Một nhân viên Thiết kế đồ họa bên cạnh nhiệm vụ chính là tạo ra sản phẩm đồ họa từ công cụ vi tính (Ai, Ps,…) cũng cần phải giao tiếp với quản lý và khách hàng để tiếp nhận yêu cầu và trình bày ý tưởng sản phẩm. Nếu bạn đang quan tâm đến công việc của ngành Thiết kế đồ hoạ, cùng tìm hiểu thông tin về 7 chuyên ngành phổ biến của Thiết kế đồ họa, những lưu ý khi lựa chọn vị trí làm việc và những kỹ năng qua trọng để trở thành một nhà thiết kế đồ họa – Graphic Designer chính hiệu trong bài viết này.
1. Mô tả chung về công việc của nhân viên thiết kế đồ họa
Tùy vào đặc thù của từng doanh nghiệp mà công việc của nhân viên thiết kế đồ họa sẽ có sự khác biệt. Song theo tổng kết của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ – U.S.Bureau of Labor Statistics, công việc của nhân viên thiết kế đồ họa trên toàn thế giới thường bao gồm:
- Gặp gỡ khách hàng hoặc giám đốc nghệ thuật để xác định yêu cầu của dự án;
- Sử dụng các công cụ minh họa kỹ thuật số, phần mềm chỉnh sửa ảnh và phần mềm bố cục để tạo ra các sản phẩm thiết kế;
- Thiết kế logo, thiết kế hình ảnh và tạo hình minh họa để giúp truyền tải thông điệp;
- Các công việc liên quan đến thiết kế bố cục bao gồm lựa chọn màu sắc, hình ảnh và kiểu chữ;
- Trình bày ý tưởng thiết kế cho khách hàng hoặc giám đốc nghệ thuật;
- Kết hợp những thay đổi do khách hàng hoặc giám đốc nghệ thuật đề xuất vào thiết kế cuối cùng;
- Xem lại các thiết kế để tìm lỗi trước khi in hoặc xuất bản.
2. Mô tả công việc của lĩnh vực thiết kế đồ họa
Bên cạnh những công việc đã được nhắc đến, mỗi chuyên ngành thuộc lĩnh vực thiết kế đồ họa sẽ có tính chất công việc đặc thù riêng:
2.1. Công việc nhân viên thiết kế web (web designer)
Các nhà thiết kế web đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của một trang web, đảm bảo trải nghiệm của người sử dụng là tối ưu, thân thiện và thiện dụng nhất. Họ cần đảm bảo thực hiện những công việc như:
- Xây dựng các trang hiển thị, bố cục và đồ họa cho các trang web;
- Phát triển các trang điều hướng và cấu trúc của một trang web;
- Thiết kế kiểu chữ, biểu tượng hiển thị;
- Lựa chọn nội dung xuất hiện trên web, vị trí đặt đồ họa, nội dung, điều hướng,…
Tất cả các yếu tố này cần phải thống nhất từ trang này sang trang khác.
Nhu cầu chuyển đổi sang nền tảng số ngày càng tăng trong ngành quảng cáo & marketing đã dẫn đến tăng trưởng đáng kể việc làm thiết kế trang web trong những năm gần đây. Các nhà thiết kế web được đào tạo bài bản đang và sẽ tiếp tục có nhu cầu cao. Đào tạo thiết kế web là sự chuẩn bị cho các công việc trong các lĩnh vực như quảng cáo, giải trí, phát triển web, thiết kế đa phương tiện hoặc thương mại điện tử.
2.2. Công việc của nhân viên thiết kế logo (logo designer)
Logo là một biểu tượng được phác thảo hoặc thiết kế theo một cách độc đáo, có màu sắc, hình dạng và thiết kế riêng biệt để đại diện cho một công ty, sản phẩm, tổ chức, cơ quan hoặc dịch vụ. Một logo không chỉ là một biểu tượng đồ họa; nó là một hình ảnh nhận diện thương hiệu của một công ty hoặc sản phẩm.
Logo là một khái niệm hữu hình cung cấp cho công ty một hình ảnh trực quan và thúc đẩy sự công nhận của người tiêu dùng. Các công ty sẵn sàng đầu tư những khoản tiền lớn để cập nhật và xây dựng những logo sáng tạo, mang nhiều ý nghĩa đọng lại trong tâm trí khách hàng.
