Design Thinking (Tư duy thiết kế) là một khái niệm hoàn toàn mới, đang được phát triển vô cùng mạnh mẽ trên thế giới, có khả năng thay đổi hoàn toàn về tư duy và phương pháp làm việc của những người trong lĩnh vực thiết kế sáng tạo. Hãy cùng Designer Zhenya Rynzhuk khám phá lĩnh vực đặc biệt này nhé.
Chân dung Zhenya Rynzhuk
Cảm ơn bạn đã giành thời gian của mình cho buổi phỏng vấn này. Còn bây giờ thì, hãy giới thiệu đôi nét về bản thân mình cùng khán giả đi nào, Zhenya Rynzhuk.
Xin chào tất cả mọi người, tôi là Zhenya. Tôi năm nay 25 tuổi và là Art Director, đồng thời là đồng sáng lập của Design Thinking School với tên gọi Sochnik. Tôi đã giành được giải thưởng Thiết kế CSS và thiết kế AWWWARDS vào đầu năm nay.
Tôi cũng sở hữu cho mình tấm bằng thạc sĩ về kiến trúc và thiết kế không gian đô thị. Tôi tin rằng nền tảng tri thức am hiểu về kiến trúc đã giúp tôi có thể tạo ra nhiều loại sản phẩm khác nhau. Để từ đó, tôi được Muzli công nhận là một trong 5 nhà thiết kế sản phẩm hàng đầu vào năm 2017.
Một ngày bình thường của bạn bắt đầu như thế nào? Bạn là người thức dậy vào sáng sớm hay là một “cú đêm”?
Câu hỏi này khá thú vị đó. Và dĩ nhiên, 100{2fbbcdce6fba7ceca857f06e76ee977e945822970f76c6e598e150c203d39bd9} tôi là “cú đêm” rồi.
Tuy nhiên, tôi vẫn cố gắng dậy sớm để có đủ thời gian hoàn thành công việc cho ngày hôm đó. Năng suất làm việc hiệu quả nhất của tôi là từ 3 đến 8 giờ tối. Tuy nhiên, nó cũng tùy vào việc đi du lịch của tôi. Linh hoạt là điều tôi đánh giá cao nhất. Nó giúp tôi tiếp tục phát huy nguồn cảm hứng, khám phá những điều mới mẻ, và tạo ra những sản phẩm tuyệt vời.
Bạn làm thế nào để bạn sắp xếp thời gian cho thiết kế của mình, đồng thời tư vấn hay đánh giá thiết kế của người khác? Bạn sử dụng công cụ gì để quản lý lịch làm việc của mình?
Đó là một câu hỏi hay. Tôi nghĩ rằng công cụ thực sự giúp tôi chính là việc lập kế hoạch công việc thông qua “to-do-lists” hằng ngày và hằng tuần của mình. Dù tôi đánh giá cao tính linh hoạt, nhưng cũng phải công nhận rằng, nếu như không có kế hoạch phù hợp thì bạn sẽ không thể đạt được hết những gì bạn mong muốn.
Một ngày bình thường của tôi sẽ bắt đầu với phân loại các nhiệm vụ tổ chức như trả lời email, cung cấp phản hồi cho sinh viên và các nhà thiết kế khác. Ngoài ra tôi cũng phải trò chuyện với khách hàng để tìm ra những gì họ cần.
Làm thế nào để bạn vượt qua những rào chắn sáng tạo trong công việc của mình?
Có hai kịch bản mà tôi hay gặp. Một là tôi có thể mệt mỏi vì làm việc và nghỉ ngơi không đúng lúc. Hai là tôi bị kẹt trong một dự án tốn nhiều thời gian nào đó. Có một biện pháp khắc phục tạm thời cho vấn đề này. Đó chỉ đơn giản là nghỉ ngơi và đi dạo, uống một tách cà phê hoặc chuyển sang một công việc khác không liên quan trực tiếp đến công việc mà bạn đang bế tắc với nó. Điều này sẽ giúp bạn thư giãn đầu óc và trở lại với nó trong một trạng thái tươi mới khác. Một giải pháp chữa hoàn toàn là được ngủ vài ngày trên giường, tắt mọi thiết bị liên lạc và có giấc ngủ sâu.
