Nếu bạn đã quyết định theo đuổi ngành Thiết kế đồ họa thì việc tìm hiểu rõ về những vị trí và công việc xung quanh lĩnh vực này sẽ giúp bạn định hướng đúng đắn con đường sự nghiệp tương lai cho mình. Trong bài viết này Arena sẽ bật mí cho bạn các ngành nghề liên quan đến Thiết kế đồ họa và cung cấp cái nhìn chi tiết về công việc đối với từng ngành nghề. Bạn còn chần chờ gì mà không tìm hiểu ngay thôi.
1. Giám đốc nghệ thuật – Art Director
Giám đốc nghệ thuật là những người chịu trách nhiệm định hướng phong cách và hình ảnh trực quan trên tạp chí, báo chí, bao bì sản phẩm và các tác phẩm điện ảnh – truyền hình. Họ tạo ra thiết kế tổng thể của một dự án và chỉ đạo những đội nhóm triển khai tác phẩm nghệ thuật và nội dung liên quan.
Giám đốc nghệ thuật thường giám sát công việc của các nhà thiết kế đồ họa, nhà sản xuất, các nghệ sĩ để sáng tạo nên những sản phẩm cơ bản bao gồm:
- Các ấn phẩm xuất bản như: tạp chí, báo giấy;
- Hình ảnh phục vụ cho truyền hình, phim truyện;
- Bối cảnh sự kiện biểu diễn, buổi hòa nhạc, lễ hội;
- Sản phẩm phục vụ chiến dịch quảng cáo;
Đối với mỗi dự án thiết kế đồ họa, giám đốc nghệ thuật xác định phong cách tổng thể cũng như thông điệp truyền đạt trực quan đến đối tượng khán giả mục tiêu. Họ thể hiện ý tưởng, định hướng và yêu cầu của mình với các graphic designer. Sau đó các designer sẽ tạo ra các sản phẩm trực quan như hình minh họa, đồ họa, ảnh chụp, infographic, kiểu chữ, đồ thị, hoặc những bản thiết kế sân khấu và phim trường, dựa trên tầm nhìn của giám đốc nghệ thuật.
Có thể nói Giám đốc nghệ thuật là vị trí cấp cao trong các ngành nghề liên quan đến Thiết kế đồ họa. Đây cũng là vị trí mà rất nhiều graphic designer mong muốn hướng đến trong sự nghiệp của mình. Ở cương vị Art Director, bạn không chỉ thực hiện một sản phẩm đồ họa chuyên biệt mà quản lý một đội nhóm triển khai các chiến dịch/ dự án dài kì. Đặc biệt, sự ảnh hưởng phong cách của một Giám đốc sáng tạo tới nền công nghiệp thiết kế là cực kỳ lớn.
2. Quản lý marketing – Marketing Manager
Trong thế giới kinh doanh hàng hóa và dịch vụ, các Nhà quản lý Marketing luôn hướng đến mục tiêu gia tăng sự quan tâm của thật nhiều khách hàng đến sản phẩm của họ. Chính vì vậy, trong đội nhóm của họ luôn cần tới những graphic designer để tạo ra các sản phẩm thiết kế đồ họa – yếu tố trực quan không thể thiếu trong bất cứ chiến lược marketing nào.
Các nhà quản lý marketing làm việc chặt chẽ với các giám đốc điều hành để theo dõi các xu hướng, phân tích, tổng hợp dữ liệu về thị trường cũng như sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Từ đó, họ xây dựng kế hoạch quảng bá cho sản phẩm hoặc dịch vụ và trực tiếp làm việc với các graphic designer tạo nên các thiết kế đồ họa quảng cáo thúc đẩy kinh doanh.
Xem thêm: Mọi thứ về Thiết kế đồ họa quảng cáo – Marketing Graphic Design
3. Giám đốc sáng tạo – Creative Director
Giám đốc sáng tạo là người đưa ra các quyết định sáng tạo cấp cao, từ đó họ giám sát quá trình hình thành tác phẩm sáng tạo như hình ảnh quảng cáo, video, sự kiện hoặc nhận diện thương hiệu. Các vị trí giám đốc sáng tạo thường được tìm thấy trong ngành thiết kế đồ họa, phim ảnh, âm nhạc, trò chơi điện tử, thời trang, quảng cáo, truyền thông hoặc giải trí, hoặc các công ty phát triển web và phát triển phần mềm.