Hầu hết những nhà thiết kế logo sẽ làm việc tại các công ty chuyên lĩnh vực thiết kế logo hoặc các công ty quảng cáo. Từ đây, họ hợp tác với nhiều tập đoàn, cơ quan và tổ chức có nhu cầu cải biến hay thiết kế logo độc đáo, dễ nhớ. Ngày càng nhiều công ty nhận thức được tầm quan trọng của logo – giúp khách hàng nhớ đến công ty hoặc sản phẩm và quyết định sự quay trở lại của khách hàng.
2.3. Công việc của nhân viên thiết kế bộ nhận diện thương hiệu (brand identity designer)
Một lựa chọn nghề nghiệp khác cho sinh viên tốt nghiệp thiết kế đồ họa là các vị trí thiết kế bộ nhận diện thương hiệu. Nhận diện thương hiệu phức tạp hơn việc tạo ra logo, nó là tổng hòa yếu tố hình ảnh đại diện cho cách một công ty muốn được nhìn thấy, nó là hình ảnh nhận dạng hoặc “hình ảnh” của công ty.
Bản sắc thương hiệu của một công ty được tích hợp trong tất cả các yếu tố như danh thiếp, văn phòng phẩm, các chương trình khuyến mãi quảng cáo trên phương tiện truyền thông,… và có thể được thể hiện thông qua một biểu tượng hoặc bảng hiệu độc đáo. Công việc của nhân viên thiết kế nhận diện thương hiệu là giúp người tiêu dùng nhớ đến doanh nghiệp thông qua những hình ảnh, màu sắc, kiểu chữ… đặc trưng.
Để duy trì sự nhất quán trong các giá trị và mục tiêu của công ty, nhưng cũng phát triển theo xu hướng thiết kế, nhiều tổ chức tuyển dụng một nhà thiết kế nhận diện thương hiệu nội bộ hoặc làm việc với công ty chuyên thiết kế nhận diện thương hiệu hoặc công ty quảng cáo để tạo ra các thiết kế thương hiệu phù hợp với hình ảnh họ muốn truyền đạt.
Công việc của nhà thiết kế thương hiệu là cung cấp những cách mới và sáng tạo để kết hợp hình ảnh và từ ngữ để thể hiện thông điệp chính của một công ty. Điều này thường liên quan đến việc hiện đại hóa hình ảnh trực quan của công ty theo thời gian về khẩu hiệu logo, kiểu chữ, thiết kế bảng màu,… trong khi vẫn bám sát cốt lõi của thương hiệu và đại diện của nó.
2.4. Công việc của nhân viên chỉnh sửa ảnh (photo editor/retoucher):
Khi xem xét lĩnh vực thiết kế đồ họa, bạn không thể bỏ qua ngành nghề chỉnh sửa ảnh (photo editor/ retoucher). Những công ty Thương mại điện tử lớn có nhu cầu tuyển dụng nhân viên chỉnh sửa ảnh sản phẩm chuyên nghiệp. Công việc của nhân viên chỉnh sửa ảnh là sử dụng những phần mềm chỉnh sửa ảnh như Ai, Ps,.. cắt, chỉnh sửa màu sắc, bố cục và hoàn thiện những bức ảnh chụp kỹ thuật số.
Gần như mọi nhiếp ảnh gia hoặc người chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp, từ người mới bắt đầu đến có kinh nghiệm cao, đều sử dụng Photoshop để chỉnh sửa và nâng cao tác phẩm của mình.
Có sẵn các khóa đào tạo để dạy mọi người cách sử dụng Photoshop cũng như các công cụ và kỹ thuật được quy định khác nhau của nó. Thông qua đào tạo về Photoshop, bạn sẽ học cách thao tác và tùy chỉnh hình ảnh, cũng như tạo các tác phẩm gồm nhiều lớp, thiết kế đồ họa với độ phân giải cao, quản lý màu ở cấp độ pixel và sử dụng máy quét, máy in và đĩa CD ảnh.