“Điều có tác dụng với tôi nhất là đi du lịch đến một nơi mới chưa bao giờ đến. Lời khuyên là bạn nên mang theo một cuốn nháp phác thảo để chắc rằng mình có thể phác hoạ ý tưởng khi chúng đến bất chợt”.
Bạn thích làm nhiều việc cùng lúc hay chỉ tập trung vào một tác phẩm?
Thành thật mà nói, tôi nghĩ làm nhiều việc cùng lúc không dành cho người mà là dành cho máy móc vì khái niệm này đến từ khoa học máy tính và giả định tính toán độc lập. Và tôi nghĩ rằng, mọi người nên dùng chuyển đổi phần việc hơn là làm việc nhiều việc cùng lúc.
“Một lời khuyên của cá nhân tôi là các bạn nên nghỉ ngơi từ 1,5 – 2 giờ trong một ngày làm việc”.
Tôi cảm thấy rằng, điều này rất hữu ích để giúp tôi duy trì chất lượng công việc của mình ở trạng thái tốt nhất cũng như có thể nhìn lại những gì mình đã làm bằng một góc độ khác nhau.
Hãy chia sẻ về dự án yêu thích của bạn cho đến nay và tại sao lại là nó?
Tôi là một người rất khắc khe và hay tự phê bình chính mình. Điều này là nguồn động viên và tạo cho tôi cố gắng để tạo ra một cái gì đó tốt hơn. Đây cũng là lý do tại sao lựa chọn dự án yêu thích không phải là một nhiệm vụ dễ dàng cho tôi. Nhưng nếu vẫn phải lựa chọn một, tôi chọn Supera.
Có thể nói, Supera là một trong những dự án then chốt đầu tiên mà tôi đã có cơ hội suy nghĩ cho từng chi tiết nhỏ, bắt đầu từ việc tạo ra logo và định hướng nghệ thuật chung cho thương hiệu quần áo thời trang cũng như kết thúc với điểm ảnh cuối cùng của trang web. Điều đặc biệt nữa là tôi đã có cơ hội hợp tác với bạn bè của mình. Chúng tôi cùng nhau tạo ra mẫu bao bì tiên tiến để trưng bày các bộ sưu tập thời trang cũng như sản xuất ra tất cả các bức ảnh cho cả dự án cũng như là cho Behance Portfolio.
Nói tóm gọn là, dự án Supera rất thú vị, trải nghiệm và nội dung tự tạo độc đáo.
Có thể tiết lộ danh sách việc làm năm 2018 của bạn được không?
Một trong những mục tiêu trở thành thành viên của Hội đồng giám khảo thiết kế của AWWWARDS đã thành hiện thực. Tôi muốn tiến xa hơn và nhận được ít nhất là giải ba của hạng mục thiết kế web như SOTD hoặc thậm chí là SOTM. Tôi có niềm tin vào một số dự án đang phát triển của chính mình.
“Tôi cũng muốn khám phá 10 quốc gia mới. Mặc dù mục tiêu này không liên quan trực tiếp đến thiết kế, nhưng tôi chắc chắn điều này sẽ giúp tôi mở rộng chân trời của mình”.
Tôi sẽ tiếp tục những thí nghiệm với thiết kế và hình ảnh động. Tôi cũng muốn tham gia vào việc quay phim hoặc làm ra một video clip.
Tôi cũng có hứng thú hợp tác với các nhà phát triển sáng tạo và luôn cởi mở trong việc đưa ra những ý tưởng sáng tạo vào cuộc sống.
Hơn nữa, tôi cũng có mong muốn thiết lập hợp tác lâu dài với nhãn hiệu thời trang và thương mại điện tử danh tiếng và cũng như các công ty mới thành lập nổi bật.
Theo Medium
Bản dịch được Việt hóa bởi Arena Multimedia