Để sáng tạo ra các thiết kế tối ưu và tuyệt vời, điều quan trọng nhất là bạn cần luyện tập phát triển con mắt thẩm mỹ. Nó giúp bạn tìm thấy cái đẹp ở mọi vật thể, điều này sẽ khơi dậy nhiều ý tưởng hơn cho công việc của bạn. Nếu bạn muốn trở thành một Designer giỏi trong năm 2021, hãy xem ngay năm cách giúp bạn rèn luyện tư duy thẩm mỹ trong trong bài viết này.
1. Tìm nguồn cảm hứng từ nhiều loại hình thiết kế khác nhau
Một Web Designer tham khảo giao diện ở nhiều website để lấy cảm hứng sáng tạo là điều hoàn toàn bình thường. Bạn thậm chí cũng nên thử xem qua những sản phẩm thiết kế khác để tìm ý tưởng liên quan. Chẳng hạn như bạn có thể tham khảo cách dàn trang của các tạp chí để tìm hiểu về bố cục, hay ngắm tranh của các họa sĩ nổi tiếng để lên cho bảng màu dự kiến cho những thiết kế mới của mình.
Bên cạnh đó, nghiên cứu đa dạng các loại hình nghệ thuật cũng là một thách thức giúp bạn tìm ra các giá trị cốt lõi, quy luật chung của thiết kế, cũng như cách áp dụng chúng trong từng mẫu khác nhau. Từ đó, bạn có thể tạo nên một ấn phẩm truyền thông tuyệt vời, vượt ra khỏi sự rập khuôn và lối mòn cũ.
Tuy nhiên, theo thầy Hữu Khoa (Giảng viên Học kỳ 1 – Graphic Design tại Arena Multimedia), ranh giới giữa “tham khảo” và “sao chép” là vô cùng mong manh. Chính vì thế, học viên Arena cần phải hết sức cẩn thận khi tham khảo tác phẩm của người khác để tim nguồn cảm hứng.
“Theo cá nhân tôi, sáng tạo là “remix”, hãy hiểu sáng tạo là điều gì đó đơn giản thôi. Không phải cứ tạo ra những thứ độc đáo hay ghê gớm mới được gọi là sáng tạo. Chúng ta nên tham khảo từ nhiều nguồn và từ nhiều người khác nhau. Trong tất cả các lĩnh vực, kể cả thiết kế, trước khi bắt tay vào một dự án nào đó, chúng ta nên tham khảo những thứ hay từ nhiều cái có trước. Sau đó, hãy học cách chọn lọc những cái tinh túy và rút kinh nghiệm với những điều thiếu sót và chưa tốt.
“Hãy tinh tế “biến thứ của người khác thành của mình” và học cách tạo nên “bình cũ mà rượu mới”, như vậy là sáng tạo. Muốn làm được như thế, ta phải hiểu rõ các xu hướng và phong cách thiết kế, quan sát và chắt lọc những tinh hoa từ những cái đẹp xung quanh. Dần dần cùng với sự từng trải, bạn sẽ tạo được phong cách của riêng mình.”
Xem thêm:
2. Thuộc nằm lòng các nguyên tắc thiết kế
Các nguyên tắc thiết kế đã xuất hiện từ cuối thế kỷ 19 và dần trở nên phổ biến vào giữa thế kỷ 20. Mặc dù bạn hoàn toàn có thể tạo ra một sản phẩm tốt mà không cần phải áp dụng mọi nguyên tắc, nhưng việc nắm bắt các lý thuyết giúp việc tạo ra các thiết kế đẹp trở nên dễ dàng hơn.
Các nguyên tắc này được xác định dựa trên tâm lý hành vi người dùng và cách họ tương tác với các mẫu thiết kế. Chúng sẽ cho bạn biết người dùng yêu thích mẫu thiết kế nào và khả năng họ chi tiền cho bạn là bao nhiêu.
Tất nhiên bạn sẽ phải tốn rất nhiều thời gian tìm hiểu và thực hành. Để tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn, bạn có thể áp dụng một số nguyên tắc mà mình vừa học được vào các thiết kế mới ngay lập tức!
Ở chủ đề này, thầy Hữu Khoa (Giảng viên Học kỳ 1 – Graphic Design tại Arena Multimedia) đã chia sẻ về tầm quan trọng của việc nắm vững các nguyên lý thiết kế:
Để có thể tạo ra những sản phẩm thiết kế chất lượng, hiệu quả và “đắt giá” thì Designer phải nắm vững các nguyên lý thiết kế, phải hiểu rõ các kiến thức nền tảng, rồi sau đó muốn “phá vỡ quy tắc” thì tùy kinh nghiệm, bản lĩnh và chất riêng của mỗi người.
Phải nằm lòng những quy luật thiết kế, nguyên tắc thị giác và hiểu tâm lý người nhìn thì mới có thể dễ dàng đưa ra các phương án thiết kế hợp lý và sáng tạo. Nếu thiết kế chỉ dựa trên cảm xúc cá nhân, dựa theo cái “gu” của bản thân người thiết kế, thì phải nói thật là chủ quan. Trong nghệ thuật, thẫm mỹ, hay thiết kế, theo quan điểm của tôi, thì không có xấu đẹp, có thể xấu với người này, đẹp với người kia, chả ai đúng ai sai cả, mà là nó hợp lý hay không hợp lý. Vậy muốn một sản phẩm thiết kế thành công thì phải hiểu như thế nào là hiệu quả, sản phẩm được chấp nhận, được công nhận và được trả tiền…
3. “Mổ xẻ” các thiết kế khác
Một trong những cách tốt nhất để phát triển tư duy thẩm mỹ của bạn chính là thử phân tích các thiết kế của người khác. Chẳng hạn như khi bạn vào một website yêu thích, hãy dành vài phút để tìm hiểu cách nó hoạt động và tương tác với bạn như thế nào. Bảng màu có đẹp mắt không? Giao diện và kiểu chữ có đẹp mắt và thu hút không. Sau đó, bạn có thể đi sâu vào CSS để biết chi tiết cụ thể về cách mà các yếu tố này tác động lên nhau.