2.5. Công việc của nhân viên thiết kế layout (layout designer):
Công việc của nhân viên thiết kế layout là xây dựng cấu trúc và bố cục của hình ảnh và văn bản ở một định dạng phù với các phương tiện in. Điều này có thể bao gồm tạp chí, tài liệu quảng cáo, tờ rơi, sách, tập sách CD và áp phích.
Công việc của các nghệ sĩ bố cục là đảm bảo rằng hình ảnh được sắp xếp theo cách dễ nhìn và hướng người đọc theo đúng luồng hoặc hướng. Các họa sĩ bố cục phải đảm bảo rằng kiểu chữ được chọn là tốt để đọc trong thời gian dài mà không làm cho mắt bị mỏi. Họ cũng sắp xếp các bức ảnh theo cách dễ nhìn và hướng người đọc theo đúng hướng mong muốn.
Các nhà thiết kế bố cục thường được tuyển dụng tại các công ty quảng cáo, tạp chí & báo, hoặc các công ty quan hệ công chúng hoặc có thể làm việc tự do.
2.6. Công việc của nhân viên thiết kế đồ họa chuyển động (motion graphic designer)
Các nhà thiết kế đồ họa chuyển động, đôi khi chỉ được gọi là nhà thiết kế chuyển động, thiết kế tác phẩm nghệ thuật cho web, truyền hình hoặc phim. Điều này có thể bao gồm các đoạn phim, đoạn giới thiệu, quảng cáo, chuỗi tiêu đề,… Công việc của nhân viên thiết kế đồ họa chuyển động là sử dụng hiệu ứng hình ảnh, hoạt hình và các kỹ thuật điện ảnh để mang lại sức sống cho các tác phẩm sáng tạo của họ.
Bằng cách làm đồ họa hoạt hình và tạo ra các hiệu ứng hình ảnh sống động, các nhà thiết kế đồ họa chuyển động đưa phim, trang web, quảng cáo và hơn thế nữa lên một cấp độ hoàn toàn mới. Với sự phổ biến ngày càng tăng của nội dung video trực tuyến, một nhà thiết kế đồ họa chuyển động có thể thấy mình đang làm việc trên bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào.
3. Hỏi – đáp về công việc của nhà thiết kế đồ họa
3.1. Nhân viên thiết kế đồ họa có mức lương bao nhiêu?
So với thị trường việc làm chung, mức thu nhập của nhân viên thiết kế đồ họa khởi điểm ở mức trung bình cao và tăng dần lên dựa vào kinh nghiệm tích lũy. Sinh viên mới ra trường với kinh nghiệm dưới 4 năm làm việc có thể ứng tuyển vị trí thiết kế với mức lương dao động từ 7 triệu đồng đến 17 triệu đồng/ tháng.
Từ 4 năm kinh nghiệm trở lên, chuyên gia thiết kế đồ họa có thể dành được 18 triệu đồng đến 45 triệu đồng/ tháng. Đặc biệt, nhà thiết kế đồ họa có thể lựa chọn làm việc tự do với thu nhập tính theo giờ hoặc từng giây sản phẩm video.
3.2. Công việc thiết kế đồ họa có những khó khăn gì?
Bên cạnh mức lương hấp dẫn, cơ hội tự do và thoải mái sáng tạo trong công việc thì nghề thiết kế đồ họa cũng có nhiều khó khăn:
- Tỷ lệ đào thải cao: Với tính chất hiển thị công khai trên nền tảng số, các sản phẩm thiết kế đồ họa có khả năng bị sao chép cao. Vì vậy đòi hỏi nhà thiết kế phải sáng tạo liên tục để tránh trở nên trùng lặp và nhàm chán;
- Chịu áp lực từ nhiều “sếp”: Nhà thiết kế không chỉ nhận yêu cầu trực tiếp từ khách hàng mà còn phải đảm bảo công việc với quản lý và công ty, nhiều yêu cầu tạo nên áp lực cho nhà thiết kế.
- Chịu áp lực deadline: Tự do sáng tạo nhưng nhà thiết kế phải đảm hoàn thiện sản phẩm đúng thời gian quy định, đảm bảo tiến độ công việc của cả đội nhóm và khách hàng.
