Bạn có hứng thú với ngành Graphic Design nhưng vẫn đang phân vân không biết có nên học Thiết kế đồ họa hay không? Vậy hãy để bài viết này mở lối cho bạn với 8 lợi ích và 5 khó khăn mà ngành nghề này mang lại cho mỗi nhà thiết kế.
1. 8 Lợi ích khi theo học Thiết kế đồ họa
Để trả lời cho câu hỏi Tại sao nên học Thiết kế đồ họa hãy bắt đầu với những lợi thế mà Thiết kế đồ họa mang lại trải dài như: mở rộng kiến thức và kỹ năng, mức thu nhập hấp dẫn, môi trường làm việc hiện đại, không giới hạn biên giới cho đến cơ hội được thể hiện cái tôi cá nhân và được công chúng đón nhận.
1.1. Học những kỹ năng mà một robot/ máy móc không bao giờ làm được
Trên thế giới, cụ thể như tại Anh Quốc, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong vòng 15 năm tới hàng triệu công nhân phải đối mặt với nguy cơ bị thay thế bởi robot. Tại Việt Nam, với lợi thế phát triển ngay giữa thời kỳ đại dịch Covid-19, sự thay thế này đã và đang nhanh chóng diễn ra trong vài thập kỷ tới. Tuy nhiên, bạn là người thật sự may mắn khi đọc đến đây và biết đến lĩnh vực Thiết kế đồ họa – lĩnh vực mà robot không thể thay thế.
Thiết kế đồ họa đòi hỏi trí tuệ và tư duy của con người, dựa trên những điều đã có để sáng tạo nên xu hướng đáp ứng thị hiếu trong tương lai. Trong khi đó robot hay máy móc thì chỉ mới dừng ở mức độ học tập và ghi nhận những tinh hoa của con người, việc chúng có thể tự sáng tạo ra những tư liệu phức tạp là điều không tưởng.
1.2. Cơ hội việc làm rộng mở
Chuyên viên Thiết kế đồ họa luôn được săn đón trên mọi lĩnh vực từ những tập đoàn luôn muốn sở hữu nguồn nhân lực nội bộ chuyên nghiệp cùng hơn 6000 công ty kinh doanh quảng cáo tính đến năm 2019, theo Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam. Với độ “hot” như chứng chỉ ngôn ngữ, chứng chỉ “đồ họa” mở ra cánh cửa cho nhiều nghề nghiệp bao gồm thiết kế đồ họa, thiết kế Websites & Apps, từ những vị trí trong bộ phận phát triển nhận diện thương hiệu, Marketing,… đến cả Giám đốc Sáng tạo.
Xem thêm: Học thiết kế đồ họa ra làm gì? TOP 5 ngành nghề lý tưởng
1.3. Thu nhập cao hơn mức trung bình
Với sự gia tăng của nền tảng web và di động, nhu cầu về vai trò nhà thiết kế đồ họa dẫn đầu mọi lĩnh vực. Mức GDP bình quân đầu người tại Việt Nam là 8,7 triệu đồng mỗi tháng (theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2023).
Trong khi đó, Careerbuilder công bố mức lương trung bình của nhân viên Thiết kế đồ họa từ 5 triệu đến 9,2 triệu đồng mỗi tháng, con số này tăng lên 35 triệu đồng một tháng với vị trí đòi hỏi kinh nghiệm 3 – 4 năm. Không dừng ở đó những chuyên gia Thiết kế với đủ khả năng làm việc tự do (freelancer) có thể kiếm được số tiền lên đến hơn 70 triệu đồng/ tháng.
1.4. Thời gian làm việc linh động, không gò bó
Tìm hiểu về ngành công nghiệp sáng tạo, bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ “deadline” – khoảng thời gian được ấn định trước khi yêu cầu hoàn thành một nhiệm vụ. Điều này có nghĩa là nhà thiết kế đồ họa chỉ cần đảm bảo công việc theo đúng “deadline” mà không cần quan tâm đến ca làm việc hằng ngày bắt đầu từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều như nhiều lĩnh vực hiện hành. Một phương thức làm việc hiện đại, linh hoạt và không gò bó dành cho những nhà thiết kế.
