
Đừng tỏ ra lo sợ mỗi khi bạn té ngã, những đứa con nít mới chập chững biết đi luôn làm điều đó mọi lúc. Việc bọn trẻ ngã và tự đứng lên được chúng thực hiện liên tục cho đến khi có thể đi được. Bạn có bao giờ nhận được những email kiểu như là “ Hey, tôi thật sự phí mất 5 phút cuộc đời của mình vào cái ứng dụng ngớ ngẩn của bạn”. Hay thậm chí ai đó còn cố tình bêu rếu, nói xấu về cái sản phẩm của bạn, nhưng hãy nhớ rằng đừng để những lời nói đó tác động đến bạn. Mỗi khi ai đó hủy bỏ dịch vụ từ Nusii.com, tôi liền hỏi họ tại sao. Tại sao bạn lại không sử dụng nó nữa? Dịch vụ không hỗ trợ tốt cho bạn hay bạn có điều gì không hài lòng về dịch vụ mà tôi cung cấp. Khách hàng sẽ nói cho bạn biết và sẽ cho bạn một câu trả lời. Để làm gì? Để những phiên bản kế tiếp của bạn sẽ được hoàn thiện hơn, phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng và người sử dụng. Có thể họ không thích sản phẩm, sách, hay bất cứ dịch vụ nào của bạn cung cấp bởi cũng có thể thậm chí họ còn không phải đối tượng mà bạn đang muốn nhắm đến. Thất bại chỉ là nhân tố bắt đầu cho sự phát triển mà thôi.
5. Tự do trong thiết kế
Bạn không cần thiết phải quá gò bó đầu óc của bản thân quá nhiều về những vấn đề nằm ngoài công việc sáng tạo của bạn. Hãy để tâm trí được tự do, hãy làm việc trong một tinh thần vui vẻ và thích thú bằng một khối óc sáng tạo của người thiết kế. Thiết kế chính là một hình thức truyền tải thông điệp, và cách truyển tải hiệu quả nhất chính là niềm vui. Be free!
6. Nỗ lực không ngừng để hoàn thiện
Những người bạn và đồng nghiệp của bạn sẽ luôn luôn nói bạn rằng bạn rất tuyệt. Nhưng họ chỉ thật sự là bạn tốt của bạn khi họ có thể nói rằng “mmm, tôi cũng không chắc về yếu tố này cho lắm.” Bạn nên quan tâm nhiều đến khách hàng của mình. Khi những lời phàn nàn hay không hài lòng về sản phẩm đến từ khách hàng thì bạn cũng nên giải thích hay hồi đáp lại, điều đó thể hiện sự tôn trọng. Nếu khách hàng phản hồi đến với bạn thì đó là lúc bạn cần phải rà soát lại dịch vụ hay sản phẩm mình cung cấp. Dù thế nào đi nữa, hãy ghi chú những ý kiến đóng góp đó ngay khi có thể, tìm ra lỗ hổng và hoàn thiện tốt hơn cho phiên bản sau. Và cho dù bạn cảm thấy thiếu nhiệt tình trong các dự án với khách hàng thì hãy nghĩ rằng bạn đang làm cho bản thân của bạn. Nhớ rằng sẽ không có sự thất bại nào diễn ra ở đây cả. Cho dù dự án có thất bại thì bạn đã đầu tư thời gian vào thứ gì đó thực sự xứng đáng, bạn đã học được những thứ mà ngay cả trong sách vở cũng chẳng hề dạy. Chính điều đó đôi khi có thể giúp bạn tiến xa hơn bằng việc tạo ra nhiều sản phẩm hơn nữa trong tương lai, xác định nhiều mục đích lớn lao hơn hay thậm chí tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.
Đôi khi thậm chí bạn còn tìm thấy một ngành nghề mới nữa không chừng.
Và điều cuối cùng tôi muốn nhân lời của nhà bác học vĩ đại Thomas Edison để gửi đến bạn đây ““Our greatest weakness lies in giving up. The most certain way to succeed is to try just one more time.”
Đừng sợ thất bại bạn nhé ^^!
Nguồn: rgb.vn