Giám đốc sáng tạo là một vai trò quan trọng trong tất cả các ngành liên quan đến thiết kế đồ họa và giải trí. Trách nhiệm của giám đốc sáng tạo cơ bản bao gồm: Chỉ đạo thiết kế truyền thông, thiết kế tương tác và chuyển tiếp ý tưởng trong bất kỳ công việc nào được giao.
Giám đốc sáng tạo được biết đến là người hướng dẫn đội ngũ nhân viên có kỹ năng và kinh nghiệm liên quan đến thiết kế đồ họa, mỹ thuật, đồ họa chuyển động và các lĩnh vực công nghiệp sáng tạo khác. Đây cũng là vị trí quản lý mà nhiều nhà thiết kế đồ họa tập trung hướng đến.
4. Nghệ nhân thủ công và mỹ nghệ – Craft and Fine Artists
Các nghệ nhân thủ công và mỹ nghệ làm việc với nhiều chất liệu khác nhau, bao gồm gốm sứ, thủy tinh, dệt may, gỗ, kim loại, giấy, tre, nứa,… Họ sử dụng những vật liệu này để tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, chẳng hạn như đồ gốm, mền, kính màu, đồ nội thất, đồ trang sức, quần áo,… Nhiều nghệ nhân thủ công sử dụng các kỹ thuật thiết kế đồ họa như vẽ tranh, phác thảo và in ấn – để thêm các nét hoàn thiện cho sản phẩm của họ.
Các nghệ nhân thường trưng bày tác phẩm của họ trong bảo tàng, trong các phòng trưng bày nghệ thuật thương mại hoặc phi lợi nhuận, tại hội chợ thủ công, trong các bộ sưu tập của công ty, trên nền tảng kỹ thuật số và tại nhà riêng.
Một số tác phẩm nghệ thuật của họ có thể được ủy quyền (do khách hàng yêu cầu), nhưng hầu hết được bán bởi nghệ sĩ hoặc thông qua các phòng trưng bày hoặc đại lý nghệ thuật tư nhân.
5. Nhà xuất bản – Publishers
Nhiều người cho rằng công việc xuất bản không hề liên quan đến Thiết kế đồ họa, nhưng thực tế đây lại là hai ngành nghề có mối quan hệ rất gần gũi. Nhà xuất bản cần sử dụng phần mềm chuyên dụng để thiết kế đồ họa hoặc bố cục trang cho báo, sách, tài liệu quảng cáo và các mặt hàng khác được in hoặc xuất bản trực tuyến.
Nhà xuất bản thường làm việc với những người làm công tác thiết kế, truyền thông – quảng cáo bao gồm nhà văn, biên tập viên và các graphic designer. Thông thường, nhà xuất bản làm việc với các nhà thiết kế đồ họa để đưa ra hình ảnh bổ sung cho văn bản và phù hợp với nội dung có sẵn.
6. Các nhà phát triển web – Web Developer
Trong các ngành ngành nghề liên quan đến Thiết kế đồ họa, Web Developer là nghề được săn đón hàng đầu hiện nay. Các nhà phát triển web tạo và duy trì các trang web. Họ chịu trách nhiệm về các khía cạnh kỹ thuật của trang web, chẳng hạn như hiệu suất, dung lượng, tốc độ và lượng truy cập của mà trang web có thể xử lý.
Về khía cạnh đồ họa hiển thị, nhà phát triển web quản lý, sáng tạo và thử nghiệm bố cục trang web hoặc giao diện, các chức năng và điều hướng đảm bảo thuận tiện cho người dùng. Trong quá trình thực hiện công việc này họ phải áp dụng rất nhiều kiến thức liên quan đến ngành Thiết kế đồ họa.