1.5. Không giới hạn biên giới làm việc
Chỉ cần được trang bị máy tính cấu hình cao và phần mềm phù hợp cùng một vài thiết bị hỗ trợ, một chuyên gia thiết kế đồ họa có thể làm việc ở mọi nơi trên thế giới. Ngày nay, nhiều công ty và khách hàng không bận tâm đến việc nhà thiết kế làm việc ở đâu miễn là họ hoàn thiện được sản phẩm đạt chuẩn yêu cầu và đúng thời hạn.
Như vậy, đại dịch Covid-19 thật sự không phải rào cản đối với lĩnh vực Thiết kế đồ họa khi bạn có thể ở Việt Nam mà vẫn cung cấp sản phẩm cho những tập đoàn đa quốc gia trên thế giới.
1.6. Công việc không nhàm chán, không có 2 ngày như nhau
2 chữ “buồn chán” không có trong từ điển đời sống của một nhà thiết kế đồ họa vì họ chinh phục những thử thách sáng tạo mới mỗi ngày. Họ có thể thiết kế bài đăng trên mạng xã hội cho một nhà hàng vào ngày hôm nay và lập chiến lược hình ảnh cho một công ty chăm sóc sức khỏe vào ngày tiếp theo.
1.7. Môi trường làm việc thoải mái, nhiều niềm vui
Hầu hết nhân lực trong nền công nghiệp sáng tạo này đều được đánh giá là trẻ hay rất trẻ so với những lĩnh vực khác. Ngay cả với độ tuổi kinh nghiệm lớn thì những nhà thiết kế luôn duy trì một tâm hồn trẻ, một tư duy hiện đại và cầu tiến vì họ tiếp nhận kiến thức mới mỗi ngày. Chính vì vậy, môi trường làm việc mà Thiết kế đồ họa mang lại cho người thực hiện nó là luôn luôn thoải mái, vui vẻ.
1.8. Dễ nổi tiếng
Nếu bạn là người có nhu cầu thể hiện cá tính và mong muốn được thấy tên hay tác phẩm của mình xuất hiện trên mọi bản tin danh vọng thì Thiết kế đồ họa là một sự thúc đẩy lớn đối với bản ngã trong mỗi con người. Cả thế giới sẽ đổ dồn sự ngưỡng mộ vào những tác phẩm sáng tạo của bạn. Và chắc chắn chẳng có cảm giác nào tuyệt vời hơn thế.
Xem thêm: [Thảo luận] Con gái có nên học thiết kế đồ họa không?
2. Nhược điểm/ Khó khăn khi theo học Thiết kế đồ họa
Cho dù là ở lĩnh vực nào luôn luôn tồn tại những bất lợi đòi hỏi người làm nghề phải có lòng đam mê, sự đầu tư về cả thời gian và trí tuệ của bản thân để vượt qua chúng. Đối với nhà Thiết kế đồ họa, cảm giác mãn nguyện của họ chính là khi chinh phục những thử thách này để cải thiện khả năng từng ngày.
2.1. Phải sáng tạo trong “khuôn khổ”
Những tác phẩm sáng tạo là của nhà thiết kế đồ họa tạo nên nhưng đối tượng tiêu thụ chúng lại là đa dạng từ khách hàng, công chúng tới giới chuyên môn. Ngay cả khi nhà thiết kế đủ khả năng để không phải phụ thuộc vào khách hàng thì họ phải cân nhắc đến thị hiếu của khán giả, và cao hơn nữa là những tiêu chuẩn khắt khe của giới mộ điệu.
Nhận thức nghệ thuật của những đối tượng trên không chỉ có phần khác nhau mà có khi là mâu thuẫn mà một người thiết kế không chiều lòng hết tất cả. Đó là khi họ cảm nhận được “khuôn khổ” sáng tạo của mình.
2.2. Làm ngoài giờ là chuyện “cơm bữa”
Con đường đi đến bản thiết kế cuối cùng không hề bằng phẳng. Mỗi nhà thiết kế đồ họa sẽ phải tiếp nhận yêu cầu từ khách hàng hoặc quản lý, từ đó phác thảo ý tưởng, liên tục tham khảo ý kiến từ nhiều nguồn khác nhau trước khi hoàn thiện tác phẩm của mình. Chính sự phụ thuộc này yêu cầu nhà thiết kế phải tăng ca và ngay cả làm việc trong khi mọi người nghỉ ngơi.
2.3. Phải liên tục học hỏi và cập nhật xu hướng mới
Mỗi giây trôi qua có hàng trăm ngàn tác phẩm sáng tạo ra đời, con người với những ý tưởng mới định hình dòng chảy liên tục của xu hướng. Thử thách của nhà thiết kế đồ họa là phải cho ra đời những điều mới lạ hay chưa từng xuất hiện, dựa trên những thứ đã tồn tại. Thời khắc những nhà thiết kế ngừng cập nhật thông tin và kiến thức cũng chính là lúc họ bị “trục xuất” khỏi vương quốc sáng tạo. Bạn có thể thất bại một sản phẩm nhưng không được phép ngừng cải thiện khả năng.
Xem thêm: Học Thiết kế đồ họa mất bao lâu?
2.4. Yêu cầu kỹ năng giao tiếp tốt để làm việc với khách hàng
Kỹ năng giao tiếp được coi là điểm yếu của một nhà Thiết kế đồ họa hằng ngày làm việc với công cụ vi tính. Tuy nhiên, để có thể dành được tối đa quyền kiểm soát những tác phẩm sáng tạo của mình, nhà thiết kế phải có khả năng giao tiếp với khách hàng. Điều này còn đòi hỏi cả sự thấu hiểu những mong muốn của khách hàng và khéo léo khơi gợi nhu cầu trong tâm trí khách hàng để phù hợp với mong muốn sáng tạo của bản thân nhà thiết kế.
2.5. Hay bị hối thúc và có nhiều sếp
Môi trường làm việc phổ biến của một chuyên viên Thiết kế đồ họa là bộ phận Marketing nội bộ của một doanh nghiệp hoặc một công ty chuyên ngành quảng cáo. Nhà thiết kế đồ họa không chỉ nhận nhiệm vụ từ quản lý trực tiếp mà còn cả những yêu cầu của khách hàng ảnh hưởng. Xuất phát từ việc họ khó có thể hiểu được những đặc tính chuyên môn thiết kế, việc mâu thuẫn về thời gian hay phát sinh ý muốn là không thể tránh khỏi.
3. Vậy có nên học ngành Thiết kế đồ họa không?
Mỗi người sẽ có định hướng và góc nhìn khác nhau về lĩnh vực Thiết kế đồ họa, vì vậy câu trả lời có hay không nên học Thiết kế đồ họa hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của bạn. Chỉ cần tìm thấy được ngọn lửa đam mê thì những thử thách lại trở thành niềm vui hằng ngày.
“Chọn đúng công việc mình yêu thích, bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong đời.”
Nếu như bạn là một người luôn mang trong mình những ý tưởng bay bổng, sự liên tưởng phong phú về hình họa, màu sắc, sự việc,…; mong muốn vượt lên khỏi những khuôn mẫu gò bó của cuộc sống; và yêu thích công nghệ, máy tính,… thì bạn chính là chân dung nhà Thiết kế đồ họa tương lai.
Và để tương lai đó đến gần hơn, hãy đến với Arena Multimedia – thương hiệu đào tạo Thiết kế đồ họa hàng đầu Châu Á – đã có mặt tại Việt Nam hơn 17 năm, đào tạo ra những thế hệ chuyên gia thiết kế sáng tạo tài năng và nổi tiếng.