Và hãy làm việc tương tự với những thiết kế bạn không thích. Bạn ghét một website vì công cụ nào của nó không hoạt động? Giao diện của chúng phức tạp với và cách phối màu tai hại hay đơn giản chỉ là vấn đề sở thích? Tìm ra lý do tại sao bạn thích hoặc không thích một thiết kế là điều quan trọng để phát triển phong cách của riêng bạn cũng như theo thị hiếu người xem.
Sau cùng, bạn nên học hỏi từ các thiết kế của các chuyên gia hàng đầu. Điều gì khiến họ khác biệt với những Designer tầm trung và chính bạn? Điều gì tạo nên giá trị cao trong thiết kế của họ so với những người khác? Nếu bạn có thể, hãy nghiên cứu cả tiểu sử của những Designer nổi tiếng và chặng đường thành công của họ qua từng sản phẩm. Khi đó, chắc chắn bạn sẽ học được vô số điều hay ho cũng như những phương pháp rèn luyện kỹ năng đúng đắn từ các thế hệ trước.
4. Chú ý đến từng chi tiết
Sự khác biệt giữa một thiết kế tốt và một thiết kế tuyệt vời là gì? Đó chính là ma lực trong các chi tiết. Khi bạn xem tác phẩm của những Designer khác, hãy chú ý đến những chi tiết nhỏ mà họ đem vào “đứa con tinh thần” của mình. Điều gì đó đơn giản như góc tròn hay phông chữ lớn bất thường có thể là ý đồ của người sáng tạo và tác động rất lớn đến ý nghĩa của cả thiết kế.
Nếu bạn muốn thực sự trau dồi tư duy thẩm mỹ của mình từ những thiết kế xung quanh, hãy chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất chứ không chỉ xét chung về mặt tổng thể. Những chi tiết tưởng chừng rất nhỏ như dấu chấm ấy đôi khi lại là điều hấp dẫn nhất và khiến một tác phẩm trở nên nổi tiếng.
5. Quan sát mọi thứ xung quanh bạn qua lăng kính thiết kế
Hãy tập quan sát các vật thể trong đời sống hàng ngày, bạn sẽ nhận ra khung hình và bố cục xuất hiện ở khắp mọi nơi từ một bao bì sản phẩm, chai nước cho đến biển báo giao thông. Bạn cần nhìn ra, phân tích hình ảnh của từng thiết kế ấy và từ đó áp dụng những điều hay ho vào những tác phẩm của mình.
Đặc biệt là bạn nên ngắm nhìn hình dáng của chiếc lá, hạt mưa hoặc bông tuyết. Đó là cách hiệu quả giúp bạn trau dồi khả năng nhìn thế giới xung quanh qua lăng kính thiết kế. Bởi chúng có một tỷ lệ hoàn hảo và phần lớn các nguyên tắc thiết kế cũng được xây dựng từ thế giới tự nhiên.
Mẹo cuối cùng: Thực hành ngay những gì bạn quan sát thấy!
Có một đôi mắt thẩm mỹ cũng sẽ vô ích trừ khi bạn đưa những gì quan sát được vào thực tế. Bằng cách thực hành những thứ bạn học được, bạn sẽ hiểu thêm về cách thức chúng hoạt động sẽ giúp cải thiện khả năng của bản thân.
Các bài tập tạo lại thiết kế mà không cần xem CSS hoặc mã code khác cũng là một cách hữu ích để hiểu cách thiết kế được cấu tạo và điều khiển chúng. Hiểu được cơ chế của thiết kế sẽ giúp bạn phát triển con mắt thẩm mỹ. Chính điều đó sẽ tạo bước đệm chắc chắn giúp bạn bạn trở thành một Designer giỏi.
Chương trình đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện (Arena Multimedia Specialist Program – AMSP) đào tạo Chuyên gia Mỹ thuật Đa phương tiện trong 2,5 năm. Với tính chất bao quát mọi lĩnh vực của ngành công nghiệp sáng tạo và giải trí, AMSP là cánh cửa mở ra các cơ hội nghề nghiệp đa dạng: Thiết kế Đồ họa, Thiết kế Web, Làm phim; Thiết kế Game, Hoạt hình 3D. Đặc biệt, học viên Arena đều được “va chạm” với các công việc trong ngành ngay từ năm nhất nhờ các cơ hội thực tập và việc làm từ mạng lưới doanh nghiệp, đối tác rộng lớn. Kỳ I: Graphic Design (Thiết kế Đồ hoạ) Kỳ II: Web & Digital Design (Thiết kế Web & Ứng dụng Kỹ thuật số) Kỳ III: Filmmaking & Game Design (Làm phim KTS & Thiết kế Game) Kỳ IV: 3D Animation (Hoạt hình 3D) Xem chi tiết chương trình đào tạo: https://www.arena-multimedia.vn/chuong-trinh-dao-tao/ Đăng ký tư vấn chương trình học tại : https://www.arena-multimedia.vn/dang-ky-hoc/ |
Lan Hương
Nguồn tham khảo: Dribbles
Dịch và biên soạn tiếng Việt bởi Arena Multimedia