Khi tạo một trang web, các nhà phát triển web và các designer tập trung thực hiện 2 yếu tố thông điệp truyền tải và chức năng xử lý của trang web. Họ xây dựng các loại trang web cụ thể, chẳng hạn như trang web thương mại điện tử, tin tức hoặc trò chơi, để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Các loại trang web khác nhau yêu cầu các ứng dụng khác nhau. Ví dụ: một trang web trò chơi phải có khả năng xử lý đồ họa nâng cao, trong khi một trang thương mại điện tử sẽ cần một ứng dụng xử lý thanh toán.
Nhà phát triển quyết định các ứng dụng và thiết kế nào sẽ phù hợp nhất với trang web. Trong khi đó nhà thiết kế đồ họa tập trung vào giao diện và khả năng sử dụng của các yếu tố này trên các trình duyệt hoặc thiết bị di động..
7. Nhà thiết kế công nghiệp – Industrial Designer
Các nhà thiết kế công nghiệp tập trung phát triển chức năng của các sản phẩm được sản xuất, chẳng hạn như ô tô, thiết bị gia dụng, đồ chơi,… Họ kết hợp nghệ thuật thiết kế đồ họa, kinh doanh và kỹ thuật để tạo ra các sản phẩm mà mọi người sử dụng hàng ngày.
Các nhà thiết kế công nghiệp cũng xem xét chức năng, tính thẩm mỹ, chi phí sản xuất và khả năng sử dụng của sản phẩm khi phát triển sản phẩm.
8. Nghệ sĩ đa phương tiện và hoạt hình – Multimedia Artists and Animators
Các nghệ sĩ đa phương tiện và hoạt hình làm việc trên đa dạng các nền tảng phương tiện truyền thông. Một số tập trung vào việc tạo phim hoạt hình hoặc trò chơi điện tử. Những người khác tạo hiệu ứng hình ảnh mô phỏng (CGI) cho phim ảnh và chương trình truyền hình. Các họa sĩ hoạt hình khác thiết kế khung cảnh hoặc hình nền cho các địa điểm.
Thông thường, nghệ sĩ đa phương tiện và hoạt hình làm việc theo nhóm để phát triển các dự án lớn từ phim truyện, hiệu ứng hình ảnh hoặc trò chơi điện tử. Nhiều thành viên đảm nhiệm một phần của dự án, và sau đó các phần này được ghép lại với nhau để tạo ra một hình ảnh động gắn kết hoàn chỉnh. Trong suốt quá trình này họ thường phải áp dụng rất nhiều kiến thức liên quan đến Thiết kế đồ họa, đặc biệt là kiến thức về Thiết kế đồ họa 3D.
Nếu bạn đang định hướng lựa chọn theo đuổi ngành Mỹ thuật đa phương tiện thì đừng bỏ qua bài viết 8 Điều cần biết để trở thành Chuyên gia Mỹ thuật đa phương tiện
Trên đây là toàn bộ thông tin về các ngành nghề liên quan đến Thiết kế đồ họa. Có thể thấy, việc học Thiết kế đồ họa sẽ giúp bạn ứng dụng được trong rất nhiều ngành nghề. Nếu bạn còn băn khoăn về ngành Thiết kế đồ họa, hãy liên hệ Arena Multimedia để được tư vấn chính xác nhất.
Thông tin liên hệ:
TP.HCM
Email: [email protected]
* ARENA Nguyễn Đình Chiểu
212-214 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3
Tel: 1800 1525
* ARENA Hồ Văn Huê
43R/12 Hồ Văn Huê, P.9, Q.Phú Nhuận
Tel: 1800 6325
* ARENA Tân Bình
Số 6 Tân Kỳ Tân Quý (gần Etown), Q.Tân Bình
Tel: 1800 2074
* ARENA Lê Tuấn Mậu
136 Lê Tuấn Mậu, Quận 6
Tel: 1800 2046
HÀ NỘI
Email: [email protected]
* ARENA Trúc Khê
80 Trúc Khê, Q. Đống Đa
Tel: 1800 1542
* ARENA Phạm Văn Bạch
D29 Phạm Văn Bạch, Q. Cầu Giấy
Tel: 1800 1542
* ARENA Trần Phú
110 Trần Phú, Q. Hà Đông
Tel: 1800 1542