Designer – những người nghệ sĩ tự do, tâm hồn “Mơ theo trăng và thơ thẩn cũng mây”? Designer – những con người sống và làm việc theo cảm hứng, vui chơi nhiều, làm việc ít nhưng cũng có thể kiếm được bạc triệu? Designer – con người của cái đẹp – thanh lịch và luôn ở tầm cao của giới thượng lưu?
Designer cũng chỉ là con người
Những nhận định đó thực chất cũng chẳng sai. Nhưng đó chỉ là bề mặt nổi của con vịt trên mặt nước. Còn bên dưới, chắc bạn cũng không biết con vịt đó phải vận động cật lực như thế nào, cũng như những gì designer phải làm để có được thành công.Công nhận rằng, designer, dù là dân đồ họa hay kiến trúc, đi từ thiết kế logo, poster quảng cáo đến mấy tòa nhà cao tầng, công trình kiến trúc đặc biệt vĩ đại thì chuyện tham gia các hoạt động xã hội, vui chơi giải trí vẫn rất nhiều. Điển hình là đại học kiến trúc thành phố, câu lạc bộ đội nhóm rất nhiều và hoạt động vô cùng sôi nổi. Hầu như sinh viên trong trường đều tham gia một câu lạc bộ nào đó. Ngay đến những người đã đi làm nằm trong đội ngũ kiến trúc thiết kế thì đều giành những khoảng thời gian nhất định trong năm để đi du lịch. Trông có vẻ sung sướng nhỉ? Nhưng bây giờ chúng ta hãy suy xét lại, bắt đầu từ khái niệm nguồn gốc ngành nghề. Designer là gì? Là người làm nghề thuộc chuyên ngành thiết kế. Thiết kế để làm gì? Để tạo hiệu quả tốt nhất về công năng và thẫm mỹ cho những điều phục vụ cuộc sống của con người… Chính bởi vì thế designer cần có một nguồn kiến thức vô cùng đa dạng về đời sống con người. Tìm ở đâu? Tất nhiên không thể theo tư duy duy lý mà đọc trong sách, thực tiễn vẫn là môi trường học tập hiệu quả nhất.
Qua những giờ phút vui chơi du lịch đó đây, designer học hỏi được nhiều điều từ cuộc sống, qua đó làm phong phú them nguồn tri thức, tang nguồn cảm hứng cho việc hình thành ý tưởng, các thiết kế cũng có tính thực tế và dễ áp dụng trong đời sống hơn. Bên cạnh đó, cũng là một cách để rèn giũa các kĩ năng giao tiếp, thuyết phục khách hằng để tư vấn có hiệu quả. Đó là một phương thức học ngầm của dân design mà chúng ta chỉ có thể hiểu được thông qua sự thành công trong thiết kế của họ. Đừng nghĩ rằng dân thiết kế nhàn rỗi, họ mới chính là những con người đa năng nhất, lĩnh vực nào cũng phải hiểu biết ít nhiều. Ví như trong thiết kế nhà hàng-coffe thì phải tìm hiểu đối tượng khách hàng mà không gian muốn hướng đến, để từ đó tìm hiểu những quy chuẩn thích hợp với đối tượng đó. Đó là lí do vì sao các bạn có thể thấy một designer mặc vest hiên ngang đi ra từ một nhà hàng sang trọng với những cử chỉ thanh lịch, hào nhoáng mà về nhà lại vội tìm tô mì tôm lót dạ.Lại ví như thiết kế logo cho công ty dược thì lại phải tìm hiểu công ty đó bán thuốc gì, thuốc đó có công dụng gì, hiệu quả ra sao?… Đến giai đoạn đưa thành phẩm cho khách hàng duyệt thì lại ra nhân viên marketing, phải học ngoại ngữ, phải ăn nói giỏi bởi có phiên dịch cũng chưa chắc đã hiểu hết được những từ ngữ chuyên ngành… Giai đoạn cuối cùng đưa sản phẩm vào thị trường lại thành chân chạy việc: đi đốc thúc in ấn, đi dán poster, đi ra công trình khảo sát thi công nhiều lúc còn phải ra cầm bay chỉ cho thợ…
Đa ngành đa nghề, khi hỏi một designer chuyên nghiệp hầu như mỗi lĩnh vực dù ít dù nhiều cũng đều có kiến thức. Nhiều designer là nữ còn có mối lo không dám lập gia đình vì sợ trong thời gian nghỉ sinh sẽ bị tụt hậu bởi trong thế giới design, mỗi ngày lại có bao cái mới xuất hiện, nếu không ngừng cập nhật sẽ nhanh chóng trở thành lạc hậu và bị lãng quên. Mọi thứ đều có cái giá của nó. Có thể bạn thấy một thiết kế đơn giản đến mức mà bạn nghĩ mình cũng có thể làm được lại đạt giải quốc tế thì cũng đừng lấy làm ngạc nhiên, bởi nghĩ khác một trời một vực với làm đấy. Để có được thiết kế đó có thể designer đã mất bao nhiêu tế bào não để biến hình thức thẫm mỹ phù hợp với công năng và điều kiện địa hình thực trạng. Đó không phải chuyện dễ dàng. Một thầy giáo đã nói với tôi rằng theo đuổi nghệ thuật luôn phải đánh đổi những cái gí rất lớn, hầu hết người trong lĩnh vực thiết kế thường mắc các chứng bệnh liên quan đến thần kinh và trí não. Thật không phải chuyện đùa.Thế mà có nhiều người còn cho rằng designer làm nghệ thuật cũng đơn giản thôi và giành chút thời gian “vẽ giúp” cho họ thì chẳng là gì. Nhưng như tôi đã nói, không đơn giản như những gì bạn nhìn thấy. Có một câu nói rất phù hợp với hoàn cảnh này: “Tôi làm nghệ thuật không có nghĩa là tôi làm nó miễn phí. Tôi cũng có những thứ cần chi trả cho cuộc sống. Nếu bạn hiểu được điều này, xin cảm ơn!” Có lẽ nhiều người quên rằng designer cũng chỉ là con người thôi!!
Nghe có vẻ designer chẳng vẻ vang là mấy mà thậm chí còn rất gian nan nhỉ? Cái đẹp không thể ăn, không thể uống, không giúp con người tồn tại. NHƯNG cái đẹp là cái làm nên phần cốt lõi trong tâm hồn, để giúp con người ta sống chứ không phải chỉ tồn tại. Có thể – theo quan điểm của tôi – đây chính là lý do designer gắn bó với nghề.Vì vậy, trước thế giới design nhiệm màu và thú vị, hãy cẩn thận với những nhận định bạn dành cho nó. Đừng chỉ nhìn designer như những con vịt bơi trên mặt hồ phẳng lặng kia…
Nguồn: Designs
Tìm hiểu thêm về các tin tức khác về Multimedia truy cập tại đây!