Lộ trình theo đuổi sự nghiệp trong ngành Thiết kế có thể rất khác nhau với mỗi người, nhưng sự đam mê và kiên trì sẽ luôn là chìa khóa cốt lõi.
Mỗi phương pháp đều có những thách thức và lợi thế riêng, nhưng có một điều hiển nhiên là để trở thành một nhà thiết kế sẽ cần rất nhiều nỗ lực, cống hiến và đam mê để xây dựng một sự nghiệp thịnh vượng. Hãy cùng nghe câu chuyện của 5 Designer đã đến với thiết kế bằng 5 cánh cửa khác nhau, hy vọng bạn sẽ được truyền cảm hứng để theo đuổi địa hạt này theo cách của riêng mình.
Theo học thiết kế một cách bài bản
Gabrielle Widjaja vừa tốt nghiệp Trường Thiết kế Rhode Island với tấm bằng Thiết kế Đồ họa. Đối với cô, việc học một chương trình bài bản là trải nghiệm hết sức đáng giá. Theo Gabrielle, một trong những ưu điểm lớn nhất của việc học ở trường nghệ thuật là ta được bao quanh bởi những bạn học vừa cần cù vừa sở hữu tài năng và sở thích độc đáo. Mọi người hay nghĩ rằng sự cạnh tranh trong trường nghệ thuật rất khốc liệt, nhưng thực tế mọi người đều rất hỗ trợ lẫn nhau. Đây là một không gian an toàn và tràn đầy tinh thần hợp tác, phù hợp cho sự trưởng thành và phát triển của các nhà thiết kế trẻ.
Vì có nhiều lớp học nên Gabrielle đã phải xoay xở để xử lý hết những việc cần làm. Ngoài việc có những buổi học ở studio dài 5 tiếng với tần suất tần 3-4 buổi một tuần và một vài lớp nghệ thuật khai phóng dài 1-3 tiếng rải rác xen kẽ, cô dành 4-5 tiếng tại bàn làm việc trong studio của mình hầu như mỗi ngày trừ một số ngày cuối tuần. Lịch trình của cô luôn dày đặc do việc học ở trường nói chung và nhiều dự án khác chưa kể đến các hoạt động ngoại khóa.
Lộ trình của Gabrielle khá tương đồng với các bạn chọn theo đuổi ngành sáng tạo tại Arena Multimedia. Được tiếp cận một chương trình đào tạo bài bản, được đắm mình trong không gian truyền cảm hứng và quan trọng hơn cả là được kết nối với nhiều người cùng chí hướng trong cộng đồng sáng tạo năng động, tất cả đều là những ưu thế của học viên Arena nói riêng và các bạn theo học trường thiết kế uy tín nói chung.
Nguồn ảnh: dribbble
Tự phát triển và kiên trì theo đuổi đam mê cũng có thể thành công
Với rất nhiều tài nguyên trực tuyến và mạng lưới designer khổng lồ, bạn không nhất thiết phải có một tấm bằng từ trường nghệ thuật để phát triển trong địa hạt này. Đối với nhiều người, tất cả những gì họ cần là tính sáng tạo, sự chăm chỉ và kiên trì. Spencer Gabor, hiện là một Designer – Illustrator, là một điển hình của việc thành công nhờ tự học dù không theo chuyên ngành nghệ thuật.
Spencer từng theo học chuyên ngành kinh doanh nhưng nhanh chóng nhận ra hướng đi này hoàn toàn ngược lại với nơi anh muốn đến. Anh tiếp tục hoàn thành chặng đường lấy tấm bằng kinh doanh của mình, nhưng dành mỗi giây ngoài giờ học để vẽ, học Adobe Suite và nhảy vào bất kỳ dự án nào có thể. Điều quan trọng nhất ở Spencer là kiên trì, anh đã tiếp cận với các công ty khởi nghiệp ở trường và các dự án miễn phí chỉ để có thể có được những ý tưởng về một portfolio cho tương lai.
Designer này cho rằng ban đầu anh đã làm ra rất nhiều sản phẩm tệ, nhưng anh vẫn sẽ gửi chúng cho bất kỳ chuyên gia nào trong ngành có cơ may trả lời email của mình với mong muốn nhận được góp ý phê bình. Portfolio tồi nối tiếp portfolio tồi, anh tiếp tục tập hợp các bộ sưu tập sản phẩm mình làm lại với nhau cho đến khi nhận được phản hồi tích cực. Với Spencer, quá trình gian nan này đã dạy anh nhiều điều hơn bất cứ chương trình nghệ thuật chính quy nào. Hẳn nhiên là có nhiều giây phút hoài nghi, thất vọng và lung lay, nhưng tất cả đều là một phần của việc theo đuổi đam mê. Cuối cùng, anh dường như đã nếm được quả
ngọt khi lượng người theo dõi trên mạng xã hội bắt đầu tăng và email mời làm việc thực sự đến.
Nguồn ảnh: dribbble
Ghi danh vào một khóa học hoặc bootcamp có chứng nhận
Các khóa học trực tuyến và bootcamp uy tín, có giấy chứng nhận cho người học cũng là lựa chọn đáng cân nhắc cho những ai muốn học thiết kế. Dù bạn muốn được tuyển dụng trong lĩnh vực thiết kế web, UX hay UI thì đều có rất nhiều khóa học thiết kế uy tín có thể giúp bạn đạt được các chứng chỉ cần thiết. Đó là cách Spencer Winkelstein xây dựng sự nghiệp thiết kế của mình.
