Tự chụp lại thiết kế của mình là một cách để bạn làm chúng nổi bật giữa vô số những sản phẩm của các nhà thiết kế khác, nhờ đó bạn thu hút được nhiều hơn khách hàng tìm đến mình.
Bài hướng dẫn này gợi ý cho bạn những cách đơn giản để tự tay chụp những sản phẩm:
Chất liệu và thiết bị cần có.
1. Chụp hình thiết kế – Đèn ánh sáng trắng
Lý do chính để cần đèn ánh sáng trắng – đơn giản hơn là đèn Halogen – mua ở các cửa hàng thiết bị điện, chúng giúp sản phẩm của bạn tự nhiên, hài hoà dưới ánh sáng “ban ngày”.
2. Chụp hình thiết kế – Đèn bàn
Một chiếc đèn bàn có thể điều chỉnh linh hoạt giúp bạn chủ động chọn các hướng tuỳ ý. Điều này giúp bạn tuỳ chọn hướng bóng đổ cho hợp lý với sản phẩm.
3. Tấm giấy lớn làm nền
Màu của tấm giấy sẽ tạo nên không khí của portfolio của bạn. Tốt hơn là bạn nên dùng loại dấy có chất liệu mịn hơn là chất liệu thô.
4. Chụp hình thiết kế – Một chiếc DSLR hoặc một máy ảnh có thể chỉnh điểm ngắm
Là một nhà thiết kế thì chiếc máy ảnh là một công cụ khó thể thiếu, không chỉ giúp bạn ghi lại những ý tưởng, mà còn giúp bạn khoe những sản phẩm của mình. Một chiếc DSLR thích hợp với bạn, nếu bạn không có nhiều kinh phí, có thể chọn loại máy cũ trong khoảng 5-10tr.
5. Tripod – Chân máy
Tripod dùng để chắc chắn hình ảnh của bạn được sắc nét nhất.
6. Chụp hình thiết kế – Cáp bấm từ xa
Cáp bấm từ xa cùng với tripod dùng để đảm bảo bạn không chạm tay vào máy, tránh đi những rung động nhỏ để hình ảnh thêm sắc nét.
Sắp xếp sản phẩm để chụp
Dẫu sao thì chụp sản phẩm của bạn trong một không gian thông thoáng cũng tốt hơn. Tuy vậy cũng không vấn đề gì nếu căn phòng của bạn hơi bầy bừa. Nhưng cần chú ý chọn địa điểm có nhiều áng sáng mặt trời, điều này giúp sản phẩm của bạn sắc nét nhất.
Bước 1: Tìm cảm hứng.
Trước khi chụp sản phẩm, bạn nên tham khảo những góc độ trên các tấm hình của nhiều nhà thiết kế khác. Trang Behance là một nơi phù hợp để bạn có thêm ý tưởng trước khi chụp.
Bước 2: Sắp xếp các sản phẩm
Bước kế tiếp là đặt đèn ở vị trí phù hợp. Việc đặt đèn hợp lý sẽ tạo ra những bóng đổ hợp lý. Nếu bạn sử dụng 2 hoặc 3 đèn khác nhau sẽ làm nhẹ những bóng đổ có trên tấm hình.
Nếu bạn muốn tấm hình có chiều sâu, tôi khuyên bạn nên đặt một vật nhỏ phía dưới sản phẩm để tạo một độ nghiêng nhỏ.
Bước 3: Tìm điểm để lấy nét (focus point)
Việc lấy nét rất quan trọng khi chụp hình sản phẩm. Trong tấm hình dưới, tôi muốn chỉ ra kỹ thuật gấp French (french folding).
Bước 4: Cài đặt máy ảnh
ISO nên ở khoảng 100-200. Nó làm tấm hình mịn và sắc nét. Nếu bạn muốn lấy nét trên sản phẩm và mờ những thứ còn lại, chuyển qua chế AV (ưu tiên khẩu độ) và sử dụng khẩu độ thấp. Trong trường hợp này tôi để khẩu là 4.5.
Bước 5: Thử với nhiều vị trí khác nhau
Để thử những vị trí khác nhau, chắc chắn rằng mỗi sản phẩm được chụp nhiều lần ở các góc độ khác nhau. Điềy này giúp sản phẩm của bạn có sự khác biệt và độc đáo.
Bước 6: Chụp sản phẩm từ phía trên
Nếu bạn định chụp một cuốn sách, tốt hơn là để máy ở phía trên cao. Nó giúp bạn lấy được hình đầy đủ và giữ cùng một bố cục.
Chỉnh sửa tấm hình
Bạn nên chụp các hình ảnh trong định dạng RAW, nó giúp bạn tuỳ chỉnh được nhiều thứ trên tấm hình. Cân bằng trắng, phơi sáng… cố gắng để các chỉ số tương tự nhau để các tấm hình có sự thống nhất.
Tìm hiểu thêm về các tin tức khác về Multimedia truy cập tại đây!