- Cạn kiệt ý tưởng sáng tạo: Chắc chắn không phải lúc nào nhà thiết kế cũng có thể mang tới ý tưởng phù hợp với yêu cầu công việc. Đây là điều tình huống khó khăn nhất trong quá trình làm thiết kế sáng tạo.
Truy cập khó khăn của nghề thiết kế đồ họa tìm hiểu về những vấn đề mà nhà thiết kế phải đối mặt trên con đường sự nghiệp của mình.
3.3. Muốn làm việc thiết kế đồ họa cần có kỹ năng gì?
5 kỹ năng quan trọng mà mỗi nhà thiết kế cần có để thực hiện công việc một cách hiệu quả nhất là:
- Kỹ năng giao tiếp: Các nhà thiết kế đồ họa truyền đạt ý tưởng thông qua văn bản và hình ảnh. Vì vậy, kỹ năng giao tiếp rất quan trọng đối với công việc. Bên cạnh đó, nhà thiết kế đồ họa cũng phải trình bày rõ ràng ý tưởng với công ty, khách hàng, nhà tuyển dụng,…
- Kỹ năng sáng tạo: Công việc của các nhà thiết kế đồ họa là tạo ra các giải pháp cho khách hàng thông qua các phương tiện sáng tạo; ví dụ như quảng bá sứ mệnh của công ty thông qua một trang web hoặc thiết kế một hình ảnh giúp bán sản phẩm. Điều này cần tư duy sáng tạo không ngừng nghỉ.
- Kỹ năng kỹ thuật: Nhà thiết kế đồ họa phải nắm vững về đa dạng công nghệ trong thế giới ngày nay. Đầu tiên, họ cần phải hiểu rõ về phần mềm thiết kế, chẳng hạn như Quark, InDesign và Adobe, những phần mềm chủ yếu được nhiều công ty sử dụng.
- Kỹ năng quản lý thời gian: Kỹ năng này giúp nhà thiết kế đồ họa có thể thực hiện đa dạng công việc cùng lúc trong thời gian dài và đáp ứng tất cả deadline đã thiết lập.
- Kỹ năng sắp xếp bố cục: Nhà thiết kế đồ họa cần biết cách phát triển (thông qua sáng tạo hoặc lựa chọn) thể loại thiết kế dễ đọc, rõ ràng. Họ cần phải quen thuộc với một số phông chữ nhất định và có kiến thức về chiều cao dòng và bố cục.
Nhà thiết kế có thể thành thục bộ kỹ năng trên thông qua quá trình học tập và thực hành trong môi trường đào tạo thiết kế đồ họa bải bản, chuyên nghiệp.
Xem thêm: [Hỏi – Đáp] Tuổi nghề của Thiết kế đồ họa ngắn ngủi? Đúng/ Sai?
3.4. Có nên tự học thiết kế đồ họa không?
Mỗi cá nhân có thể tự rèn luyện bất cứ ngành nghề nào chỉ cần nỗ lực không ngừng nghỉ và lĩnh vực thiết kế đồ họa cũng vậy. Tuy nhiên, thiết kế đồ họa đòi hỏi nhiều kỹ năng tương đối phức tạp như đã được nhắc tới ở trên nên tự học là con đường gian nan, tốn nhiều thời gian, công sức mà có thể đi sai hướng. Vì vậy, hãy kết hợp đào tạo tại các môi trường giảng dạy uy tín với việc tự học để có thể tối ưu hóa được thời gian học tập và nhanh chóng trải nghiệm công việc yêu thích.
Arena Multimedia tự hào là đơn vị sở hữu chương trình giảng dạy Thiết kế đồ họa hàng đầu châu Á. Sau 4 kỳ học tương đương 30 tháng, học viên Arena Multimedia có cơ hội tỏa sáng ở đa dạng các lĩnh vực quảng cáo, truyền thông, sản xuất phim hoạt hình, sản xuất game,…
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi Công việc của thiết kế đồ họa là gì và tìm ra định hướng cho tương lai của mình. Nếu vẫn còn những băn khoăn về ngành nghề cũng như lộ trình học thiết kế đồ họa thì đừng ngần ngại, hãy liên hệ ngay với Arena Multimedia để được tư vấn chi tiết nhất nhé!
Tìm hiểu thêm về các tin tức khác về Multimedia truy cập tại đây!
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN NGAY!