Sự trỗi dậy của bootcamp công nghệ có thể xem là một cuộc cách mạng trong thập kỷ qua. Bootcamp cho phép bạn tham gia các lớp học trực tiếp, trực tuyến hoặc một số hình thức kết hợp trong khoảng thời gian ngắn và bắt đầu làm quen với lĩnh vực bạn đang muốn theo đuổi. Một số chương trình đào tạo dạng này đồng thời cung cấp học bổng hoặc khoản vay hỗ trợ cho phép bạn trả lại tiền sau khi tìm được việc làm.
Cách tốt nhất để tận dụng tối đa trải nghiệm học tập của bạn là thông qua những người có kinh nghiệm thực tế cao trong ngành. “Cho dù bạn mới tốt nghiệp đại học, trung học hay đã có một số kinh nghiệm làm việc và bạn đang tìm kiếm một sự thay đổi nghề nghiệp, tôi thực sự khuyên bạn nên tham gia một khóa học để được giới thiệu về thiết kế sản phẩm và bổ sung bất kỳ lỗ hổng kiến thức nào.” – Spencer nhấn mạnh.
Nguồn ảnh: dribbble
Đừng từ chối những cơ hội được làm sáng tạo
Đôi khi, thiết kế tự tìm đường đến với bạn, và điều quan trọng là biết nắm bắt cơ hội. Đối với Gustavo Zambelli, luôn cởi mở với những cơ hội sáng tạo bất ngờ là điều tiên quyết mở đường cho sự nghiệp thiết kế đồ họa thành công của anh ấy.
Vào năm 2007, Gustavo cùng bạn nghịch máy ảnh kỹ thuật số trong lúc ăn pizza tại một cửa hàng địa phương. Chủ nhà hàng nhìn thấy họ với chiếc máy ảnh và cho rằng vì sở hữu máy ảnh kỹ thuật số nên họ cũng có thể thiết kế mọi thứ. Vì vậy, chủ quán đề nghị nhóm Gustavo thiết kế thực đơn, nam châm và một số thứ khác cho nhà hàng.
Họ chấp nhận đề nghị trong khi không ai trong nhóm thực sự có bất kỳ kinh nghiệm thiết kế nào cả. Và rồi việc gì đến cũng đến, Gustavo nhận dự án bất ngờ ấy và phải lòng việc thiết kế trong những ngày tiếp theo. Anh đã thiết kế mọi thứ trong Microsoft Publisher như một nhà vô địch thực sự. “Và thế đấy! Kể từ ngày đó, tôi bắt đầu yêu thích thiết kế và không ngừng nghiên cứu, thử nghiệm và sáng tạo mọi thứ.” – Gustavo chia sẻ.
Trong thế giới nhộn nhịp ngày nay, việc có những cơ hội “trên trời rơi xuống” không hiếm gặp, quan trọng là bạn có dám đón nhận thử thách, cho bản thân một cơ hội thử nghiệm hay không. Biết đâu một cơ hội ngẫu nhiên cũng là cánh cửa đưa bạn đến nghề nghiệp phù hợp với bản thân.
Nguồn ảnh: dribbble
Tự tạo dựng “đế chế” của riêng mình
Nếu muốn xây dựng sự nghiệp trong ngành sáng tạo, một cách tiếp cận chắc chắn đáng thử là tự kiến tạo cơ hội bằng cách xây dựng thương hiệu cá nhân độc đáo và đưa sản phẩm của bạn đến với những người muốn xem nó. Hướng đi này có thể giúp bạn có được loại dự án đặc thù mà mình muốn thực hiện, cũng là con đường Designer – Illustrator Meg Lewis đã lựa chọn.
Mỗi khi quan tâm đến việc gia nhập vào một lĩnh vực mới, Meg Lewis sẽ luôn tự tạo cơ hội cho mình. Cô đã tạo ra cửa hàng Society6 nơi một loạt các thiết kế vải dệt được trình làng. Cô đăng các sản phẩm ở đó và tìm hiểu về thiết kế dệt may trong quá trình làm, và dần có niềm tin vào bản thân khi nhìn thấy được những bằng chứng cụ thể rằng mình có thể thiết kế hàng dệt may, thậm chí là có thể làm rất tốt. Sự tập trung vào một loạt sản phẩm duy nhất đã giúp mở ra cơ hội cho các thương hiệu và khách hàng tương lai tìm đến Meg. Chỉ vài tháng sau đã có người liên hệ muốn áp dụng những mẫu hoạ tiết của cô cho dòng sản phẩm của họ.
Phương châm của designer này là không cần phải đợi một thương hiệu nào hoặc một nhà tuyển dụng tin tưởng để trao cho cô cơ hội – bởi vì điều đó có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra, đặc biệt là nếu bạn không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy bạn có thể làm được điều đó. Tự xây dựng “đế chế” của riêng mình và song song đó tìm cách thu hút khách hàng có thể là con đường phù hợp với các bạn có sự quan tâm đặc biệt với một sản phẩm hay phong cách nào đó, đồng thời hướng đến mục tiêu gây dựng thương hiệu cá nhân dài hạn.
Nguồn ảnh: dribbble
Nguồn tham khảo: dribbble
Thủy Lê
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. – Kỳ 1: Graphic Design – Thiết kế đồ họa – Kỳ 2: Digital Product Design – Thiết kế sản phẩm kỹ thuật số – Kỳ 3: Digital Filmmaking – Làm phim kỹ thuật số – Kỳ 4: 3D Game Design – Thiết kế Game 3D – Kỳ 5: 3D Animation – Hoạt hình 3D Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học tại : https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |